Sau 25 năm kết nối Internet, Việt Nam dẫn đầu ASEAN về dân số trực tuyến

© Depositphotos.com / Shmeljov Tin tặc
Tin tặc - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.11.2022
Đăng ký
Đúng ngày này 25 năm trước, Việt Nam chính thức kết nối với mạng Internet thế giới.
Từ con số 300 người sử dụng ở thời điểm sơ khai đó, hiện có khoảng 70 triệu người Việt Nam đang dùng Internet.
Việt Nam cũng dẫn đầu ASEAN về dân số trực tuyến, với hơn 16 triệu người dùng mạng hàng tháng.

Chặng đường 25 năm của Internet tại Việt Nam

Đúng 25 năm về trước, ngày 19/11/1997, Việt Nam lần đầu tiên kết nối với mạng Internet thế giới. Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) duy nhất khi đó là VNPT đã phát đi thông tin đầu tiên với lời chào “Hello the World”.
Thời điểm đó, Internet Việt Nam đạt tốc độ 64 kb/s kết nối đi quốc tế, với hai hướng chủ yếu là Mỹ và Australia, và khoảng 300 người sử dụng.
Sau 25 năm phát triển, Việt Nam hiện có khoảng 70 triệu người sử dụng Internet (số liệu ước tính từ Hiệp hội Internet Việt Nam - VIA). Theo Statista, Việt Nam đang xếp thứ 13 trên thế giới về số người dùng Internet.
Tuy nhiên, tốc độ Internet tại Việt Nam chỉ xếp vị trí thứ 58 ở hạng mục mạng di động và 59 ở mục mạng băng rộng cố định, theo Speedtest.
Tốc độ download trung bình Internet di động tại Việt Nam đạt 42,46 Mbps, chậm hơn mức trung bình thế giới là 55,07 Mbps. Tốc độ download trung bình Internet băng rộng Việt Nam là 78,43 Mbps, so với mức trung bình thế giới là 107,50 Mbp.
Nói về dấu mốc 19/11, đại diện VNPT cho rằng, ngày lịch sử đó đánh dấu thời điểm người dân Việt nam có thể truy cập Internet như bất kỳ công dân nào ở các quốc gia phát triển trên thế giới.
 Viettel - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.10.2022
Viettel làm chip thiết bị 5G, radar, vệ tinh: Ngành vi mạch bán dẫn Việt Nam đang ở đâu?
Dial-up, hay truy cập gián tiếp thông qua đường dây điện thoại cố định là nền tảng của Internet ở Việt Nam 25 năm trước. Điều này có nghĩa là, khi kết nối Internet thì không thể nghe hay gọi điện. Các ISP khi đó đều cung cấp Internet dưới dạng này.
Thời gian đầu, Internet được sử dụng bởi các cá nhân có thu nhập cao hoặc các tổ chức kinh doanh, phục vụ thư điện tử, truy cập cơ sở dữ liệu và truyền tệp dữ liệu, truy nhập từ xa.
Đến cuối năm 1997, Việt Nam đã có 4 nhà cung cấp Internet là VNPT, FPT Telecom, Saigon Postelvà Netnam.
Giao đoạn đầu, các ISP chủ yếu cung cấp dịch vụ với quy mô nhỏ, hạ tầng và nguồn vốn đều rất khiêm tốn. Ông Hoàng Việt Anh, Tổng giám đốc FPT Telecom, cho biết tài sản quan trọng nhất của họ khi đó chỉ là chiếc PC Server IBM với 12 modem xếp chồng.
Tháng 10/2000, Văn phòng Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 58-CT/TW về việc "đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.
Với chỉ thị này, thị trường Internet Việt Nam dần trở nên sôi động, đạt khoảng 1,8 triệu người sử dụng Internet vào năm 2002. Chỉ sau đó 1 năm, số người dùng tăng gần gấp đôi, lên 3,1 triệu, và đến 2004 là 6,3 triệu. Đây là những mức tăng trưởng lớn nhất kể từ khi Internet vào Việt Nam, nhờ sự giảm mạnh của giá cước và sự nâng cấp của công nghệ truyền dẫn.
5G - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.10.2022
Đã rõ thời điểm 100% dân số Việt Nam sẽ kết nối mạng 5G
Năm 2003, dịch vụ Internet băng rộng Mega VNN ra đời. Tốc độ Internet dần được cải thiện làm bùng nổ các dịch vụ mạng và liên quan mạng. Các "tiệm net" bắt đầu trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, từ thành thị đến nông thôn.
Năm 2009, Internet cáp quang (FTTH) chính thức được triển khai, với tốc độ vượt trội ADSL. Nhờ đó, dịch vụ này nhanh chóng thay thế cáp đồng. Các nhà mạng cũng tích cực triển khai thay thế hạ tầng cáp đồng bằng cáp quang trong thập niên 2010.

Phấn đấu phủ Internet tại nông thông

Năm 2012, Internet băng rộng được cung cấp trên cả nước. Tỷ lệ xã có Internet tại thành thị đạt 99,85%, trong khi con số này tại nông thôn là 84,46%. Tỷ lệ số hộ gia đình có kết nối Internet đạt 8,2%, trong bối cảnh chỉ 12,6% số hộ gia đình trên cả nước có máy tính.
Dù vậy, có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ người dùng Internet giữa thành thị và nông thôn. Ở thành thị, con số này là 19%, gần gấp 4 lần so với 5,5% ở nông thôn.
Báo cáo của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) vào cuối năm 2020 cho thấy, tỷ lệ truy cập Internet hộ gia đình ở khu vực thành thị vẫn cao gấp đôi so với khu vực nông thôn, tính bình quân trên toàn thế giới.
Сông nghệ 5G - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2022
Việt Nam sắp tắt sóng 2G để nhường chỗ cho 5G
Tháng 6 vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Kế hoạch triển khai Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Một trong số các mục tiêu đặt ra là phủ mạng cáp quang, mạng di động băng rộng đến tất cả các thôn, bản, khu vực dân sinh, đồng thời tăng nhanh tỷ lệ người dùng Internet, đặc biệt ở khu vực nông thôn.
Theo VIA, Việt Nam là có dân số trực tuyến lớn nhất tại khu vực ASEAN vào năm 2013, với 16,1 triệu người dùng Internet hàng tháng. Điều này cho thấy tốc độ phát triển và tiềm năng Internet ở Việt Nam.

Nỗ lực vì một môi trường Internet phát triển, an toàn

Theo VIA, năm 2020, Việt Nam có khoảng 45.500 doanh nghiệp ICT, với doanh thu khoảng 126 tỷ USD. Dù việc hoà mạng Internet vào năm 1997 là chậm so với thế giới, tăng trưởng Internet của Việt Nam lại được đánh giá cao.
“Từ cuối năm 2020 đến tháng 10/2021, lưu lượng Internet tại Việt Nam tiếp tục tăng hơn 30%. Nhiều hoạt động, đặc biệt là học và họp trực tuyến, được đưa lên môi trường số tạo lưu lượng truy cập lớn”, - đại diện VNPT cho hay.
Theo VNPT, Việt Nam thuộc các nước triển khai IPv6, giao thức Internet mới nhất, cao nhất toàn cầu. Tỷ lệ ứng dụng IPv6 của Việt Nam lọt top 10 thế giới và cao hơn gấp đôi khu vực ASEAN.
Đến năm 2025, kinh tế số dự kiến sẽ đạt giá trị 49 tỷ USD, với mức tăng trưởng hàng năm 31%. Trong đó, thương mại điện tử là mảng đóng góp chủ yếu.
Tuy vậy, tần suất tiêu thụ nội dung số của người Việt lại thấp hơn so với mặt bằng chung khu vực Đông Nam Á. Đây có thể xem là dấu hiệu Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan gian trưng bày sản phẩm công nghệ số của các doanh nghiệp tham dự Diễn đàn - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.12.2021
Việt Nam muốn lọt top thế giới, Viettel làm chủ 5G, nhắm đến 6G và công nghiệp vũ trụ
Theo ông Hoàng Việt Anh, mạng Internet nay đã trở thành nền tảng kết nối không thể thiếu. Không chỉ vùng phủ sóng, người dùng Việt Nam cũng mong muốn nâng cấp chất lượng đường truyền, chất lượng dịch vụ.
Theo VIA, giai đoạn 2021 – 2025 là thời gian tăng tốc của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Chương trình đặt mục tiêu bao phủ hạ tầng mạng băng rộng cáp quang đến trên 80% hộ gia đình, kinh tế số chiếm 30% GDP và thu hẹp khoảng cách số.
Tại lễ khánh thành một trung tâm dữ liệu của Việt Nam vào tháng 8, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định "giấc mơ mỗi người dân Việt Nam có một chiếc điện thoại đã thành hiện thực" và "gần như 100% người trưởng thành Việt Nam đã phổ cập Internet".
Trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam đang chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ. Bộ trưởng Hùng nhấn mạnh, hạ tầng thông tin liên lạc sẽ trở thành hạ tầng của nền kinh tế số trong cuộc cách mạng này.
Cụ thể, đó không chỉ là hạ tầng viễn thông băng rộng, mà còn là hạ tầng điện toán đám mây, Internet vạn vật, hạ tầng cung cấp công nghệ như dịch vụ, hạ tầng các nền tảng số.
 5G - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2022
5G, 6G, Edtech, xu hướng khoa học và công nghệ nào sẽ bùng nổ ở Việt Nam năm 2022?
Tiến sỹ Mai Liêm Trực - nguyên Tổng cục Trưởng Tổng cục Bưu điện, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông cho rằng, sau 25 năm xuất hiện ở Việt Nam, Internet vẫn là “kì quan vĩ đại của nhân loại” và cần có những giải pháp “quản lý, để thúc đẩy phát triển”.
Trong công cuộc phát triển Internet, Việt Nam sẽ cần đến những nỗ lực từ các nhà hoạch định chính sách, cũng như từ chính những người sử dụng, để môi trường Internet luôn an toàn và lành mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала