Thực hư tin đồn giữa ‘ông lớn’ xây dựng Việt Nam Coteccons và đế chế Vạn Thịnh Phát

© Ảnh : Đ.SƠN/ Thanh NiênDự án Thuận Kiều Plaza thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Dự án Thuận Kiều Plaza thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.11.2022
Đăng ký
CTCP Xây dựng Coteccons (mã CTD), một trong những doanh nghiệp đầu ngành xây dựng Việt Nam vừa phải lên tiếng về các tin đồn tiêu cực liên quan đế chế Vạn Thịnh Phát của “bà trùm” bất động sản Trương Mỹ Lan.
Coteccons bị xuyên tạc về quan hệ với Vạn Thịnh Phát ở 2 dự án Alpha Hill và IFC Saigon Tower One và khẳng định, các dự án xây dựng mà công ty đang thi công không liên quan đến các chủ đầu tư bất động sản (Vạn Thịnh Phát) như một số tin đồn lan truyền trên mạng.

Coteccons nói về tin đồn liên quan Vạn Thịnh Phát

Ngày 16/11, CTCP Xây dựng Coteccons (mã CTD) vừa có thông cáo gửi đến cổ đông về tình hình hoạt động của công ty, trong đó có các dự án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Động thái của “ông lớn” ngành xây dựng Việt Nam liên quan đến hàng loạt tin đồn tiêu cực về các khoản phải thu với Vạn Thịnh Phát trong bối cảnh giá cổ phiếu trồi sụt nhiều phiên gần đây.
Công bố về việc trích lập dự phòng tại một số dự án, Coteccons khẳng định các dự án xây dựng mà công ty đang thi công không liên quan đến các chủ đầu tư bất động sản (Vạn Thịnh Phát) như một số tin đồn.
“Coteccons khẳng định các dự án xây dựng mà công ty đang thi công không liên quan đến các chủ đầu tư bất động sản như một số tin đồn lan truyền trên mạng”, Coteccons nêu rõ.
Đối với các công trình đã hoàn thành để lại từ thời gian 2020 về trước có liên quan đến chủ đầu tư Vạn Thịnh Phát, công ty đã thực hiện trích lập dự phòng cho 2 dự án Alpha Hill và IFC Saigon Tower One với tổng số tiền 41,9 tỷ đồng.
Cụ thể, khoản phải thu đối với dự án Alpha Hill (số 87 Cống Quỳnh, quận 1, TP.HCM) là 34 tỷ đồng, đã thực hiện trích lập dự phòng 34 tỷ đồng.
Khoản phải thu đối với dự án IFC Tower One (34 Tôn Đức Thắng, quận 1, TP.HCM) là 7,9 tỷ, đã thực hiện trích lập 7,9 tỷ đồng.
“Coteccons không chấp nhận đánh đổi việc bỏ thầu giá thấp để lấy dự án”, lãnh đạo CTD nhắc lại.

Trái phiếu

Công bố về danh mục trái phiếu công ty đang nắm giữ, CTCP Xây dựng Coteccons cho biết 100% danh mục là trái phiếu có tài sản đảm bảo.
CTD cũng cam kết mua lại từ tổ chức uy tín, danh mục đầu tư đa dạng với hơn 6 tổ chức phát hành.
Công ty xây dựng lớn của Việt Nam này khẳng định trái phiếu trong danh mục nắm giữ không liên quan đến các tổ chức phát hành như một số nguồn tin không chính xác trên mạng xã hội.
Theo CTD, danh mục trái phiếu nắm giữ của công ty có thỏa thuận mua lại với kỳ hạn không quá 1 năm hưởng lãi suất từ 7,5-12% vẫn đang được các tổ chức phát hành thanh toán cả lãi và gốc đầy đủ.
Cụ thể, công ty đã thu về 469 tỷ đồng trên số trái phiếu nắm giữ cuối kỳ quý 2/2022.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.11.2022
Trái phiếu An Đông căng thẳng, SCB tăng đối thoại với người dân sau vụ Vạn Thịnh Phát

Thuế

Cũng tại thông báo mới ban hành, về việc trích lập dự phòng các dự án rủi ro, Coteccons khẳng định, đã chủ động trích lập dự phòng 961 tỷ cho các khoản phải thu của khách hàng mà công ty đã ghi nhận doanh từ năm 2020 trở về trước.
CTD nêu rõ, đối với việc trích lập dự phòng, công ty vẫn đang phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo quy định.
Công ty đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 43 tỷ đồng cho kết quả kinh doanh của năm 2021 với lợi nhuận trước thuế là 38 tỷ đồng.
“Tuyệt đối không phải vì mục đích để lợi nhuận âm nhằm không phải nộp thuế như tin đồn đang lan truyền trên mạng xã hội”, Coteccons cho hay.
Lãnh đạo Coteccons đang tiến hành các biện pháp cần thiết để thu hồi công nợ. Những khoản dự phòng cho dự án được đánh giá rủi ro sẽ được hoàn nhập ngay sau khi công ty hoàn tất việc thu hồi.

Cổ phiếu CTD giảm

Không nằm ngoài xu hướng cổ phiếu của các công ty bất động sản và xây dựng thời gian qua, CTD đã giảm 61% kể từ giữa tháng 9 đến nay, từ vùng giá 69.000 đồng xuống 26.000 đồng.
Còn tính từ mức đỉnh 113.000 đồng hồi đầu năm thì cổ phiếu của Coteccons đã “bốc hơi” 76% giá trị.
Trước tình hình này, Coteccons tin rằng, những bất ổn và triển vọng kém tích cực về kinh tế – chính trị thế giới cũng như biến động của thị trường bất động sản đã tác động lên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian gần đây.
Chỉ số VN-Index giảm hơn 40% kể từ đỉnh năm 2022, cổ phiếu Coteccons cũng bị ảnh hưởng trong xu hướng đó.
“Sự sụt giảm về thị giá cổ phiếu và việc lan truyền những thông tin không chính xác về triển vọng phát triển của Coteccons đã gây hoang mang đến cổ đông”, doanh nghiệp nói.
Đồng thời, Coteccons cam kết thực hiện nguyên tắc công bằng, mọi câu hỏi của cổ đông sẽ luôn được lắng nghe, bất kể là cổ đông lớn hay cổ đông thiểu số.

Coteccons đang kinh doanh ra sao?

Theo báo cáo tài chính quý 3/2022, Coteccons ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.113 tỷ đồng, tăng 191% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên do giá cả nhân công và nguyên vật liệu tăng cao khiến biên lợi nhuận giảm từ 1,57% cùng kỳ năm ngoái xuống 1,06%. Kết quả, công ty lỗ ròng 3,5 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2021 lỗ gần 12 tỷ đồng.
Luỹ kế 9 tháng, Coteccons đạt 8.307 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ còn 1,8 tỷ sau hai quý thua lỗ, so với 9 tháng đầu năm 2021 lãi 87 tỷ đồng.
Cuối quý 3, Coteccons có 1.651 tỷ đồng tiền, tương đương tiền và tiền gửi có kỳ hạn; cùng với khoản đầu tư trái phiếu 767 tỷ.
Trong 9 tháng, Coteccons thu về 200 tỷ tiền lãi từ cho vay, đầu tư trái phiếu và lãi tiền gửi. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn dành 255 tỷ để đầu tư vào cổ phiếu (TCB, FPT...), chứng chỉ quỹ song đã phải phải trích lập dự phòng giảm giá gần 37 tỷ đồng.
Quy mô tài sản cuối quý III của Coteccons là 17.757 tỷ đồng, tăng 18% so với đầu năm, chủ yếu do tăng khoản phải thu và hàng tồn kho. Trong đó, khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của Coteccons là phải thu ngắn hạn (đa phần là phải thu từ khách hàng) là 10.310 tỷ, tăng gần 12% sau một quý và tăng hơn 20% so với đầu năm.
Công tác SAT được tiến hành tại công trường nhà Ga S9 - Kim Mã của dự án. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.04.2021
Coteccons làm gì để duy trì vị thế nhà thầu lớn nhất Việt Nam?
Coteccons cũng có khoản nợ xấu phải thu 484 tỷ đồng với Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi sao Việt - đơn vị thành viên của Tân Hoàng Minh, 122 tỷ nợ xấu ở CTCP Đầu tư Minh Việt và 540 tỷ ở nhóm khách hàng khác.
“Công ty sẽ xử lý các hành vi tung tin đồn thất thiệt, xuyên tạc, bịa đặt gây thiệt hại cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật”, thông cáo của Coteccons nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала