Dự báo bất ngờ: Việt Nam sẽ dẫn đầu toàn cầu về tăng trưởng kinh tế số

© Depositphotos.com / Everythingposs Công nghệ chuỗi khối Blockchain.
Công nghệ chuỗi khối Blockchain. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.11.2022
Đăng ký
Sự “lột xác” ở Việt Nam cho thấy những biến đổi, tiến bộ lớn lao từ sâu bên trong nền kinh tế đất nước. Theo công bố Chỉ số FT- Omdia mới nhất, Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất toàn cầu.
Cụ thể, theo Chỉ số FT-Omdia, Việt Nam được dự báo sẽ có nền kinh tế số phát triển nhanh nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 8,9% giai đoạn 2022-2026, nhanh nhất trong số 51 quốc gia được FT và Omdia khảo sát.
Đặc biệt, dân số trẻ, dòng vốn FDI mạnh mẽ chuyển dịch từ Trung Quốc và hệ thống chính sách hỗ trợ tích cực của Chính phủ đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.

Sự thay đổi bất ngờ

Trong công bố Chỉ số các nền kinh tế kỹ thuật số FT- Omdia được Financial Times và Công ty nghiên cứu công nghệ Omdia đăng tải ngày 22/11, Việt Nam dẫn đầu toàn cầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế số hóa.
Ông Nick Lonsdale, Tổng Giám đốc điều hành toàn cầu của Nashtech (thành viên của tập đoàn Harvey Nash, Anh) đã từng bị choáng ngợp bởi lượng xe máy khổng lồ chen chúc, chiếm đa số trên mọi ngõ ngách đường phố Hà Nội khi đến thăm Việt Nam lần đầu tiên cách đây 6 năm.
Tuy nhiên, ngày trở lại gần đây, điều làm Lonsdale ấn tượng là sự thay đổi to lớn ở quốc gia Đông Nam Á này.
Công nghệ Blockchain. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.10.2022
Cán mốc 23 tỷ USD, kinh tế số Việt Nam tăng nhanh nhất Đông Nam Á
Tổng Giám đốc điều hành của Nashtech, một tập đoàn CNTT hàng đầu nước Anh, đồng thời là nhà tuyển dụng công nghệ thuộc sở hữu nước ngoài lớn nhất ở quốc gia này dường như đã không thể tin vào mắt mình:
“Đến nay, có rất nhiều ô tô đi lại trên đường phố, có thể dễ dàng cảm nhận sự thịnh vượng, giàu có”, - Lonsdale nhấn mạnh về những thay đổi rõ ràng ở Việt Nam.

Dẫn đầu

Trong 5 năm tới, quá trình thay đổi tương tự sẽ diễn ra ở lĩnh vực công nghệ, kinh tế số của đất nước.
Nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam được dự báo có thể đạt mục tiêu tăng trưởng kép hàng năm là 8,9%, trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2026, nhanh nhất và dẫn đầu trong số 51 quốc gia được khảo sát trong bảng xếp hạng Chỉ số các nền kinh tế kỹ thuật số FT-Omdia.
Cần nhắc lại, Chỉ số các nền kinh tế kỹ thuật số FT-Omdia do Financial Times và Công ty nghiên cứu công nghệ Omdia thiết lập và theo dõi.
Blockchain. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.04.2022
Cho phép thành lập Hiệp hội Blockchain, Việt Nam quyết đẩy mạnh nền kinh tế số
Chỉ số này theo dõi các thước đo tăng trưởng trong 5 hạng mục lớn như Kết nối: việc truy cập các dịch vụ kỹ thuật số qua băng thông rộng cố định và di động. Thiết bị di động: sự sẵn có của điện thoại thông minh, máy tính bảng… Giải trí kỹ thuật số: số lượng thuê bao đăng ký dịch vụ phát nhạc và video trực tiếp cũng như số lượng người dùng YouTube và Facebook*. Thanh toán: số lượng chủ thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và giá trị giao dịch. Và cuối cùng là chi phí của doanh nghiệp cho dịch vụ điện toán đám mây và công nghệ thông tin nói chung.
“Việt Nam sẽ chứng kiến ​​sự mở rộng đột phá về khả năng kết nối nhanh chóng và thâm nhập thiết bị di động, cũng như sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực thanh toán và giải trí kỹ thuật số”, - theo Financial Times.
Đồng thời, các nhà phân tích cũng cho rằng, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam sẽ được hỗ trợ bởi nguồn lực dân số trẻ, nhiều chính sách hỗ trợ tích cực của chính phủ và dòng tiền dồi dào từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Nhân khẩu học, FDI và hỗ trợ từ Chính phủ

Ông Mike Roberts, Giám đốc cố vấn tại Omdia, một công ty nghiên cứu công nghệ, nêu bật các chính sách của chính phủ Việt Nam, bao gồm mục tiêu phổ biến diện rộng điện thoại thông minh vào cuối năm tới và kế hoạch chuyển đổi kỹ thuật số năm 2025, nhằm cải thiện dịch vụ công và nâng cấp cơ sở hạ tầng ngân hàng.
Theo đánh giá của Roberts, nhân khẩu học của Việt Nam được xem là một động lực cơ bản khác thúc đẩy sự tăng trưởng trong nền kinh tế kỹ thuật số, với 70% trong số hơn 98 triệu người dân dưới 35 tuổi. Đây chính là lợi thế của nền kinh tế năng động với dân số trẻ.
Trong khi đó, theo dữ liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ biết chữ của những người trong độ tuổi 15-24 đạt 99% vào năm 2019, giúp Việt Nam trở thành thị trường chính cho thiết bị di động với tiềm năng phát triển mạnh mẽ.
Người đàn ông theo dõi giá cổ phiếu tại một công ty môi giới ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.05.2022
Việt Nam có còn là “thiên đường” FDI?
“Việc phổ cập thiết bị di động ở Việt Nam rất mạnh mẽ và điều đó sẽ còn tiếp tục”, - Roberts nói.
Tuy nhiên, chuyên gia cũng lưu ý rằng, trong khi các chính sách của chính phủ gửi tín hiệu tích cực đến các nhà đầu tư, một số mục tiêu cần được xem xét lại vì chưa sát thực tế.

“Ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, mức độ hỗ trợ của chính phủ không chắc sẽ được duy trì theo thời gian. Đồng thời, cũng có những mục tiêu rất tham vọng, một số có thể đạt được nhưng số khác thì sẽ rất khó khăn để hoàn thành”, - Giám đốc cố vấn tại Omdia thành thật.

Theo đánh giá của Roberts, những yếu tố cản trở tăng trưởng tiềm năng là dân số có thu nhập tương đối thấp và cơ sở hạ tầng vật chất còn kém phát triển, cả hai đều có thể cản trở việc tiêu thụ các sản phẩm kỹ thuật số thời gian tới.
“Một ví dụ mà tôi nghĩ đến là Việt Nam hiện đang phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực kết nối nhưng tốc độ thực tế của các dịch vụ băng thông rộng trong nước lại tương đối chậm”, - Roberts cho hay.
Thêm nữa, Việt Nam được tính là có ít cáp ngầm dưới biển kết nối với thế giới bên ngoài so với các quốc gia Đông Nam Á khác.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.05.2020
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Không thể để dữ liệu kinh tế số của Việt Nam ra nước ngoài

“Điều đó có nghĩa là sẽ có ít băng thông hơn để chia sẻ kết nối với thế giới xung quanh”, - chuyên gian hận định.

Mặc dù vậy, theo đánh giá của Omdia, Việt Nam là một trong những điểm đến quan trọng nhất của Đông Nam Á về đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là đối với ngành sản xuất.
Điều này sẽ giúp đẩy nhanh việc sử dụng dữ liệu 5G, khi các doanh nghiệp đang phát triển bắt đầu dựa vào các kết nối băng thông rộng, tốc độ cao, truy cập nhanh của thiết bị 5G để cải thiện hoạt động của các dịch vụ CNTT trên lưu trữ đám mây và tự động hóa ở các nhà máy.
Vào cuối năm 2021, Việt Nam đã đấu giá phổ tần mạng 5G lần đầu tiên và hứa hẹn sẽ đạt 2,4 triệu thuê bao vào cuối năm nay, sau khi 3 nhà mạng chính của đất nước là Viettel, VNPT và MobiFone ra mắt vùng phủ sóng tốc độ cao.
Các nhà phân tích của FT và Omdia chỉ ra rằng, dòng vốn FDI vào Việt Nam cũng được hưởng lợi từ xu hướng chuyển dịch sản xuất khỏi Trung Quốc, khi các nhà đầu tư quốc tế lo ngại trước chính sách Zero Covid nghiêm ngặt của quốc gia tỷ dân.
Hồi tháng 8, Nikkei đưa tin Apple đàm phán để bắt đầu sản xuất Apple Watch và Macbook lần đầu tiên ở Việt Nam. Động thái này diễn ra khi Apple chuyển một số hoạt động sản xuất iPad của mình sang Việt Nam, sau khi lệnh phong tỏa kéo dài 2 tháng ở Thượng Hải làm gián đoạn chuỗi cung ứng vào đầu năm nay.
Ông Dominic Scriven, Chủ tịch kiêm đồng sáng lập của Dragon Capital, một tập đoàn đầu tư có trụ sở tại Việt Nam, cho biết, ngày càng có nhiều công ty chuyển trụ sở, cứ điểm sản xuất đến TP.HCM.
“Đó chưa phải là một trung tâm toàn cầu, nhưng chắc chắn là một xu hướng — từ Hồng Kông và Thượng Hải”, - Scriven nhấn mạnh.
Theo ông, trong khi Việt Nam có một số điểm tương đồng với Trung Quốc, bao gồm cả hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản lãnh đạo, vốn ở Việt Nam ít tập trung hơn đáng kể so với nước láng giềng phía bắc và dân số trẻ mang lại lợi thế nhân khẩu học khác biệt.
Nhà máy Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.11.2022
Ảnh hưởng từ việc Trung Quốc mở cửa nền kinh tế đối với Việt Nam
Có rất nhiều người trẻ ở Việt Nam lựa chọn theo đuổi con đường làm giàu, điều mà Scriven nghĩ ít người trẻ ở Trung Quốc thực sự đeo đuổi.
“Vẫn còn rất nhiều người lạc quan về việc trở nên giàu có trước khi già đi, ý tưởng mà tôi nghĩ đã bị ném ra ngoài cửa sổ ở Trung Quốc”, - ông nói.
Tuy nhiên, chuyên gia cũng cảnh báo, những khó khăn của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, vốn vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và là “mối quan hệ rất quan trọng”, cũng tạo ra những rủi ro tiêu cực cần tính tới.
Xuất khẩu của Việt Nam đã giảm hơn 14% trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 9, nguyên nhân một phần là do tốc độ tăng trưởng chậm lại ở các nền kinh tế phương Tây, cũng là các đối tác thương mại quan trọng của Hà Nội.
Trong tháng 10, lạm phát - chỉ số giá tiêu dùng đã tăng lên 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng từ mức 2,9% gần đây vào tháng 8. Mặc dù con số này vẫn thấp hơn đáng kể so với mức cao nhất trong nhiều thập kỷ được thấy ở thế giới phương Tây, nhưng các nhà phân tích cho rằng tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và sự phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu và thực phẩm của Việt Nam khiến nước này phải đối mặt với giá hàng hóa tăng cao kể từ khi xung đột Nga – Ukraina nổ ra.

Tiến về phía trước

Tuy nhiên, tham vọng phát triển công nghệ của Việt Nam vẫn còn nguyên. Đó là điều hết sức đáng khích lệ với một quốc gia đang phát triển nhanh và mạnh mẽ như Việt Nam.
Chuyên gia Lonsdale của Nashtech nhận định, mặc dù chính phủ “có những lối đi riêng”, nhưng cá nhân ông đã chứng kiến ​​Việt Nam tiến lên phía trước với nỗ lực số hóa mọi thứ, từ ngân hàng, dịch vụ tài chính đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm trong những năm gần đây.
Có thể tổng kết ngắn gọn rằng, chỉ số các nền kinh tế kỹ thuật số FT-Omdia vừa công bố cho thấy, trong 5 năm tới Việt Nam sẽ chứng kiến một sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ.
ATM - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.10.2022
Việt Nam đang cho thấy sự lột xác bất ngờ của nền kinh tế từng chỉ dựa vào tiền mặt
Cùng với đó, dự báo FT-Omdia nhấn mạnh, Việt Nam sẽ có nền kinh tế số phát triển nhanh nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng hằng năm kép (CAGR) là 8,9% trong giai đoạn 2022-2026, nhanh nhất trong số 51 quốc gia được khảo sát. Theo sau là Ấn Độ (8,7%), Mexico (8,1%), Indonesia (7,7%) và Israel (7,5%).
Về thước đo tốc độ thâm nhập thiết bị di động và khả năng kết nối nhanh chóng, Việt Nam đứng đầu trong Chỉ số các nền kinh tế số FT-Omdia.
Nền kinh tế gần 100 triệu dân của Việt Nam cũng được dự báo tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực giải trí và thanh toán kỹ thuật số thời gian tới.
* Meta (mạng xã hội Facebook và Instagram) bị cấm hoạt động ở Nga vì là tổ chức cực đoan.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала