Úc nhìn thấy “kho báu” ở Việt Nam giúp phá thế độc tôn về đất hiếm của Trung Quốc

CC BY-SA 4.0 / Tobias Meints / Elementares Neodym (cropped image)1,5 gam neodymium nguyên tố trong khí quyển argon trong một ống thủy tinh
1,5 gam neodymium nguyên tố trong khí quyển argon trong một ống thủy tinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2022
Đăng ký
Sự hợp tác trong ngành công nghiệp khai khoáng giữa Việt Nam và Australia được kỳ vọng có thể giúp kiềm chế sự độc quyền, vị thế thế độc tôn của Trung Quốc về đất hiếm.
Việt Nam có “kho báu” lớn thứ 2 thế giới, đó chính là đất hiếm. Thời gian qua, nhiều thống kê, nghiên cứu chỉ ra rằng, Việt Nam đang sở hữu trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc – đây là loại khoáng sản chiến lược và được các cường quốc công nghiệp săn đón.
Đây được xem là “cơ hội vàng” đối với doanh nghiệp khoáng sản Australia. Liệu Úc và Việt Nam cùng bắt tay hợp tác có thể phá thế độc quyền, độc tôn về đất hiếm của Trung Quốc hay không? Hai nước có thể cho nhau những gì?

Sự chú ý dồn về Việt Nam

Nguồn lực tài chính và dây chuyền kỹ thuật tiên tiến của Úc có thể giúp “mở khoá” tiềm năng khoáng sản rất lớn của Việt Nam, đặc biệt là nguồn trữ lượng đất hiếm hàng đầu thế giới.
Trong bình luận ngày 21/11 của mình trên tờ The Diplomat, học giả Nicholas Basan tham gia chương trình New Colombo của Chính phủ Úc cho rằng, quan hệ đối tác Autralia-Việt Nam có thể làm xói mòn vị thế “độc tôn” về đất hiếm của Bắc Kinh và xa hơn là tiến tới kiềm chế, phá vỡ thế độc quyền của Trung Quốc đối với chuỗi cung ứng đất hiếm trên thị trường toàn cầu hiện nay.
Không chỉ đề cao tư cách nhà sản xuất chính các loại khoáng sản quan trọng của Việt Nam, The Diplomat còn nêu bật, quốc gia này hiện là một cường quốc kinh tế đang nổi lên ở khu vực Đông Nam Á. Đất nước hơn 98 triệu người với lực lượng dân số trẻ, tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng.
Giám đốc cơ quan Tình báo Quốc phòng của Lầu Năm Góc Robert Ashley. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.05.2022
Bộ Quốc phòng Mỹ muốn Việt Nam hợp tác phá thế độc quyền đất hiếm của Trung Quốc
“Việt Nam có cả tham vọng và tiềm năng trở thành thành viên của G20 vào năm 2050”, - The Diplomat.
Theo Nicholas Basan, dây là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới và có tốc độ tăng trưởng đang trên đà đạt trên 7,8% vào năm 2022. Với triển vọng tăng trưởng lạc quan của mình, Việt Nam đang nhanh chóng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế.
Như đã biết, phần lớn sự chú ý của giới truyền thông vào Việt Nam khởi nguồn từ chiến lược Trung Quốc+1, trong đó cần tập trung vào làn sóng chuyển dịch dây chuyến, cứ điểm sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia ra khỏi Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro, cải thiện khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng và quản lý các vấn đề về nhân lực. Nói ngắn gọn, Việt Nam là lựa chọn đáng lưu tâm cho các nhà đầu tư FDI bên ngoài Trung Quốc phù hợp với phương châm “tránh bỏ hết trứng vào một giỏ”.
Xu hướng áp dụng chiến lược chuyển dịch sản xuất càng được đẩy nhanh để ứng phó với căng thẳng Mỹ-Trung leo thang và chi phí lao động ngày một tăng của Trung Quốc do mức sống cao hơn, tỷ lệ thuận với thu nhập người dân. Việt Nam được xác định là nước hưởng lợi chính từ sự thay đổi mang tính chiến lược này.
Khai thác kim loại đất hiếm tại một mỏ ở huyện Mojiang Hani, thành phố Simao, tỉnh Vân Nam ở tây nam Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.02.2022
Mỹ cố gắng thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong lĩnh vực đất hiếm

Phá thế độc tôn về đất hiếm của Trung Quốc

Tuy nhiên, còn có nhiều thứ đáng quan tâm ở Việt Nam hơn là chỉ chăm chăm chú trọng vào chi phí sản xuất thấp.

“Việt Nam hiện nắm giữ trữ lượng tài nguyên đất hiếm lớn thứ hai thế giới”, - học giả Basan nêu rõ.

Chuyên gia này nhấn mạnh thực tế rằng, dù các nguồn lực hỗ trợ ngành công nghiệp khai khoáng đất hiếm còn hạn chế nhưng Việt Nam vẫn là yếu tố tiềm năng hỗ trợ phá vỡ thế độc quyền đất hiếm của Trung Quốc ở thời điểm hiện tại.
The Diplomat nhắc lại, vào năm 2021, các mỏ của Trung Quốc đã sản xuất khoảng 60% lượng đất hiếm được khai thác trên toàn cầu. Với trữ lượng khoáng sản đất hiếm đang sở hữu, Việt Nam có cơ sở nguồn lực, nhân lực để thiết lập ngành công nghiệp chế biến hạ nguồn tích hợp đối với nguyên liệu quan trọng này.
Thực tế, ýtưởng sử dụng nguồn dự trữ đất hiếm của Việt Nam để cân bằng lại cuộc chơi và phá vỡ sự thống trị của Trung Quốc không phải là mới. Năm 2010, một cuộc xung đột giữa các tàu Trung Quốc và Nhật Bản gần quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) đang tranh chấp đã dẫn đến việc Trung Quốc áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại đối với Nhật Bản.
Việc Trung Quốc ngừng cung cấp đất hiếm cho Nhật Bản đã khiến giá nguồn nguyên liệu này tăng đột biến. Vụ việc cho thấy sự phụ thuộc của Nhật Bản vào Trung Quốc, và để đáp trả, Nhật Bản đã ký kết hợp tác với Việt Nam để phát triển ngành công nghiệp đất hiếm.
Đất hiếm - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.12.2021
Trung Quốc thành lập “đại công ty” sản xuất đất hiếm
Tuy nhiên, khi các lệnh cấm và hạn chế của Trung Quốc được dỡ bỏ, thương mại song phương sớm quay trở về quỹ đạo cũ và sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam lại bị đình trệ. Hiện tại, Việt Nam mới chỉ sản xuất được một lượng nhỏ đất hiếm, sản lượng hầu như không đạt 400 tấn, theo dữ liệu năm 2021.
“Đây là thời điểm Úc tham gia vào cuộc chạy đua”, - học giả Basan nêu quan điểm.
Theo The Diplomat, Australia và Việt Nam chia sẻ một số lợi ích chung, cả hai quốc gia đều có thể tự hào về nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và nhiều lợi thế cạnh tranh bổ sung phù hợp với các ưu tiên của nhau.
“Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Việt Nam là cơ hội quan trọng cho các doanh nghiệp Australia tham gia xây dựng chuỗi cung ứng an toàn và đa dạng hơn, đồng thời tiếp cận thêm nhiều thị trường tiêu dùng mới”, - Basan nhận định.

Australia có thể cho Việt Nam những gì?

Với vị thế quốc gia có nền kinh tế - khoa học công nghệ phát triển hơn, Australia hoàn toàn có thể cơ hội cung cấp chuyên môn kỹ thuật, sản phẩm và vốn cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của ngành đất hiếm Việt Nam.
Mặc dù hiện không có công ty khai thác đất hiếm nào của Úc đang hoạt động tại Việt Nam, nhưng tập đoàn Blackstone Minerals của Úc đang dẫn đầu về việc tận dụng các cơ hội khai thác tại Việt Nam với dự án đồng-niken (nickel) Tạ Khoa ở tỉnh Sơn La.
Blackstone Minerals tuyên bố dự án sẽ chứng minh rằng hoạt động khai thác mỏ ở Việt Nam có thể đảm bảo các tiêu chuẩn cao nhất về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG).

“Doanh nghiệp khai thác đất hiếm của Úc nên sớm nhận rõ cơ hội và xem xét tái định vị chuỗi cung ứng để tận dụng những dự án mang lại lợi nhuận cao trước khi các công ty quốc tế khác nhắm đến Việt Nam”, - The Diplomat nhấn mạnh.

Khai thác than - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2022
Việt Nam tính nhập than từ Úc cứu EVN khỏi nguy cơ thiếu điện
Ở đây, cần nhấn mạnh rằng, quan hệ đối tác Australia -Việt Nam có thể mở ra cơ hội lớn trong việc khai thác, chế biến sản xuất đất hiếm. Ngành công nghiệp đất hiếm của Việt Nam bị hạn chế do thiếu vốn, tính kinh tế thấp và nhiều vấn đề pháp lý khác, chẳng hạn như tiền bản quyền cao, hay thách thức về đầu tư và tiếp cận thị trường.
Tuy nhiên, quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Australia có thể giải quyết những vấn đề này. Úc có các sản phẩm và chuyên môn kỹ thuật để nâng cao hiệu quả và tính bền vững của ngành khai khoáng Việt Nam. Thêm vào đó, các công ty Úc vẫn còn nhiều dư địa chưa tận dụng hết như Mở rộng thương mại về Thiết bị, công nghệ và dịch vụ khai thác mỏ (METS) đối vớilĩnh vực tài nguyên của Việt Nam.
Với xu hướng khai thác hầm lò tại Việt Nam, công nghệ của Úc có thể được sử dụng để khai thác mỏ đất hiếm ở quốc gia này một cách bền vững, với chi phí hợp lý, cũng như giải quyết các điểm nghẽn trong công tác vận hành.
Australia có thể cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam trong hoạt động khai thác mỏ và cách cải thiện khung pháp lý.
Úc là quốc gia dẫn đầu thế giới về quy định và đã tạo ra môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời duy trì các tiêu chuẩn ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị).
Về mặt lý thuyết, Australia có thể “xuất khẩu” sang Việt Nam các tiêu chuẩn quy định của mình, bao gồm tiêu chuẩn bản quyền và chính sách ESG, để hỗ trợ sự phát triển bền vững của ngành khai khoáng ở đất nước Đông Nam Á.
Trong khi đó, đổi lại, Việt Nam có thể cung cấp cho Australia nguồn lao động chi phí thấp để xử lý khâu hạ nguồn khai thác đất hiếm của Australia và tiếp cận thị trường Đông Nam Á rộng mở.
Bắt tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.10.2022
Việt Nam - Australia có nhiều hoạt động thiết thực trước thềm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ
Trong bối cảnh nhiều quốc gia ở Đông Nam Á đang tìm cách phát triển ngành công nghiệp pin trong nước nhưng không có đủ các khoáng chất quan trọng cần thiết, Úc cần nhìn thấy cơ hội “vàng”. Lĩnh vực tài nguyên của Úc, cùng với công nghệ và dịch vụ liên quan, phải xoay trục và phát triển các mối quan hệ chưa được tận dụng đúng mức để mở ra các cơ hội kinh tế mới thông qua việc tận dụng vị trí chiến lược tại Việt Nam, theo Diplomat.
Với việc phần lớn tầng lớp trung lưu toàn cầu sẽ chuyển dịch sang châu Á vào năm 2030, Việt Nam không chỉ là thị trường hấp dẫn mà còn là cửa ngõ lý tưởng vào Đông Nam Á cho hàng hóa Australia. Tình thế hiện tại trong mối quan hệ thương mại Úc-Việt Nam đối với ngành đất hiếm vẫn chưa được định vị phù hợp để tận dụng các cơ hội tăng trưởng rất lớn.
The Diplomat tin rằng, khi các doanh nghiệp khoáng sản Úc tái định vị thành công và tham gia vào thị trường đất hiếm Việt Nam, Australia sẽ gặt hái được những lợi ích không ngờ từ quan hệ hợp tác này xét trong chu kỳ tăng trưởng dài hạn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала