Là cường quốc xuất khẩu gạo của thế giới, vì sao Việt Nam phải nhập gần 1 triệu tấn gạo?

© Ảnh : TTXVN - Lê Hữu QuyếtSơn La phát huy thương hiệu đặc sản nếp tan Mường Và
Sơn La phát huy thương hiệu đặc sản nếp tan Mường Và - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2022
Đăng ký
Con số gần 1 triệu tấn gạo mà Việt Nam phải nhập khẩu, bất chấp vị thế là một trong những cường quốc xuất khẩu gạo top đầu thế giới, đang thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Thông tin này càng gây chú ý sau kiến nghị sửa đổi Nghị định 107 để kiểm soát kinh doanh xuất khẩu gạo của Bộ Công Thương.

Gạo Việt Nam có vị thế, uy tín trên thế giới

Bộ Công Thương vừa có Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Bộ Công Thương cho biết, Nghị định 107 đã được triển khai hơn 4 năm và có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của Việt Nam. Điển hình như từ cuối năm 2018, điều hành xuất khẩu gạo của Bộ Công Thương cùng các bộ, ban, ngành luôn bám sát và quán triệt các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo theo quy định của Nghị định bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid-19.
“Điều này góp phần đảm bảo an ninh lương thực, bình ổn thị trường nội địa, thúc đẩy phát triển sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững, nâng cao vị thế, uy tín của xuất khẩu gạo Việt Nam”, - Bộ Công Thương nêu rõ.
Gạo trắng - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2022
Ấn Độ cấm xuất khẩu, Trung Quốc tăng mua, gạo Việt Nam dư sức vượt kế hoạch xuất khẩu
Ngoài khuyến nghị về các thay đổi ở thị trường lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, quảng báo, giao thương, xúc tiến thương mại, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Đặc biệt, chủ động cung cấp thêm thông tin về tình hình cung cầu gạo trong nước và thế giới, cảnh báo doanh nghiệp để khi giao dịch, đàm phán hợp đồng xuất khẩu bảo đảm hiệu quả. Cùng với Bộ Công Thương, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo và Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu, củng cố, mở rộng thị trường, tiêu thụ kịp thời thóc, gạo hàng hóa với giá có lợi cho nông dân.
“Giai đoạn từ năm 2019 đến nay, dù lượng xuất khẩu có xu hướng giảm nhẹ, nhưng kim ngạch xuất khẩu luôn tăng trưởng do giá xuất khẩu bình quân tăng”, - Bộ Công Thương cho hay.
Bộ dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 10/2022 đạt 713.546 tấn, trị giá 341,064 triệu USD, tăng 22,3% về lượng và tăng 23,9% về trị giá so với tháng 9/2022.

Thực tiễn triển khai còn nhiều khó khăn

Bên cạnh những kết quả tích cực, Bộ Công Thương cho hay, trong quá trình thực thi Nghị định cũng đã bộc lộ một số vấn đề cần được xem xét, sửa đổi.
Cụ thể, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP quy định, thương nhân thực hiện báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm về tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo, thực tế tồn kho.
Gạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.09.2022
"Gạo ngon nhất thế giới" của Việt Nam được người Anh ưa chuộng
Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, nhiều thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo chưa thực hiện nghiêm túc trách nhiệm báo cáo theo quy định như: không báo cáo, báo cáo không đầy đủ nội dung theo quy định, có báo cáo nhưng không thường xuyên…
“Việc này đã gây rất nhiều khó khăn cho việc điều hành xuất khẩu gạo”, - Bộ Công Thương lưu ý.
Hoặc khoản 6 Điều 24 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP quy định rằng thương nhân báo cáo không đúng sự thật hoặc không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều này không được hưởng các chính sách ưu tiên quy định tại khoản Điều 16 Nghi ̣định này cho đến khi thương nhân chấm dứt, khắc phục hành vi vi phạm.
Trong bối cảnh mới, Bộ cho rằng, các thị trường thực hiện tư nhân hóa, giao dịch hợp đồng tập trung còn rất ít, kinh phí quảng bá hình ảnh, xúc tiến thương mại lại không đáng kể, không phân biệt giữa doanh nghiệp báo cáo và doanh nghiệp không báo cáo nên quy định của Nghị định 107/2018/NĐ-CP khó có thể coi là "chế tài" để buộc các thương nhân phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo. Cơ quan quản lý chỉ có thể kêu gọi, khuyến khích các thương nhân tự giác chấp hành.
Các thông tin, số liệu liên quan (diện tích gieo trồng, sản lượng từng chủng loại lúa, lượng thóc, gạo hàng hóa tồn kho, xuất khẩu...) thường không đầy đủ, xác thực, kịp thời, không phản ánh đúng thực tế. Từ đó gây rất nhiều khó khăn cho điều hành, quản lý sản xuất, xuất khẩu gạo, đặc biệt tại thời điểm có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh lương thực.
Người dân huyện Phong Thổ thu hoạch lúa tẻ râu - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2022
Giá gạo Việt Nam dẫn đầu thế giới, khẳng định vị thế cường quốc về lương thực
Tại Điều 5 Nghị định quy định, Sở Công Thương địa phương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan tổ chức hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân sau khi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận.
Tuy nhiên, thực tế triển khai đã bộc lộ việc chậm tiến hành hậu kiểm do không xác định được Sở Công Thương tại tỉnh, thành phố nào chủ trì do thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có thể kê khai kho chứa, cơ sở xay xát thóc gạo tại nhiều địa phương để được cấp Giấy chứng nhận.
Đồng thời, việc duy trì điều kiện kinh doanh của các thương nhân còn chưa được quan tâm, đáp ứng, nhất là về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy..., nhưng chưa được Sở Công Thương các tỉnh kịp thời giám sát, báo cáo.
Hơn nữa, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố chưa có sự chủ động về quản lý nhà nước trong kiểm tra, báo cáo việc duy trì điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cũng như thay đổi thông tin, năng lực sản xuất của thương nhân trên địa bàn, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ khi Bộ Công Thương phát hiện vấn đề và có văn bản chỉ đạo.

Nhập khẩu gần 1 triệu tấn gạo

Bộ Công Thương nhắc lại, Việt Nam là nước nông nghiệp chủ yếu sản xuất lúa gạo, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến phục vụ sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch, sản lượng lúa gạo hàng năm của Việt Nam tương đối dồi dào, đảm bảo an ninh lương thực, dự trữ quốc gia và dành một lượng nhất định cho xuất khẩu.
Hàng năm, Việt Nam dành khoảng 6 – 6,5 triệu tấn gạo cho xuất khẩu gạo nên khi xây dựng Nghị định số 107/2018/NĐ-CP, hoạt động nhập khẩu gạo không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 107/2018/NĐ-CP bảo đảm phù hợp với thực tế tại thời điểm xây dựng Nghị định.
Ruộng lúa - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.11.2022
“Gạo ngon nhất Việt Nam” năm 2022 gây nhiều tranh cãi
Thế nhưng, trước tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan, Việt Nam đã nhập khẩu một số loại gạo để phục vụ các nhu cầu trong nước như: sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất bia... và dành lượng gạo chất lượng cao hơn cho xuất khẩu.
Việc xuất khẩu, nhập khẩu gạo trong nền kinh tế thị trường, với giá nhập khẩu thấp hơn trong nước hoặc các loại gạo trong nước sản xuất được nhưng không đáp ứng nhu cầu thị trường đang diễn ra.
Thống kê năm 2021 của Tổng cục Hải quan, tổng lượng gạo nhập khẩu của Việt Nam là 999.750 tấn. Trong đó, nhập khẩu từ Ấn Độ lên mức 719.970 tấn (chiếm 72,02% tổng lượng nhập khẩu gạo của cả nước).
Chủng loại gạo nhập khẩu chủ yếu là gạo tấm (thuộc phân nhóm HS 100640), gạo trắng khác (thuộc phân nhóm HS 100630). Gạo nhập khẩu từ Ấn Độ chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nước để làm bún, bánh, thức ăn chăn nuôi, sản xuất bia, rượu trong nước.
Tuy nhiên, Bộ lưu ý, việc nhập khẩu gạo quá nhiều nhưng không được quản lý, thống kê đầy đủ, kịp thời sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trong nước, tác động đến sản xuất lúa gạo của Việt Nam, đời sống của người nông dân và gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh lương thực.
Container - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.05.2022
Xuất nhập khẩu “thăng hoa”, Nga tăng mua gạo và cao su của Việt Nam
Theo phân tích của Bộ Công Thương, việc nhập khẩu sẽ làm ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo, sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất bia, rượu, sản xuất các sản phẩm từ gạo như bún, bánh… tạo cạnh tranh với sản phẩm trong nước, tác động đến đời sống của người sản xuất và có thể gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh lương thực, an ninh kinh tế - xã hội.
Do vậy, Bộ Công Thương nhấn mạnh việc cần có quy định về quản lý nhập khẩu gạo để giúp cơ quan quản lý nhà nước chủ động, kịp thời điều tiết, điều hành hoạt động nhập khẩu gạo phù hợp với mục tiêu quản lý trong từng thời kỳ.

Là cường quốc xuất khẩu gạo, vì sao Việt Nam vẫn phải nhập số lượng lớn?

Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Thành IV cho biết, nhu cầu gạo cấp thấp trong nước là rõ ràng, để làm bánh, bún, chế biến thức ăn chăn nuôi…
Dòng gạo này được sản xuất phổ biến và năng suất tốt tại Ấn Độ, nhưng giá rất thấp, tương tự như lúa IR50404 của Việt Nam được trồng nhiều trước đây. Trao đổi với Tiền phong, ông Thành chỉ rõ, đối với dòng gạo khô như IR50404, giai đoạn trước năm 2015 Việt Nam trồng nhiều nhưng rất khó bán nên các bộ ngành khuyến cáo chuyển sang trồng lúa chất lượng cao.
“Khi người dân chuyển dần sang phân khúc chất lượng cao thì gạo cấp thấp lại thiếu, nếu có trồng cũng giá rẻ nên nông dân bỏ dòng gạo này, nên phải nhập khẩu”, - chuyên gia lý giải.
Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Thành IV đề xuất, có thể áp thuế để hạn chế nhập khẩu gạo, đồng thời cơ cấu lại sản xuất trong nước theo hướng, tại các vùng lúa 3 vụ chất lượng cao kém hiệu quả thì chuyển sang trồng trở lại lúa cấp thấp để bù cho sản lượng gạo phải nhập khẩu, cân bằng lại các phân khúc gạo, đáp ứng nhu cầu trong nước.
Ông Thành dẫn chứng như chính sách của Trung Quốc là mua nếp nhiều từ Việt Nam, Thái Lan, Lào… nhưng trong nước vẫn trồng, khi có nước này áp thuế từ các nguồn nhập khẩu để hạn chế nhập vào.
Trao tặng gạo cho người Campuchia gốc Việt sáng 24-4 - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.06.2022
Là ‘cường quốc’ lương thực, vì sao Việt Nam mua nhiều gạo từ Campuchia?
Do đó, việc bảo hộ cho người trồng lúa cũng là điều quan trọng nhất để giữ vững sản xuất lúa gạo, theo Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Thành IV.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo XK 5% tấm của Việt Nam đang ở mức 428 USD/tấn, gạo 25% tấm là 408 USD/tấn, tăng trung bình khoảng 30 USD/tấn so với thời điểm trước khi Ấn Độ ban hành chính sách hạn chế xuất khẩu gạo.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Thành lưu ý, gạo 5% tấm hiện cũng khan hàng; phân khúc gạo thơm như OM5451, OM18, Đài Thơm 8… hiện có giá 480 - 510 USD/tấn thì doanh nghiệp vẫn chưa có lãi. Do giá mua vào cao, nguồn không dồi dào nên khó mua hàng mới, doanh nghiệp chủ yếu bán hàng trong kho. Trong khi giai đoạn 2017-2019, giá gạo Việt Nam ở phân khúc này từ 510 - 560 USD/tấn.
“So với các nước XK hàng đầu như Ấn Độ, Thái Lan, Pakistan thì giá gạo Việt Nam vẫn tốt hơn nhưng hiện không có nguồn để bán, DN ký hợp đồng mới cũng sợ rủi ro vì lo không đủ hàng để giao”, - ông Thành nói.
Cũng theo vị chuyên gia, giá thành sản xuất lúa hiện nay tăng 30% so với giai đoạn 2017-2019. Do vậy, tính chung, ông Thành cho rằng, giá gạo hiện nay vẫn chưa tốt.
Bộ Công Thương cho hay, dự thảo sửa đổi Nghị định 107 sẽ tập trung vào 8 vấn đề, nhằm tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý đủ mạnh để khắc phục các tồn tại, bất cập phát sinh, định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác điều hành xuất khẩu, đảm bảo mục tiêu xuất khẩu gạo bền vững của Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала