Việt Nam sắp có tổ hợp hoá dầu hơn 5 tỷ đô

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng dự Lễ khánh thành Cụm cảng - Bồn bể chuyên dụng và Nhà máy tiện ích trung tâm của Tổ hợp Hóa dầu miền Nam
Thủ tướng dự Lễ khánh thành Cụm cảng - Bồn bể chuyên dụng và Nhà máy tiện ích trung tâm của Tổ hợp Hóa dầu miền Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.11.2022
Đăng ký
Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam, với tổng vốn đầu tư hơn 5 tỷ USD, dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ giữa năm sau 2023.
Dự án được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào nhập khẩu các sản phẩm hóa dầu, cung cấp nguồn nguyên liệu, nhiên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp sản xuất nội địa.

Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam

Chiều 26/11, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ khánh thành Cụm cảng - Bồn bể chuyên dụng và Nhà máy tiện ích trung tâm của Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam (LSP).
Dự án được khởi công xây dựng tháng 2/2018, với tổng vốn đầu tư hơn 5 tỷ USD, nằm trong khu công nghiệp (KCN) Dầu khí Long Sơn (xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu). Chủ đầu tư là Tập đoàn SCG (Thái Lan).
Tổng Giám đốc LSP Tharna Sanee cho biết, đây là tổ hợp hóa dầu tích hợp đầy đủ đầu tiên tại Việt Nam. Tổ hợp bao gồm một nhà máy cracking nguyên liệu hỗn hợp quy mô lớn, các nhà máy sản xuất hạ nguồn và hạng mục phụ trợ. Tất cả được trang bị các công nghệ tiên tiến và hiện đại trên thế giới.
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng dự Lễ khánh thành Cụm cảng - Bồn bể chuyên dụng và Nhà máy tiện ích trung tâm của Tổ hợp Hóa dầu miền Nam
Thủ tướng dự Lễ khánh thành Cụm cảng - Bồn bể chuyên dụng và Nhà máy tiện ích trung tâm của Tổ hợp Hóa dầu miền Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.11.2022
Thủ tướng dự Lễ khánh thành Cụm cảng - Bồn bể chuyên dụng và Nhà máy tiện ích trung tâm của Tổ hợp Hóa dầu miền Nam
Sau khi đi vào hoạt động, dự án sẽ góp phần thay thế và giảm dần việc nhập khẩu các sản phẩm hóa dầu, cung cấp nguồn nguyên liệu, nhiên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp sản xuất nội địa, giúp phát triển các ngành dịch vụ khác tại Bà Rịa – Vũng Tàu và vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
Dự án sẽ mang lại cơ hội xuất khẩu các mặt hàng hóa dầu, giúp Việt Nam có mặt trên bản đồ các nước xuất khẩu sản phẩm hóa dầu thế giới. Đây cũng là nền tảng cho những dự án đầu tư trong tương lai về công nghiệp hạ nguồn và các ngành công nghiệp liên quan.
Sau 4 năm thi công, dự án hiện đã đạt 97% tiến độ, giải ngân được 4,4 tỷ USD. Các hạng mục Cảng Hydrocarbon, Khu bồn bể chứa và Nhà máy tiện ích trung tâm đã hoàn tất, kết nối thành Cụm cảng - Bồn bể chuyên dụng và Nhà máy tiện ích trung tâm với tổng mức đầu tư 1,1 tỷ USD.
Đây là 3 hạng mục quan trọng của dự án, giúp hỗ trợ vận hành cho toàn bộ Tổ hợp sau này.
Cụm cảng – Bồn bể chuyên dụng là nơi xuất nhập, lưu trữ nguyên liệu đầu vào, nguyên liệu trung gian để đưa đến các nhà máy trong Tổ hợp, từ đó sản xuất ra các loại hạt nhựa khác nhau.
Nhà máy tiện ích trung tâm là nơi sản xuất các phụ trợ thiết yếu (điện, nước, hơi) để phục vụ sản xuất cho các nhà máy chính, bảo đảm tổ hợp vận hành xuyên suốt, an toàn.
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng dự Lễ khánh thành Cụm cảng - Bồn bể chuyên dụng và Nhà máy tiện ích trung tâm của Tổ hợp Hóa dầu miền Nam
Thủ tướng dự Lễ khánh thành Cụm cảng - Bồn bể chuyên dụng và Nhà máy tiện ích trung tâm của Tổ hợp Hóa dầu miền Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.11.2022
Thủ tướng dự Lễ khánh thành Cụm cảng - Bồn bể chuyên dụng và Nhà máy tiện ích trung tâm của Tổ hợp Hóa dầu miền Nam

Dự án giúp giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu

Phát biểu tại buổi lễ, ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc SCG, chủ đầu tư của Tổ hợp Hóa dầu miền Nam đã báo cáo với Thủ tướng về tiến độ dự án. Theo ông, dự án sẽ được đưa vào vận hành thương mại tổng thể từ giữa năm 2023.
Ông Rangsiyopash nhấn mạnh, Tổ hợp Hoá dầu Miền Nam là dự án trọng điểm của Tập đoàn SCG và SCG Chemicals (SCGC) ở Việt Nam. Dự án thể hiện cam kết lâu dài của tập đoàn đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
Tổ hợp Hoá dầu Miền Nam được xây dựng với những công nghệ tiên tiến nhất trong khu vực, mang đến quy chuẩn hoạt động hàng đầu, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Tập đoàn SCG đối với các quy tắc an toàn và bảo vệ môi trường.
SCG và SCGC mong muốn, dự án sẽ góp phần tạo đà phát triển cho ngành hoá dầu Việt Nam với việc giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Bên cạnh đó, dự án cũng khuyến khích đầu tư dài hạn vào các ngành liên quan trong chuỗi giá trị, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp hạ nguồn tại Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế dài hạn, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam và khu vực.
Khu vực xung quanh Hồ Gươm ở Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.11.2022
Tại sao Thái tử kế vị Đan Mạch dùng xẻng đào đất ở Việt Nam
Về phần mình, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, đây là sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng của dự án trong việc tạo đà phát triển cho ngành hóa dầu tại Việt Nam.
Dự án hoàn thành sẽ mang lại sự tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam, tạo bàn đạp cho ngành hóa dầu, giúp giảm nhu cầu nhập khẩu và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đây là kết quả của sự phối kết hợp hiệu quả từ Trung ương đến địa phương, doanh nghiệp, nhằm đưa dự án vận hành đúng tiến độ mà nhà đầu tư đã cam kết.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала