Thủ tướng Armenia Pashinyan từ chối ký Tuyên bố chung về kết quả hội nghị thượng đỉnh CSTO

© Sputnik / Sergey Guneev / Chuyển đến kho ảnhThủ tướng Armenia Nikol Pashinyan
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.11.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan từ chối ký Tuyên bố của Hội đồng An ninh Tập thể CSTO, nội dung phát biểu của ông được đăng trên trang web của chính phủ nước này.
Theo ông, Yerevan đề xuất Hội đồng của tổ chức CSTO ra quyết định đẩy nhanh hoạt động chính trị và ngoại giao với Baku, "nhằm mục đích rút quân đội Azerbaijan ngay lập tức và vô điều kiện khỏi lãnh thổ có chủ quyền của Cộng hòa Armenia về vị trí ban đầu của họ tại thời điểm ngày 11/5/2021".
Ông Pashinyan lưu ý rằng quan điểm như vậy không chỉ quan trọng đối với việc khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ông mà còn có tác dụng ngăn chặn Baku xâm lược về sau. Ông nhắc nhở rằng nguy cơ leo thang căng thẳng vẫn còn hiện hữu, Tổng thư ký CSTO Stanislav Zas đã báo cáo về điều này vào cuối tháng 10.
Thủ tướng Armenia nói thêm rằng trong những điều kiện đó việc không có đánh giá chính trị rõ ràng về tình hình không chỉ có nghĩa là tổ chức từ chối các nghĩa vụ đồng minh, mà còn có thể được Azerbaijan hiểu là bật đèn xanh cho hành động gây hấn tiếp theo của họ đối với Yerevan. Theo ông, điều này mâu thuẫn với "tinh thần và ý nghĩa" của các văn kiện sáng lập CSTO.
Quân sự ở biên giới Azerbaijan và Armenia - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.10.2022
EU sẽ cử đoàn công tác đến giúp phân định biên giới giữa Armenia và Azerbaijan

"Xuất phát từ điều đó, thưa các vị đồng nghiệp, tại thời điểm này tôi cho rằng dự thảo "Tuyên bố của Hội đồng an ninh tập thể CSTO và các biện pháp chung để hỗ trợ Cộng hòa Armenia" được đưa ra để ký kết chưa được hoàn thiện đầy đủ, và với tất cả sự tôn trọng, tôi chưa sẵn sàng ký vào tài liệu theo hình thức như vậy", - ông Pashinyan nói.

Theo ông, tuy không thể đạt được sự đồng thuận về tất cả các vấn đề, nhưng "15 trong số 17 quyết định đã được thông qua".
Ông cũng nói thêm rằng sự đánh giá chính trị là cần thiết trước hết từ quan điểm đạo đức, "bởi vì nó phải là sự thể hiện mang tính logic các mối quan hệ đồng minh". Ngoài ra, tuy việc nói đến ở đây là khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Armenia nhưng điều đó không có nghĩa là can thiệp quân sự. Ông Pashinyan nhấn mạnh rằng theo Hiến chương CSTO, khi bảo vệ các quốc gia thành viên của tổ chức trên cơ sở tập thể thì các biện pháp chính trị vẫn được ưu tiên.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại Điện Kremlin, Matxcơva  - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.09.2022
Ông Erdogan tố Armenia làm leo thang tình hình trên biên giới với Azerbaijan

Xung đột ở biên giới Armenia-Azerbaijan gia tăng nghiêm trọng

Vào đêm ngày 13 tháng 9 đã nổ ra giao tranh ở biên giới Armenia-Azerbaijan, các bên đổ lỗi cho nhau làm căng thẳng leo thang. Yerevan thông báo quân đội Azerbaijan đã nổ súng sang lãnh thổ Armenia bằng pháo và máy bay không người lái. Các khu vực ở biên giới - Gegharkunik, Vayots Dzor, Syunik (nối Armenia với Iran) - đã bị pháo kích. Những vùng đất này không liên quan gì đến Karabakh. Baku nói rằng quân đội Armenia đã bắn vào các vị trí của quân Azerbaijan ở biên giới, hai bên xảy ra đụng độ quân sự. Bộ Ngoại giao Azerbaijan cáo buộc Armenia có ý định phá vỡ tiến trình hòa bình. Cả hai bên đều thông báo phía quân mình có thương vong.
Đến sáng các bên đã thỏa thuận được với nhau về lệnh ngừng bắn. Theo ông Grigory Karasin, người đứng đầu Ủy ban quốc tế của Hội đồng Liên bang (tức Thượng viện) LB Nga, thỏa thuận ngừng bắn trên biên giới giữa Armenia và Azerbaijan đạt được nhờ những nỗ lực của Nga, trong đó có cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan, cũng như hoạt động của Bộ Ngoại giao Nga. Theo thượng nghị sĩ, hiện nay còn rất nhiều việc phải làm, bởi vì Yerevan đã kiến nghị lên Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO).
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала