Động thái nóng của SCB và top các ngân hàng có lãi suất cao nhất Việt Nam

© Ảnh : SCBNgân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB)
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.11.2022
Đăng ký
Ngân hàng TMPC Sài Gòn (SCB) hiện đang dẫn đầu cuộc đua lãi suất huy động ở Việt Nam với nhiều động thái hút tiền gửi ồ ạt khi thị trường đang có nhiều biến động.
Trong khi đó, cuộc đua lãi suất tiền gửi vẫn “nóng” ở Việt Nam khi lãi suất huy động ồ ạt tăng tại nhiều ngân hàng thương mại và mức 9%/năm trở nên phổ biến.
Theo ghi nhận, hiện có ít nhất 8 ngân hàng lớn trên toàn hệ thống đưa ra mức lãi suất huy động khách hàng cá nhân rất cao - 9%/năm trở lên, trong đó chủ yếu áp dụng với các khoản tiền gửi trực tuyến (online).

Techcombank tăng tốc trong cuộc đua lãi suất

Tại thông báo mới nhất của mình, ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Techcombank đưa ra biểu lãi suất huy động khách hàng cá nhân áp dụng từ ngày 15/11 với mức tăng 0,3 điểm % ở hầu hết kỳ hạn gửi.
Đây đã là lần tăng lãi suất huy động thứ 3 liên tiếp mà Techcombank của tỷ phú ồ Hùng Anh đưa ra trong hơn một tháng trở lại đây.
Căn cứ theo biểu lãi suất huy động mới, Techcombank đã nâng lãi suất tiền gửi tối đa khách hàng cá nhân có thể nhận được từ mức 8,7%/năm lên 9%/năm.
Theo thống kê, việc ngân hàng Techcombank nâng lãi suất tiền gửi lên cao đã đánh dấu ngân hàng thương mại thứ 9 ở Việt Nam có lãi suất tiền gửi 9%/năm trở lên.
Đáng lưu ý, mức lãi suất “ưu đãi lớn” này được ngân hàng áp dụng với nhóm khách hàng Private/VIP 1 gửi tiền kỳ hạn 12 tháng trở lên ở cả kênh quầy và online. Dù vậy, điều kiện để khách hàng được hưởng mức lãi suất này là số tiền gửi không thấp hơn 3 tỷ đồng.
Techcombank - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.02.2021
Vì sao Ngân hàng điện tử Techcombank tê liệt?
Thông báo của Techcombank nêu rõ, nếu gửi với số tiền thấp hơn, lãi suất nhóm khách hàng VIP 1 này được chi trả sẽ dao động trong khoảng 8,6-8,8%/năm.
Đối với các nhóm khách hàng còn lại, lãi suất Techcombank chấp nhận chi trả cho khoản tiền gửi tương tự vào khoảng 8,5-8,9%/năm áp dụng cho khách hàng VIP 2/VIP 3 và 8,4-8,8%/năm với khách hàng thường. Đây vẫn là mức lãi suất hết sức hấp dẫn.
Bên cạnh các mức lãi suất kể trên chỉ áp dụng với các khoản tiền gửi mở mới tại ngân hàng, với các khoản tiền tất toán quay vòng, lãi suất khách hàng nhận được sẽ thấp hơn 0,7-1 điểm %.
Tại các kỳ hạn 6-11 tháng, nhà băng này hiện đưa ra mức lãi suất 8,2-8,7%/năm với nhóm khách hàng VIP và 8,1-8,5%/năm với khách hàng thường. Trong khi đó, các khoản tiền gửi 1-5 tháng hiện đều được nhà băng của tỷ phú Hồ Hùng Anh niêm yết ở mức kịch trần 6%/năm.

SCB có động thái nóng

Một trong những ngân hàng thu hút sự chú ý của nhà đầu tư và dư luận thời gian qua chính là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Sau sự cố rút tiền ồ ạt trước đó, ngân hàng này luôn nằm trong top các ngân hàng tăng lãi suất huy động cao nhất trên thị trường nhằm thu hút tiền về.
Hiện tại, SCB vẫn là ngân hàng lãi suất huy động cao nhất thị trường với mức 9,75%/năm, áp dụng với các khoản tiền gửi 13 tháng trở lên trên kênh online.
Đáng chú ý, mức lãi suất này được SCB áp dụng với tất cả khách hàng gửi tiền và không yêu cầu điều kiện về số dư tối thiểu.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.11.2022
Trái phiếu An Đông căng thẳng, SCB tăng đối thoại với người dân sau vụ Vạn Thịnh Phát
Ở các kỳ hạn thấp hơn, SCB cũng đưa ra mức lãi suất rất cao với 9,65%/năm cho kỳ hạn 12 tháng; 9,35-9,6%/năm cho kỳ hạn 6-11 tháng, đều là mức cao nhất tại mỗi kỳ hạn trên thị trường.
Điều đáng nói là dù đã nằm trong danh sách ngân hàng có lãi suất cao nhất, SCB vẫn tiếp tục nâng lãi suất lần thứ 3 chỉ trong khoảng 1 tháng qua.

“Lãi suất đặc biệt”

Xếp ngay sau SCB là MSB với sản phẩm tiền gửi online “lãi suất đặc biệt” với mức tối đa lên tới 9,5%/năm áp dụng cho tiền gửi 24 tháng.
Ở các kỳ hạn ngắn hơn, nhà băng này chấp nhận chi trả mức lãi suất 9,2%/năm nếu gửi 15 tháng; 9%/năm nếu gửi 12 tháng và 8,6%/năm khi gửi kỳ hạn 6 tháng.
Tuy nhiên, MSB cũng đưa ra điều kiện để khách hàng được hưởng mức lãi suất đặc biệt này là số tiền gửi tối đa trên mỗi khách hàng không quá 5 tỷ đồng. Đồng thời, mức lãi suất này chỉ áp dụng cho các khách hàng mở sổ tiết kiệm mới và mỗi khách hàng chỉ được mở một sổ tiết kiệm trong kỳ.
Đối với tiền gửi thông thường trên kênh online, lãi suất tối đa MSB đang trả cho các khách hàng cá nhân cũng là 9%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 24-36 tháng.
Ở kỳ hạn thấp hơn, nhà băng này hiện niêm yết mức 8,7%/năm với kỳ hạn 13-18 tháng; 8,5%/năm với kỳ hạn 12 tháng; 8,1%/năm với kỳ hạn 6-11 tháng và 6%/năm với tiền gửi 1-5 tháng.
Công ty Vĩnh Hiệp - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.11.2022
Bất ngờ bị phong toả tài sản, Vĩnh Hiệp kêu cứu vì liên quan Ngân hàng SCB, Vạn Thịnh Phát
Ngoài SCB, Techcombank, Sacombank, Baoviet Bank, NCB, SHB và HDBank cũng đều gia nhập cuộc đua lãi suất với các sản phẩm tiền gửi với lãi suất 9%/năm trở lên, chủ yếu tập trung ở các khoản tiền gửi tiết kiệm online kỳ hạn 12 tháng trở lên.
Riêng NCB ghi nhận mức tăng lãi suất thêm 0,1%/năm. Theo đó, lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng là 8,7%/năm, 9 tháng lên 8,65%/năm, 12 tháng lên 9,05%/năm. Kỳ hạn 24 tháng là 9,1%.
Trong đó, hầu hết các ngân hàng Việt đều áp dụng mức lãi suất cao này cho tất cả khách hàng gửi tiền mà không yêu cầu số dư tối thiểu hoặc tối đa.
Chỉ có HDBank chi trả mức lãi suất 9,2%/năm cho các khoản tiền gửi 12-13 tháng với điều kiện số dư tối thiểu 300 tỷ đồng. Nếu không đáp ứng điều kiện này, lãi suất khách hàng được chi trả chỉ là 7,9%/năm.

Lãi suất nhóm Big4 ngân hàng quốc doanh Việt Nam

Ngoài 9 ngân hàng có mức lãi suất huy động tiền gửi 9%/năm này, hiện thị trường ngân hàng Việt Nam cũng ghi nhận một loạt nhà băng đưa ra mức lãi suất xấp xỉ 9% và vẫn neo cao như này như DongABank, Kienlongbank, VPBank, Vietcapital Bank đang giữ 8,9%/năm.
Trong khi đó, OCB, Saigonbank, VietABank niêm lãi suất 8,8%/năm. Tiếp đó, PVComBank trả 8,75%/năm, BacABank trả 8,65%/năm, MBBank và GPBank duy trì lãi suất tối đa 8,6%/năm.
Với nhóm Big4, các ngân hàng quốc doanh (VietinBank, Vietcombank, BIDV và Agribank), ccuar Việt Nam, cuộc đua lãi suất có vẻ “chậm nhiệt” hơn đôi chút tuy nhiên, lãi suất vẫn tăng.
̣Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.11.2022
Biến động từ cú sốc Vạn Thịnh Phát-SCB, trái phiếu, Ngân hàng Nhà nước ngăn khủng hoảng
Vietcombank hiện đưa ra mức lãi suất 7,4%/năm, Agribank trả 7,6%/năm và BIDV là 7,9%/năm.
Trong khi đó, VietinBank hiện là nhà băng quốc doanh có mức lãi suất huy động tiền gửi khách hàng cá nhân cao nhất với 8,2%/năm, áp dụng với các khoản gửi online kỳ hạn 12-24 tháng.
Với các khoản tiền gửi tại quầy, mức lãi suất kỳ hạn 12 tháng trở lên phổ biến của nhóm Big 4 ngân hàng này vẫn là 7,4%/năm.

“Vòng xoáy”

Nhóm phân tích của Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá “tỷ giá – lãi suất hiện đang là một vòng xoáy”.
Theo đó, VDSC dự báo Ngân hàng Nhà nước có thể điều chỉnh tăng thêm 0,5-1% lãi suất điều hành trong 2 tháng cuối năm vì đây là công cụ khả dĩ nhất để giảm bớt áp lực tỷ giá.
“Với tình hình thanh khoản hệ thống hiện tại và áp lực bên ngoài chưa chấm dứt, không loại trừ khả năng tiền đồng có thể mất giá 10-15% trong năm 2022”, - VDSC dự báo.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.10.2022
Vì sao SCB bị kiểm soát đặc biệt sau vụ Vạn Thịnh Phát?
Cùng với đó, mặt bằng lãi suất huy động được giới phân tích dự báo có thể tiếp tục tăng trong các tháng cuối năm 2022.
Đánh giá về nguyên nhân lãi suất huy động bị đẩy lên cao tại các ngân hàng, theo nhiều chuyên gia, xu hướng này là do nhu cầu tín dụng tăng khi nền kinh tế phục hồi, thanh khoản thị trường chịu nhiều áp lực khi tăng trưởng huy động không theo kịp tăng trưởng tín dụng, nhu cầu tiền mặt mùa Tết Nguyên đán tăng cao vào cuối năm tiếp tục gây áp lực lên thanh khoản hệ thống.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала