“Sát Trung Quốc”: Việt Nam có 3 cảng biển lọt top 100 cảng container lớn nhất thế giới

© Depositphotos.com / XuanhuonghoCảng Cát Lái.
Cảng Cát Lái. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.11.2022
Đăng ký
Hải Phòng, TP.HCM và Cái Mép là ba cảng biển của Việt Nam lọt vào top 100 cảng cảng container lớn nhất thế giới.
Theo công bố của tạp chí hàng hải Lloyd's List (Anh), bất chấp ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, nhưng nhờ có nỗ lực lớn, kinh tế Việt Nam phục hồi rất tốt, chỉ số hàng hoá qua cảng cảng biển của đất nước cho thấy nhiều tín hiệu lạc quan.

3 cảng biển Việt Nam lọt top 100 cảng cảng container lớn nhất thế giới

Ngày 14/11, Tổng cục Thống kê (GSO) thông tin cho biết, Việt Nam có 3 cảng biển lọt vào top 100 cảng cảng container lớn nhất thế giới theo danh sách vừa công bố của Lloyd's List, Anh.
Cụ thể, Tổng cục Thống kê dẫn thông tin từ cổng thông tin Chính phủ cho hay, mới đây, tạp chí hàng hải Lloyd’s List của Vương quốc Anh đã đưa ra bảng xếp hạng 100 cảng container năm 2022 – đây là những cảng biển có lưu lượng hàng hóa qua cảng lớn nhất thế giới.
“Trong đó, Việt Nam có 3 cảng ở trong danh sách này, bao gồm Hải Phòng, TP.HCM và Cái Mép. Đây đều là những cảng biển cũng được Lloy’s List đánh giá có tốc độ tăng trưởng tốt”, theo GSO.
Thượng Hải của Trung Quốc hiện vẫn là cảng container lớn nhất thế giới. Thượng Hải cũng là thành phố cảng biển có lượng hàng hoá trung chuyển đứng số 1 toàn cầu, nơi ra vào của khoảng 2.000 tàu biển mỗi tháng - theo World Port Source.
Theo Lioyds, trong top 5 cảng bận rộn nhất thế giới thì có đến 4 cái tên của Trung Quốc gồm Cảng Thượng Hải (Trung Quốc), Cảng Singapore (Singapore), Cảng Ninh Ba- Châu Sơn (Trung Quốc), Cảng Thâm Quyến (Trung Quốc) và Cảng Quảng Châu (Trung Quốc).

Vận tải biển đang khởi sắc

Theo tạp chí Lloyd's List, các cảng container trên toàn cầu đã trải qua một năm khắc nghiệt khi đại dịch Covid-19 gây ra những làn sóng chấn động khắp lĩnh vực vận chuyển hàng hải. Sang năm 2021, đà hồi phục rõ rệt hơn và ngành vận tải biển đang đứng vững trở lại.
“Khi thế giới dần học cách chung sống linh hoạt với đại dịch và hầu hết các nền kinh tế trên toàn cầu dần mở cửa trở lại, hoạt động ở nhiều khu cảng rầm rộ hơn và trao đổi thương mại, kinh doanh đã khởi sắc thời gian qua”, tạp chí nhận định.
Ngành hàng hải đã chứng kiến tổn thất nghiêm trọng về sụt giảm khối lượng từ năm 2020 - lần thứ hai trong lịch sử khối lượng vận chuyển qua kênh vận tải biển bị giảm kỷ lục sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008-2009.
Danh sách 100 cảng container lớn nhất thế giới lần này đạt mức tăng trưởng tổng khối lượng hơn 7% và tổng lượng container nâng lên là 676,1 triệu teus - số lượng đủ lớn để bù đắp cho sự sụt giảm và những mất mát trong năm 2020.
Dù vậy, năm 2021 vẫn được đánh giá là một năm ngành vận tải biển bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tình trạng tắc nghẽn và gián đoạn.

“Tình trạng giãn đoạn chuỗi cung ứng tiếp tục diễn biến căng thẳng. Điều này đã làm mất đi khoảng thời gian 12 tháng hiệu quả đối với các cảng container trên thế giới”, theo Lloyd's List.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.06.2022
Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin về việc 100 container hạt điều đã được trả cho doanh nghiệp Việt

Cảng TP.HCM: Kỳ vọng vào dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Cục Hảng hải Việt Nam - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) nêu thông tin, theo bảng xếp hạng Lloyd’s List đưa ra, cảng biển TP.HCM xếp thứ 22 với sản lượng thông qua là 7,9 triệu Teus trong năm 2021 và tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 1,3% so với năm 2020.
“Đây là cảng giữ vững vị thế trong bối cảnh kinh tế cả nước tăng trưởng còn chậm sau đại dịch”, Cục Hàng hải nhấn mạnh.
Tạp chí hàng hải hàng đầu thế giới có trụ sở tại Anh này cho biết, Việt Nam có thể phát triển để nằm trong một chuỗi cung ứng chiến lược với cảng biển TP.HCM.
“Tương lai của cảng biển TP.HCM có thể mở rộng hơn nữa và khu vực này cũng đang có những thay đổi quan trọng”, theo Lloyd's List.
Ở đây, cần đặc biệt chú ý đến dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ gần cảng biển TP.HCM với trị giá đầu tư dự kiến 6 tỷ USD.
Nếu được phê duyệt, Cần Giờ có thể là cảng trung chuyển lớn nhất của Việt Nam và có tác dụng giao thương đáng kể với các nước trong khu vực.

Cảng Cái Mép là điểm sáng khu vực Đông Nam Á

Trong danh sách của Lloyd’s List, cảng biển Cái Mép ở vị trí thứ 32, có lượng hàng thông qua đạt 5,32 triệu Teus vào năm 2021.
“Cảng Cái Mép là điểm sáng tại khu vực Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng sau đại dịch khoảng 22%”, theo Lloyd’s List.
Tạp chí hàng hải này đánh giá, sự tăng trưởng ấn tượng của cảng Cái Mép được tạo động lực từ sau khi Cái Mép có thêm cảng Gemalink (với 25% cổ phần của hãng tàu lớn thế giới CMA-CGM) đi vào hoạt động.
Cảng này được kỳ vọng sẽ đón được khoảng 1,4 triệu Teus thông qua trong năm 2022.
Ngoài ra, tại Cái Mép, Cảng quốc tế Tân Cảng-Cái Mép (TCIT) đã thông qua hơn 2 triệu Teus trong 2 năm liên tiếp và đón những chuyến tàu lớn.
Trong khi đó, Cảng Quốc tế Cái Mép CMIT lại đón những chuyến tàu của các hãng tàu lớn thế giới như Maersk Lines, Cosco, OOCL… với trọng tải tàu có thể tiếp nhận lên tới hơn 200.000 DWT.

Vị thế vững chắc của cảng Hải Phòng

Việc sở hữu vị trí địa lý thuận lợi sát ngay công xưởng của thế giới - Trung Quốc, cùng các cảng biển thuận lợi cho đường vận chuyển với Á – Âu, ngành vận tải biển Việt Nam được dự báo có cơ hội tăng trưởng rất lớn.
Trong danh sách mới công bố của Lloyd's List, cảng biển Hải Phòng giữ vị trí thứ 38, có sản lượng hàng năm 2021 đạt 5,69 triệu Teus, tăng trưởng khoảng 10,8% so với năm đại dịch 2020.
Lloyd’s List đánh giá tốc độ tăng trưởng về sản lượng hàng hóa của cảng biển Hải Phòng năm 2021 đã tăng gấp đôi so với năm 2012.
Thêm vào đó, nhiều tuyến tàu container kết nối trực tiếp từ Hải Phòng đi các nước châu Á và Mỹ đã được hình thành, cũng như phát triển nhiều tuyến dịch vụ mới xuất phát từ cảng biển Hải Phòng trong thời gian qua như tuyến từ Việt Nam đến bờ Tây nước Mỹ, từ Việt Nam tới Tây Ấn Độ, mở ra thêm nhiều cơ hội cho đất nước.
Cùng với đó, các cảng biển tại đây cũng được đánh giá có sự tăng trưởng về lưu lượng hàng hóa.
Trong đó, cảng Tân Vũ tại Lạch Huyện đạt sản lượng tốt nhất khi có hơn 1 triệu Teus thông qua trong năm 2021.
Transcontainer - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.05.2022
Hãng vận hành đường sắt container khai trương dịch vụ sắt mới từ Việt Nam sang Nga
Đánh giá về Việt Nam, tựu chung lại, tạp chí Lloyd's List cho rằng, mặc dù trải qua nhiều tháng liền bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid -19 nhưng với những nỗ lực lớn, nền kinh tế Việt Nam đã và đang phục hồi tốt.
Đặc biệt, các chỉ số hàng hóa qua cảng container cho thấy nhiều dấu hiệu lạc quan của Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала