Đất nước và con người Việt Nam trong tác phẩm của hoạ sĩ Nga 90 năm trước

© ẢnhCông chúa Bửu Liêm, ái nữ của Quận vương Bửu Kiêm. Huế, năm 1932.
Công chúa Bửu Liêm, ái nữ của Quận vương Bửu Kiêm. Huế, năm 1932. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.11.2022
Đăng ký
Cách đây vài năm trong cuộc triển lãm ở phòng tranh "Nghệ sĩ của chúng ta" tại Matxcơva đã trưng bày bức tranh “Công chúa Việt Nam Bửu Liêm”. Thủ bút ở góc bức tranh cho biết hoạ phẩm này được vẽ vào tháng 3 năm 1932 tại Huế và tác giả là Alexandr Yakovlev.
Bức tranh này đã thu hút sự chú ý của ông Anatoly Sokolov, chuyên gia Matxcơva có nhiều năm thu thập tư liệu về những người Nga đến thăm Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Nhà sử học Nga nảy sinh hứng thú tìm hiểu về hoạ sĩ chuyên nghiệp người Nga đầu tiên từng đến thăm đất nước Việt Nam. Vừa qua, chuyên gia Sokolov đã giới thiệu tất cả những gì ông biết được trong đề tài này với cử toạ tham gia hội nghị chuyên đề tổ chức tại Matxcơva về quan hệ của Nga với các nước Đông Nam Á.
«Alexandr Yakovlev sinh năm 1887 tại Saint-Peterburg mất năm 1938 tại Paris. Thân phụ của ông là sĩ quan hải quân, từng sáng chế động cơ đốt trong và là một trong những người thiết kế mẫu ô tô sản xuất hàng loạt đầu tiên của Nga. Thân mẫu của hoạ sĩ là nữ Tiến sĩ Toán học đầu tiên của đế chế Nga. Anh cả của Alexandr Yakovlev là một trong những phi công đầu tiên của Nga. Cháu gái Tatyana là người trong mộng của thi sĩ Nga nổi tiếng Vladimir Mayakovsky. Bản thân Alexandr yêu thích hội họa từ khi còn nhỏ, nhiều lần thực hiện những đi dã ngoại sáng tạo đến Trung Á, Mông Cổ, Trung Quốc và Nhật Bản. Từ năm 1919 hoạ sĩ định cư tại Pháp. Năm 1922, một album lớn gồm các hoạ phẩm của ông đã được xuất bản tại Paris với lượng phát hành là 150 bản. Có chi tiết thú vị: người viết lời tựa cho cuốn album này là nhà khảo cổ học xuất sắc công dân Pháp gốc Nga Viktor Golubev, người sau này đã phát hiện ra nền văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam», - ông Anatoly Sokolov cho biết.
Ngày Việt Nam lần thứ nhất tại MSLU - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.05.2022
Huyền thoại Việt Nam trên sân khấu trường đại học ngoại ngữ Nga

Những tác phẩm từ đời sống và chuyến đi

Tại Paris, - nhà Việt Nam học Matxcơva Anatoly Sokolov kể tiếp - Yakovlev đã làm quen với Andre Citroen, người lập ra tập đoàn ô tô và mẫu xe cùng thương hiệu mang tên ông, được biết rộng rãi trên thế giới. Năm 1924, doanh nhân-sáng chế gia mời Yakovlev với tư cách hoạ sĩ tham gia chuyến đi quảng cáo xe hơi «Citroen» kéo dài một năm khắp Châu Phi. Kết quả của chuyến đi là hơn 500 bức tranh đã khiến tên tuổi họa sĩ Nga vang danh toàn thế giới. Năm 1931-32, Yakovlev một lần nữa tham gia tour quảng cáo của «Citroen», lần này là chuyến đi xuyên Á. Điểm đến cuối cùng của ông là Việt Nam, nơi hoạ sĩ dừng chân từ giữa tháng 3 đến ngày 4 tháng 4 năm 1932. Thời gian ở lại đất nước Á châu này đã phải rút ngắn do trưởng đoàn điền dã đột tử.

Hình mẫu Việt Nam trong sáng tác của họa sĩ Nga

Ngày nay, các tác phẩm của Yakovlev mà số lượng vượt xa một nghìn bức được bảo quản và trưng bày trong nhiều Viện Bảo tàng và bộ sưu tập tư nhân trên toàn cầu. Hơn hai mươi hoạ phẩm lưu giữ trong Viện Bảo tàng Nga ở Saint-Peterburg và cũng có ở mặt ở Matxcơva, trong Phòng trưng bày Tretyakov, trong Phòng tranh "Các hoạ sĩ của chúng ta".
© ẢnhTôn Thất Hân - quan chức triều Nguyễn Việt Nam, Phụ chính Đại thần thời Duy Tân, Phụ chính Thân thần thời Bảo Đại. Huế, năm 1932.
Tôn Thất Hân - quan chức triều Nguyễn Việt Nam, Phụ chính Đại thần thời Duy Tân, Phụ chính Thân thần thời Bảo Đại. Huế, năm 1932. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.11.2022
Tôn Thất Hân - quan chức triều Nguyễn Việt Nam, Phụ chính Đại thần thời Duy Tân, Phụ chính Thân thần thời Bảo Đại. Huế, năm 1932.
«Tôi đặt ra cho mình mục tiêu tìm lại dấu vết tất cả những bức tranh mà Yakovlev sáng tác trong thời gian ngắn ngủi trên mảnh đất Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ này, tôi đã nghiên cứu kỹ lưỡng các danh mục: Bảo tàng và triển lãm, các cuộc trưng bày và đấu giá nghệ thuật ở các nước khác nhau», - nhà nghiên cứu Sokolov cho biết.
Kết quả đã tìm thấy 12 bức tranh của Yakovlev về chủ đề Việt Nam. Đó là những cánh đồng lúa xứ nhiệt đới, chân dung những người phụ nữ thôn quê, những người đàn ông từ Cao Bằng, rồi người mẹ với đứa con thơ trên tay. Hiện ra sống động, với độ chính xác tối đa như người thật trong tranh của Yakovlev là chân dung quan chức triều Nguyễn Tôn Thất Hân, Phụ chính Đại thần thời Duy Tân, Phụ chính Thân thần thời Bảo Đại, vị đại học sĩ đã viết những tác phẩm nổi tiếng về lịch sử đất nước như "Việt sử diễn ca" và “Việt sử diễn nghĩa tứ tự ca”. Có chân dung Quận vương Nguyễn Phúc Bửu Kiêm, thường được gọi là Ông Hoàng Mười, hoàng tử con vua Dục Đức, được phong tước Hoài Ân vương. Hình ảnh phụ nữ Việt Nam thời xưa được tái hiện cực kỳ đẹp và nổi bật với màu áo lụa xanh tinh tế trong hoạ phẩm chân dung Công chúa Bửu Liêm.
© ẢnhNguyễn Phúc Bửu Kiêm, hoàng tử con vua Dục Đức nhà Nguyễn, còn được gọi là Ông Hoàng Mười, tước phong Hoài Ân vương. Huế, năm 1932.
Nguyễn Phúc Bửu Kiêm, hoàng tử con vua Dục Đức nhà Nguyễn, còn được gọi là Ông Hoàng Mười, tước phong Hoài Ân vương. Huế, năm 1932. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.11.2022
Nguyễn Phúc Bửu Kiêm, hoàng tử con vua Dục Đức nhà Nguyễn, còn được gọi là Ông Hoàng Mười, tước phong Hoài Ân vương. Huế, năm 1932.
«Thật đáng tiếc, mặc dù tôi đã đề nghị các chuyên gia Việt Nam giúp đỡ, nhưng cho đến nay vẫn chưa rõ hơn về số phận của nàng công chúa Việt Nam này», - ông Sokolov chia sẻ.
Xét theo chữ ký trên những bức tranh, có thể thấy hoạ sĩ Nga Yakovlev đã thăm Hải Phòng, nơi đoàn thám hiểm đến bằng đường biển từ Hồng Kông, rồi tiếp đó là Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Vào thời bấy giờ đã có hoạt động của Trường Mỹ thuật Đông Dương. Liệu có chăng cuộc giao lưu nào đó của đại diện Trường Mỹ thuật này với hoạ sĩ Nga đầu tiên thăm Việt Nam? Chuyên gia Anatoly Sokolov hy vọng rằng cuộc trò chuyện của ông với Sputnik sẽ giúp khám phá thêm thông tin mới về giai đoạn Việt Nam trong cuộc đời Alexandr Yakovlev.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала