Lao động ngành nào, tỉnh nào có thu nhập bình quân cao nhất Việt Nam?

© Ảnh : TTXVN - Vũ Hữu SinhYên Bái cơ cấu lại ngành chè theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng
Yên Bái cơ cấu lại ngành chè theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2022
Đăng ký
Mới đây, Tổng cục Thống kê đã công bố Sách trắng doanh nghiệp 2022 với nhiều kết quả đáng chú ý.
Theo Sách trắng doanh nghiệp 2022, Bà Rịa - Vũng Tàu, vượt lên trên cả TP.HCM, Bình Dương, Hà Nội, là tỉnh có thu nhập bình quân hàng tháng cao nhất Việt theo Sách trắng doanh nghiệp 2022.
Về khu vực kinh tế, tài chính, ngân hàng và bảo hiểm là những ngành có mức thu nhập bình quân lao động cao nhất.

Tỉnh nào có thu nhập bình quân tháng cao nhất Việt Nam?

Theo đó, Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương có thu nhập bình quân hàng tháng cao nhất cả nước, đạt gần 12 triệu đồng/tháng. TP.HCM xếp thứ hai với thu nhập bình quân đầu người đạt 10,9 triệu đồng/tháng.
Tại miền Bắc, Bắc Ninh (10,5 triệu đồng/tháng), Quảng Ninh (10,3 triệu đồng/tháng) và Hà Nội (10,2 triệu đồng/tháng) là những địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất.
An Giang: Doanh nghiệp FDI vốn Đan Mạch tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động địa phương - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.11.2022
Một doanh nghiệp giày da chấm dứt hợp đồng với gần 1.200 lao động
Trong khi đó, hai thủ phủ công nghiệp tại khu vực phía nam là Đồng Nai và Bình Dương xếp thứ 6 và thứ 7 về thu nhập bình quân đầu người, với thu nhập đồng ở mức 9,8 triệu đồng/tháng.
Đối với 56/63 địa phương còn lại, người lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020 có thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức thu nhập trung bình cả nước.
Đặc biệt, có 9/63 địa phương có mức thu nhập bình quân tháng dưới 6 triệu đồng.
Cụ thể, 6 địa phương đó bao gồm: Điện Biên (4,3 triệu đồng/tháng); Quảng Trị (5,5 triệu đồng/tháng); Trà Vinh và Thanh Hóa (5,6 triệu đồng/tháng); Phú Yên (5,7 triệu đồng/tháng); Sơn La, Bạc Liêu và Đắk Lắk (5,8 triệu đồng/tháng); Quảng Bình (5,9 triệu đồng/tháng).

Những ngành có thu nhập cao nhất

Xét theo khu vực kinh tế, trong năm 2020, khu vực dịch vụ có mức thu nhập bình quân tháng đạt cao nhất với 10,6 triệu đồng/tháng, giảm 1,4% so với năm 2019. Trong đó, tài chính, ngân hàng và bảo hiểm là những ngành có mức thu nhập bình quân lao động cao nhất trong các ngành kinh tế, với mức bình quân 25 triệu đồng/tháng.
Lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng ghi nhận mức thu nhập bình quân 9 triệu đồng/tháng, tăng 4,7%. Trong đó, ngành sản xuất và phân phối điện có mức thu nhập bình quân đạt cao nhất: 18,7 triệu đồng/tháng.
Một số biểu mẫu thuế - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.08.2022
Thu ngân sách từ thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam năm 2022 bùng nổ
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là khu vực có mức thu nhập bình quân đầu người thấp nhất trong các khu vực kinh tế, khi chỉ đạt 6,2 triệu đồng/tháng, tăng 10,1% so với năm 2019.
Theo Sách Trắng, so với năm 2019, trong năm 2020, doanh nghiệp nhà nước có mức thu nhập bình quân tháng đạt cao nhất là 15,3 triệu đồng/tháng, tăng 7,9% (trong đó doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đạt 15,5 triệu đồng/tháng, tăng 12,1%), doanh nghiệp ngoài nhà nước 8,3 triệu đồng/tháng, giảm 0,5%; doanh nghiệp FDI ở mức 10,5 triệu đồng/tháng, tăng 4,5%.

Số lượng doanh nghiệp bình quân trên đầu người

Sách trắng doanh nghiệp 2022 cũng gây chú ý về số lượng doanh nghiệp bình quân trên đầu người.
Cụ thể, cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) ghi nhận, tính đến 31/12/2021, cả nước có 857.551 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 5,7% so với cùng thời điểm năm 2020, tăng 16,7% so với bình quân giai đoạn 2017-2020.
Như vậy, năm 2021, trung bình tại Việt Nam, cứ mỗi 1000 dân thì có 8,7 doanh nghiệp đang hoạt động.
Ở 8/63 địa phương, mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1000 dân cao hơn bình quân cả nước gồm: TP.HCM có 29,3 doanh nghiệp; Hà Nội có 21,4 doanh nghiệp; Đà Nẵng có 20,7 doanh nghiệp; Bình Dương có 14,5 doanh nghiệp; Bà Rịa - Vũng Tàu có 9,7 doanh nghiệp; Hải Phòng có 9,6 doanh nghiệp; Bắc Ninh có 9,5 doanh nghiệp và Khánh Hòa có 8,9 doanh nghiệp.
Tại 55/63 địa phương, mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1000 dân thấp hơn bình quân cả nước.
Dây chuyền lắp ráp ô tô của nhà máy ô tô VinFast tại Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.11.2022
Doanh nghiệp Việt Nam “mất trắng” đơn hàng rất lớn từ Mỹ vì lý do không ngờ
Trong đó, có những địa phương có mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1000 dân thấp nhất cả nước gồm: Hà Giang chỉ có 1,4 doanh nghiệp; Sơn La có 1,6 doanh nghiệp; Điện Biên có 1,7 doanh nghiệp; Tuyên Quang và Bắc Kạn cùng có 2,0 doanh nghiệp; Yên Bái và Cao Bằng có 2,2 doanh nghiệp; Lai Châu, Đồng Tháp và Sóc Trăng cùng có 2,3 doanh nghiệp.
So với năm 2020, những địa phương có tốc độ tăng mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1000 dân cao nhất bao gồm: Lạng Sơn 9%; Yên Bái 7,9%; Tuyên Quang 7,7%; Bình Dương 7,5%; Hưng Yên 7,2%; Bắc Giang 6,7%; Thái Nguyên và Hòa Bình 6,6%; Hà Nội 6,5%; Bắc Kạn 6,4%; TP HCM, Hà Tĩnh và Thái Bình 6,1%.
Ở chiều ngược lại, những địa phương ghi nhận tình trạng giảm mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1000 dân là: Hải Phòng giảm 2,8%; Lai Châu giảm 1,4%; Khánh Hòa giảm 1,2%; Điện Biên giảm 1,1%.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала