Ở Campuchia đang hình thành triều đại thủ tướng cầm quyền

© AFP 2023Thủ tướng Campuchia Hun Sen với con trai cả Hun Manet trong nghi lễ tại căn cứ quân sự ở Phnom Penh
Thủ tướng Campuchia Hun Sen với con trai cả Hun Manet trong nghi lễ tại căn cứ quân sự ở Phnom Penh - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.11.2022
Đăng ký
Thế giới đang đứng trước sự xuất hiện của một triều đại cầm quyền mới. Ở đây nói về Campuchia, - nhà khoa học chính trị Grigory Kucherenko lưu ý trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Thủ tướng đương nhiệm của Vương quốc Campuchia – ông Hun Sen đảm nhiệm các chức vụ cao nhất trong gần 45 năm, trong khi nước này đã thay đổi một số tên gọi trong thời gian này. Ông là vị Thủ tướng lâu nhất lịch sử thế giới. Bản thân ông không chỉ một lần nói về triển vọng nắm quyền thêm nhiều năm nữa. Năm 2017, ông Hun Sen nói rằng, ông dự định giữ chức thủ tướng thêm 10 năm nữa. Vào năm 2021 ông cũng nói như vậy, nhưng cũng trong năm đó, Hun Sen đã giới thiệu con trai cả của ông là tướng Hun Manet, ứng viên thủ tướng của đảng Nhân dân Campuchia.
Ông Hun Sen đã tuyên bố: "Hôm nay tôi xin tuyên bố rằng tôi ủng hộ con trai tôi trở thành người kế nhiệm tôi làm thủ tướng Campuchia, nhưng phải thông qua bầu cử chứ không phải bằng bất kỳ cách nào khác".

Sự lựa chọn không phải ngẫu nhiên

Ông Hun Manet, 45 tuổi, được coi là một chính trị gia khá trẻ, đặc biệt là theo tiêu chuẩn của Đảng Nhân dân Campuchia, đảng này nắm quyền dưới hình thức này hay hình thức khác kể từ những năm 1980. Không giống như cha mình, ông Hun Manet được đào tạo trong các nền giáo dục tiên tiến ở phương Tây không chỉ trong lĩnh vực quân sự, mà còn trong các lĩnh vực dân sự.
“Đại tướng Hun Manet là Phó Tổng Tư lệnh kiêm Tư lệnh Lục quân, Quân đội Hoàng gia Campuchia, phó chỉ huy đơn vị cận vệ riêng của cha ông và là người đứng đầu lực lượng chống khủng bố của đất nước. Ngoài ra, ông còn là người lãnh đạo Đoàn thanh niên đảng Nhân dân Campuchia. Điều này đặc biệt quan trọng vì thanh niên dưới 35 tuổi chiếm khoảng 65% dân số cả nước và không thể đánh giá thấp tầm quan trọng của các công việc gần gũi với nhóm tuổi này. Vị trí này cũng mang lại cho ông một ảnh hưởng nhất định trong lực lượng vũ trang, đây là một trong những yếu tố có thể đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực tương đối suôn sẻ từ cha sang con", - chuyên gia Grigory Kucherenko lưu ý.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Nguỵ Phượng Hoà hội kiến với Thủ tướng Campuchia Hun Sen. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2022
Campuchia cảm ơn sự viện trợ quý báu của Trung Quốc trong xây dựng quân đội

Không có lựa chọn hoàn hảo, chỉ có lựa chọn phù hợp nhất

Ban đầu đã có những ứng cử viên khác lên vị trí người kế thừa Hun Sen. Trước hết là ông Hun Many, người con trai lớn thứ hai trong gia đình Thủ tướng Campuchia. Tuy nhiên, ứng cử viên Hun Many đã bị từ chối do vào năm 2018, ông ấy đã bị cáo buộc cưỡng hiếp. Ông Hun Sen cũng không muốn bị thay thế bởi một người từ "cận vệ cũ", chẳng hạn như Bộ trưởng Nội vụ Sar Kheng. Khi Hun Manet được công bố là thủ tướng tiềm năng, ông không nhận được sự ủng hộ từ ông Sar Kheng.
Đáp lại, Thủ tướng Hun Sen đưa ra câu nói mỉa mai: “Thật điên rồ khi tin rằng Sar Kheng có thể đảm nhận vị trí này ở độ tuổi như vậy, bởi vì ông ấy lớn hơn tôi một tuổi. Ý tưởng này không có ý nghĩa gì cả".
© Ảnh : Leng Len/VOA KhmerChính trị gia Campuchia Hun Many
Chính trị gia Campuchia Hun Many - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.11.2022
Chính trị gia Campuchia Hun Many

Chính sách đối ngoại của Campuchia sẽ thay đổi như thế nào dưới thời Hun Manet?

Sự chuyển giao quyền lực tại Campuchia sẽ ảnh hưởng không chỉ đến chính sách đối nội mà cả đến chính sách đối ngoại của đất nước, - chuyên gia Grigory Kucherenko lưu ý.

“Mặc dù hiện nay Campuchia ít chịu lệnh trừng phạt của các nước phương Tây do các cáo buộc vi phạm nhân quyền, nhưng chính quyền vẫn nghe thấy những lời chỉ trích khá gay gắt và không muốn để tình hình đẫn đến sự đối đầu. Ông Hun Sen muốn để việc chuyển giao ghế thủ tướng cho con trai không đi kèm với bất kỳ biện pháp trừng phạt nào từ Mỹ và EU. Chính bởi vậy, ông đã thực hiện một số bước nhằm tăng cường quan hệ giữa Phnom Penh và Washington. Ví dụ, vào tháng 3 năm nay, tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Campuchia đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết do Hoa Kỳ đề xuất lên án chiến dịch đặc biệt của Nga ở Ukraina. Đại sứ Hoa Kỳ tại Campuchia đã bình luận về điêu này với sự nhiệt tình chưa từng có, ông nói: "Thật tuyệt khi thấy Campuchia đứng về phe Mỹ", - Grigory Kucherenko nói.

Việc Hun Manet lên nắm quyền có thể làm cho quan hệ Campuchia-Hoa Kỳ nồng ấm hơn nữa. Theo các chuyên gia hàng đầu của Nga, nếu phía Mỹ hứa sẽ công nhận tính hợp pháp của Thủ tướng Hun Manet sau cuộc bầu cử năm 2023 và không chỉ trích hành vi chuyên quyền của ông Hun Sen, thì điều này là đủ để Campuchia gắn kết chặt chẽ hơn nữa với chính sách của Mỹ.
Hun Sen  - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2022
Hun Sen ở giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ
Mặc dù ông Hun Sen đã làm rất nhiều để việc chuyển giao quyền lực cho Hun Manet diễn ra suôn sẻ, nhưng, trong quá trình này vẫn có thể xuất hiện những vấn đề, chẳng hạn như liên quan đến sự thay đổi chính quyền ở Hoa Kỳ hoặc các sự kiện nội bộ Campuchia. Tuy nhiên, rõ ràng là nếu không có sự thái quá nào xảy ra, thì dưới sự lãnh đạo mới, Campuchia sẽ trở thành thân thiết với Mỹ nhiều hơn, chuyên gia nhận xét.

Hun Sen, Hun Manet, ai sẽ là người tiếp theo?

Tầm nhìn của ông Hun Sen về người kế nhiệm không chỉ giới hạn ở Hun Manet.
Tuyên bố sau đây của ông rất có ý nghĩa: "Tôi sẽ là cha của thủ tướng sau năm 2023 và ông nội của thủ tướng vào những năm 2030".

“Tức là, ông Hun Sen đặt mục tiêu tạo ra một triều đại cai trị lâu dài ở Campuchia”, - chuyên gia Kucherenko kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала