Cách thức luân chuyển dòng tiền trong quỹ "Em có chút quà gửi anh" của bà Nhàn AIC

© Ảnh : Phạm Trung Kiên - TTXVNCơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an yêu cầu các bị can trong vụ án AIC ra đầu thú
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an yêu cầu các bị can trong vụ án AIC ra đầu thú - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.11.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Nguồn tiền ban thư ký tài chính của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn có được là từ việc nâng khống giá thiết bị do các công ty sân sau chuyển về nhập quỹ của ban.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã làm rõ nguồn gốc toàn bộ số tiền mà bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và thuộc cấp tại AIC chi để hối lộ cho cựu bí thư, cựu chủ tịch tỉnh Đồng Nai cùng nhiều lãnh đạo sở, ngành địa phương.
Theo kết luận điều tra, AIC là doanh nghiệp được cổ phần hóa từ Trung tâm Xuất khẩu lao động Tralacen thuộc Công ty Xây dựng và Thương mại, sau đó chuyển thành Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại của Bộ GTVT. Doanh nghiệp này hoạt động từ 2005 với vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ đồng về lĩnh vực trang thiết bị, dụng cụ y tế. Đến lần đăng ký thay đổi lần thứ 9, doanh nghiệp này tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng. Người đại diện theo pháp luật là bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.
Sau khi tỉnh Đồng Nai lập dự án Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, để AIC được chỉ định tham gia, trúng 16 gói thầu cung cấp trang thiết bị y tế tại dự án này với tổng trị giá 665 tỉ đồng, bà Nhàn đã thiết lập mối quan hệ với lãnh đạo từ tỉnh ủy đến sở, ngành.
Xe cảnh sát tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.11.2022
Chưa bắt được bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Việt Nam kê biên tài sản ‘khủng’ của Chủ tịch AIC
Cùng với đó, bà Nhàn còn thành lập ban thư ký tài chính do Nguyễn Thị Thu Phương (hiện đã xuất cảnh khỏi Việt Nam) làm trưởng ban. Theo chức năng, ban thư ký tài chính thực hiện việc thu chi đối ngoại theo chỉ đạo của Nhàn. Mọi hoạt động đều ghi chép sổ sách, cập nhật trên máy tính riêng của ban, nhưng không hạch toán kế toán Công ty AIC.
"Nguồn tiền ban thư ký tài chính có được là tiền từ các công ty hợp tác chuyển về do ký các hợp đồng mua bán hàng hóa với giá cao, sau đó rút tiền chuyển về nhập quỹ của ban", kết luận nêu.
Từ năm 2011 đến năm 2020, nhóm nhân viên Công ty AIC gồm Đặng Minh Tâm, Trịnh Thị Vân Khánh, Phan Thị Hảo Thư, Trần Kiên và Lê Thị Ngọc Anh cùng một số người đã nhận tiền từ quỹ của ban thư ký tài chính để chuyển vào tài khoản của Hoàng Thị Phương Anh, nhân viên Công ty TNHH Tư vấn Công nghệ và Thương mại tổng hợp Nam Bộ (cũng là công ty do bà Nhàn thành lập, điều hành).
Mỗi lần nhận được chỉ đạo của Nguyễn Thị Thu Phương, Phương Anh rút tiền mặt để giao cho bà Nhàn và thuộc cấp mang đi "bôi trơn", chi "ngoại giao" cho các cá nhân là lãnh đạo tỉnh, sở, ngành và chủ đầu tư và chủ đầu tư ở thời điểm đó.
Với cách thức luân chuyển dòng tiền trên, Bộ Công an cho rằng Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng thuộc cấp đã đưa hối lộ tổng số tiền 43,8 tỷ đồng cho các ông Trần Đình Thành (cựu Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai), Đinh Quốc Thái (cựu chủ tịch tỉnh) và Phan Huy Anh Vũ (cựu Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai).
Chủ tịch Đinh Quốc Thái và Trần Đình Thành Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai tại cuộc họp giao ban năm 2016 - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.10.2022
Bóng dáng của bà Nhàn AIC trong vụ cựu lãnh đạo Đồng Nai bị bắt
Theo Bộ Công an, giai đoạn 2011-2020, tổng số tiền mà nhân viên của ban thư ký tài chính chuyển cho Phương Anh là 495,5 tỷ đồng.
Quá trình điều tra, Phương Anh khai sau khi nhận được tiền chuyển khoản, cô đều trực tiếp rút và đưa cho bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn hoặc phó tổng giám đốc Trần Mạnh Hà. Số tiền mỗi lần nhận và rút ra từ 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra đã thu thập toàn bộ sao kê tài khoản tại các ngân hàng trên của Hoàng Thị Phương Anh để xác định số tiền Phương Anh nhận và sử dụng. Đồng thời, cơ quan điều tra trích xuất được một số dữ liệu do nhân viên ban thư ký tài chính còn lưu tại USB cá nhân thể hiện số tiền bà Nhàn và thuộc cấp đã đưa các bị can Trần Đình Thành, Đinh Quốc Thái, Phan Huy Anh Vũ và Bồ Ngọc Thu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала