- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Một cái Tết hậu COVID

© Ảnh : TTXVN - Trần Quốc ViệtMay hàng xuất khẩu tại Công ty may Hoàng Tùng.
May hàng xuất khẩu tại Công ty may Hoàng Tùng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.11.2022
Đăng ký
Việt Nam mặc dù tạo được sự bùng nổ kinh tế trong quý III/2022, nhưng điều đó chỉ là nhất thời.
Suy thoái kinh tế thế giới và lạm phát đang ngấm dần vào nền kinh tế Việt Nam.
Đầu tháng 11/202, Công ty TNHH Tỷ Hùng, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh cho 1.185 công nhân thôi việc. Công ty S.K Vina hoạt động tại TP HCM gần 15 năm dừng toàn bộ hoạt động từ tháng 9/2022. Nhiều công ty ở TP Hồ Chí Minh cũng rơi vào cảnh thiếu đơn hàng, công nhân không có việc làm.
© Ảnh : Nguyễn Nam - TTXVNThanh Hóa: Doanh nghiệp may mặc gặp khó trong tìm kiếm đơn hàng cuối năm
Thanh Hóa: Doanh nghiệp may mặc gặp khó trong tìm kiếm đơn hàng cuối năm - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.11.2022
Thanh Hóa: Doanh nghiệp may mặc gặp khó trong tìm kiếm đơn hàng cuối năm
Theo số liệu của Trung tâm Dịch vụ việc làm TP Hồ Chí Minh, tổng số người mất việc 10 tháng đầu năm 2022 là gần 128.000 người, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2021. Riêng trong tháng 10/2022, hơn 10.440 người mất việc nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Còn 10 tháng đầu năm 2022, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội ghi nhận hơn 61.400 người đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
“Theo Hiệp hội doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh, đơn hàng từ các thị trường xuất khẩu chính của ngành dệt may Việt Nam như Mỹ, châu Âu giảm rõ rệt. Cụ thể, châu Âu giảm 60%, Mỹ giảm 30-40%. Lượng hàng tồn kho tăng, chiếm tới 20-25%. Từ quý 4/2022 và dự báo quý 1/2023, doanh nghiệp không có khách hàng mới. Không chỉ ngành dệt may mà ngành da giày, cao su - nhựa, nội thất, nhôm công nghiệp, sắt thép, xi măng cũng đang đang phải vượt sóng gió, rất vất vả để duy trì việc làm cho người lao động vì khan hiếm, không có đơn hàng. Theo dự báo, tình hình thị trường nửa đầu năm 2023 vẫn sẽ rất ảm đạm”, - TS kinh tế Lê Hòa chia sẻ thông tin với Sputnik.
Suy thoái kinh tế thế giới và lạm phát đang ngấm dần vào nền kinh tế Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ 18 Ban Chỉ đạo COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.11.2022
Đại dịch COVID-19
“Không được để thiếu thuốc, ai không dám làm hãy đứng sang một bên”

Bùng nổ kinh tế trong quý III/2022 chỉ là nhất thời

Làn sóng cắt giảm lao động, sa thải nhân viên không chỉ xuất hiện ở Việt Nam. Nó đã xuất hiện trên thế giới từ nửa năm trước khi các “ông lớn” như Meta*, Netflix, Shopify, Snap và cả Twitter đều lần lượt ghi danh vào làn sóng cắt giảm nhân sự. Đây chính là hiệu ứng “Hậu COVID” về kinh tế và diễn ra trên toàn cầu. Nhiều chuyên gia đặt kỳ vọng vào sự phục hồi nhanh và mạnh của các nền kinh tế sau khi kiểm soát được đại dịch. Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn giản như vậy.
“Việt Nam mặc dù tạo được sự bùng nổ kinh tế trong quý III/2022 nhưng điều đó chỉ là nhất thời. Trong quý III/2022, khi hầu hết các biện pháp phong tỏa phòng chống dịch được dỡ bỏ, người dân có nhu cầu đi du lịch, đi nghỉ dưỡng để giải tỏa, để “xả hơi”… đã tạo nên nhu cầu rất lớn đối với các ngành du lịch dịch vụ. Nhưng chỉ một thời gian sau, nhu cầu này đã bão hòa và mọi sự trở lại bình thường nên hiệu ứng “cầu kéo” đối với các ngành du lịch, dịch vụ không còn. Một loạt lao động thời vụ được tuyển mộ để đáp ứng nhu cầu nhất thời này trở nên thừa”, - Ông Nguyễn Hồng Long, chuyên gia về chính sách đối nội của Việt Nam cho biết trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik hôm 25/11.
Chuyên gia Nguyễn Hồng Long cũng nhấn mạnh, dịp Tết năm Quý Mão 2023 mang đậm đặc điểm của “Một cái Tết hậu COVID”. Đại dịch COVID-19 để lại một bài học rất lớn, làm cho người dân nhận thức được việc cần cân đối giữa tiêu dùng và tích lũy, giữa chi phí và tiết kiệm. Chính vì vậy mà dịp Tết năm 2023, mức tiêu dùng sẽ không còn cao như những năm trước đại dịch. và điều này cũng làm cho các đơn hàng tiêu dùng trong dịp Tết giảm mạnh.
“Nếu xét tổng thể thì nền kinh tế toàn cầu đang ở trạng thái tiền suy thoái sau đại dịch. Nguyên nhân hàng đầu là do nhu cầu tiêu dùng bị cắt giảm trong đại dịch khi các chuỗi logistic bị đứt gãy. Một khi nhu cầu tiêu thụ bị cắt giảm thì một cách tự nhiên, các nhà buôn phải cắt giảm các đơn hàng nếu không muốn bị lâm vào tình trạng khủng hoảng thừa và ế hàng. Một trong những nguyên nhân cơ bản nhất là các nền kinh tế đầu tàu của thế giới như Mỹ, Nhật, EU đang lâm vào suy thoái. Còn Trung Quốc thì với chính sách “Zero Covid”, nền kinh tế khổng lồ nhất thế giới này (xét theo PPP) vẫn chưa thể hồi phục sức mạnh của nó như trước đại dịch”, - Chuyên gia Nguyễn Hồng Long đưa ra đánh giá tình hình trong trả lời phỏng vấn của phóng viên Sputnik.
Những người chờ xét nghiệm coronavirus ở Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.10.2022
Đại dịch COVID-19
20 đơn vị y tế Thái Bình thu vượt so với hướng dẫn của Bộ Y tế 15 tỉ đồng
Như vậy, cả ba thị trường xuất khẩu lớn nhất, quan trọng nhất của Việt Nam là Mỹ, Trung Quốc và EU đều lâm vào tình trạng trì trệ. Cộng vào đó là chính sách cắt giảm chi tiêu không chỉ của các chính phủ mà còn của các doanh nghiệp lớn đã cộng hưởng tác động vào các thị trường đó.
Xét về tổng thể thì không ít doanh nghiệp coi thời kỳ được “cởi trói” sau đại dịch COVID 19 là thời kỳ đổi mới công nghệ có chiều sâu để tăng năng suất lao động. Họ đầu tư để mua sắm những trang thiết bị mới hiện đại hơn, mức độ tự động hóa, tin học hóa cao hơn nhằm giảm bớt chi phí lao động. Đây cũng là một trong các nguyên nhân buộc họ phải sa thải số nhân sự không đủ trình độ tay nghề để tiếp cận những trang thiết bị hiện đại đó.
“Khi các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa ở Việt Nam phải đối mặt với tình trạng các đơn đặt hàng giảm mạnh, họ không còn cách nào khác là phải cắt giảm quỹ lương. Nhưng để giữ chân các nhân sự có tay nghề cao, trình độ lao động thành thạo hơn, họ buộc phải sa thải số nhân lực có trình độ lao động thấp hơn”, - Chuyên gia Nguyễn Hồng Long nói.
Cuối cùng, phải kể đến hiệu ứng lạm phát bắt nguồn từ việc Cơ quan Dự trữ liên bang Mỹ (FED) liên tục tăng lãi suất đồng USD. Động thái này gây hiệu ứng dây chuyền, ảnh hưởng đến các đồng tiền khác, đặc biệt là các đồng tiền đang “neo” vào đồng USD. Điều này đã ảnh hưởng rất mạnh đế các nhà sản xuất, khiến cho họ phải tạm thời “chững lại” để “nghe ngóng”, nắm bắt những biến động mới trên một thị trường toàn cầu đang đầy rẫy nhưng biến động khó lường.

Vượt sóng gió như thế nào?

Chuyên gia Nguyễn Hồng Long nhấn mạnh, việc các nhà sản xuất, các hãng kinh doanh cắt giảm nhân sự là hậu quả không mong muốn của sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Tất nhiên, Việt Nam, với nền kinh tế có độ mở rất lớn nên khó tránh khỏi bị ảnh hưởng mà việc sa thải nhân sự tại nhiều doanh nghiệp chỉ là một trong các hậu quả không mong muốn từ những ảnh hưởng tai hại nói trên.
Mất việc không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà đây còn là bài toán khó trên toàn cầu khi tình trạng suy thoái kinh tế, lạm phát đã rõ ràng. Các chuyên gia kinh tế quốc tế đánh giá Việt Nam có nhiều yếu tố để có thể gồng gánh và bình ổn khi đi qua cơn bão này.
“Hơn lúc nào hết, chúng ta cần sự điều chỉnh kịp thời, đúng lúc đúng chỗ để dự đoán đó thực sự trở thành hiện thực. Người lao động qua đây cũng phải nhìn nhận lại thị trường lao động. Đây là một thị trường khốc liệt vào thời điểm này. Có được một công việc và chuyên sâu nâng cao tay nghề mới chính là xu thế thay vì nhảy việc và lựa chọn xu thế làm việc thời vụ, tự do như trước đó”, - Chuyên gia Nguyễn Hồng Long phát biểu với Sputnik.
Logo Bộ Y tế Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.10.2022
Đại dịch COVID-19
Bộ Y Tế: Việt Nam vẫn chưa thể công bố kết thúc đại dịch COVID-19
“Trong bối cảnh hiện nay, những biện pháp cần thiết nhất là: Khẩn trương đa dạng hóa thị trường, từ nguồn cung nguyên phụ liệu cho đến đầu ra sản phẩm, không phụ thuộc vào thị trường truyền thống, trong đó có việc tận dụng Hiệp định TMTD với Liên minh Kinh tế Á-Âu và các Hiệp định TMTD khác; có các giải pháp hỗ trợ về vốn, lãi suất; tăng hỗ trợ của các bộ ngành trong việc mở rộng, đẩy mạnh việc sản xuất của các doanh nghiệp”, - TS kinh tế Lê Hòa phát biểu với Sputnik.
* Hoạt động của Công ty Meta (mạng xã hội Facebook và Instagram) bị cấm ở Nga vì có tnhs chất cực đoan
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала