ASEAN: bất chấp sức ép của Mỹ

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNChính thức khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41
Chính thức khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.11.2022
Đăng ký
Nga đánh giá kết quả của Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Bali như là chiến thắng của lẽ thường tình. Theo Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov, các nước phương Tây đã cố gắng chính trị hóa Tuyên bố chung G20 nhằm lên án các hành động của Matxcơva trong cuộc xung đột ở Ukraina thay mặt cho toàn bộ G20.
Tuy nhiên, cuối cùng, tài liệu phản ánh cả hai quan điểm về những gì đang xảy ra ở Ukraina: không chỉ quan điểm của phương Tây, mà cả quan điểm của Nga. Đây là công lao to lớn của cả các nhà ngoại giao Nga và Indonesia, nước tổ chức hội nghị thượng đỉnh, và vị tổng thống của nước này, người đóng vai trò lớn trong việc đảm bảo cho Tuyên bố chung không mang tính chống Nga rõ rệt.
“Chúng tôi đã thành công trong việc vô hiệu hóa được sự hiếu chiến mù quáng của phương Tây”, - thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho biết.
Lập trường của Indonesia tại Hội nghị thượng đỉnh thể hiện quan điểm của đại đa số các nước ASEAN, - Giáo sư, Tiến sĩ Dmitry Mosyakov - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu các nước Đông Nam Á, Úc và châu Đại Dương, thuộc Viện Đông phương học, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhận xét trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

“Nhìn chung, phản ứng của các nước ASEAN trước chính sách chống Nga và các biện pháp trừng phạt kinh tế của Hoa Kỳ và phương Tây khiến nhiều người ngạc nhiên. Ít ai ngờ rằng, phần lớn thành viên Hiệp hội sẽ thực sự hành động về phía Nga. Trước đây, điều này được thể hiện trong cuộc bỏ phiếu về các nghị quyết chống Nga tại Đại hội đồng Liên hợp quốc. Trong cuộc bỏ phiếu gần đây nhất về cái gọi là nghị quyết ủng hộ cơ chế để Nga bồi thường chiến tranh cho Ukraina.

Ngay cả Campuchia cũng bỏ phiếu trắng, bất chấp những tuyên bố của Thủ tướng Hun Sen về việc ông nhất quán ủng hộ Ukraina ở mọi nơi và trên mọi diễn đàn, và công khai lên án Nga”, - Giáo sư Mosyakov lưu ý.

Chỉ có ba quốc gia mà trên thực tế là hai quốc gia ASEAN đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết do Hoa Kỳ và các nước phương Tây đề xuất. Xét cho cùng, chẳng ích gì khi tính đến lá phiếu “ủng hộ” của Myanmar. Nó được đệ trình bởi một người được bổ nhiệm vào Liên Hợp Quốc bởi chính phủ của bà Aung San Suu Kyi bị lật đổ hồi tháng 2-2021. Còn đại diện của chính quyền quân sự Myanmar vẫn chưa được phép đến LHQ. Nếu nói về chính phủ thực sự hiện tại của Myanmar, thì họ gần như chúc mừng Nga khi Matxcơva bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina. Singapore không thể không ủng hộ nghị quyết chống Nga vì nước này đã hội nhập cực kỳ sâu rộng vào chuỗi tài chính toàn cầu và buộc phải làm theo quy định của các trung tâm tài chính lớn nhất thế giới. Và Philippines đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết này bởi vì giới tinh hoa thân Mỹ đã trở lại nắm quyền ở đó, các “đại gia đình” Philippines có mối liên hệ lịch sử với Hoa Kỳ và do đó có lý do làm theo các khuyến nghị của Mỹ.

“Phản ứng của các nước ASEAN đối với các sự kiện ở Ukraina hóa ra lại có lợi cho Nga, mặc dù vào những năm 60-70, Liên Xô là kẻ thù trực tiếp của các nước ASEAN. Chúng tôi không được tin tưởng, ASEAN đã có thái độ tiêu cực đối với Liên Xô là. Chính bởi vậy, việc các quốc gia ASEAN đang thay đổi thái độ đối với Nga có ý nghĩa đặc biệt to lớn, sự thay đổi này đã đạt được chủ yếu nhờ vào chính sách mà Nga theo đuổi sau sự sụp đổ của Liên Xô. Ngày nay, Nga là một trong những đối tác thân thiết nhất của ASEAN. Các nhà ngoại giao Nga ủng hộ tất cả các sáng kiến ​​do Hiệp hội đưa ra trong những năm gần đây.

Chúng ta đang chứng kiến ​​một hiện tượng nổi bật: một “lằn ranh đỏ” về sự khác biệt giữa phương Tây và phi phương Tây đã được vạch ra. Sự khác biệt này đã được thấy rõ tại các cuộc gặp của ông Joe Biden với lãnh đạo các nước ASEAN diễn ra trong năm nay. Cả vào tháng 3 và trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20, các cuộc gặp này đều không mang lại cho Washington những kết quả mong muốn. Và ở đây nên đặc biệt chú ý đến việc Thái Lan cũng ủng hộ Nga. Rõ ràng, các tướng lĩnh nắm quyền ở Thái Lan quá mệt mỏi với những chỉ thị vô tận từ phía Mỹ, Washigton kêu gọi Thái Lan tái lập dân chủ, quay trở lại tình trạng bán nội chiến đã tồn tại trong nước cho đến năm 2015”, - Giáo sư Dmitry Mosyakov nói với Sputnik.
Hội nghị cấp cao Đông Á thường niên lần thứ 17 đã diễn ra vào ngày 12-13 tháng 11 tại Campuchia. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.11.2022
Anh hùng và phản anh hùng của hội nghị thượng đỉnh ở châu Á

Nga tạo những “điểm ảnh hưởng” trong ASEAN

Ông Dmitry Mosyakov cho rằng, Nga đã thành công trong việc tạo ra một số "điểm ảnh hưởng" trong ASEAN, đó là những điểm rất quan trọng cả về kinh tế và chính trị. Ví dụ, trong 10 năm qua, Nga đã bán được 10 tỷ USD vũ khí cho các nước ASEAN, nhiều hơn tất cả các nước khác trên thế giới cộng lại. Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng Malaysia và tất cả các cơ quan của họ đều sử dụng phần mềm diệt Virus Kaspersky Anti-Virus.

“Điều đó có nghĩa là các nước ASEAN tôn trọng chúng tôi, tin tưởng chúng tôi. Các công ty CNTT của Nga đang hoạt động ở Malaysia, Myanmar, Thái Lan và Philippines. Các lĩnh vực hợp tác đang phục vụ lợi ích của cả Nga và các nước ASEAN: đây là an ninh quốc gia, sự hợp tạc trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự, dầu khí và thực phẩm”, - chuyên gia Nga lưu ý.

Có thể khẳng định rằng, đối với Nga, mối quan hệ tốt đẹp và quan hệ đối tác với ASEAN không phải là một lập trường nhất thời có thể thay đổi bất cứ lúc nào dưới bất kỳ áp lực nào, - Giáo sư Mosyakov nhận xeét trong cuộc phỏng vấn với Sputnik. Kể từ tháng 2 năm nay, Hoa Kỳ không ngừng gia tăng áp lực chống Nga đối với Hiệp hội, nhưng, các nước ASEAN đang chống lại nó một cách thành công, và đang hành động bất chấp sức ép của Mỹ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала