Hội Chữ thập đỏ thống kê được hơn một trăm cuộc xung đột vũ trang trên thế giới

© Sputnik / Sputnik / Chuyển đến kho ảnhXe cứu trợ của Hiệp Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (ICRC)
Xe cứu trợ của Hiệp Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (ICRC) - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2022
Đăng ký
Matxcơva (Sputnik) - Với hơn 100 cuộc xung đột vũ trang trên thế giới, Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) đang yêu cầu được cấp 2,94 tỷ đô la để giúp đỡ người dân vào năm 2023, căn cứ thông cáo báo chí của tổ chức.
"Ngày nay trên thế giới có hơn 100 cuộc xung đột vũ trang. Những khổ đau của dân thường do những cuộc xung đột này gây ra, kết hợp với tình trạng khí hậu xấu đi, giá lương thực và năng lượng tăng cao, sẽ khiến năm 2023 trở thành một năm có nhu cầu nhân đạo rất lớn. Cộng đồng toàn cầu phải đảm bảo rằng không có xung đột nào bị bỏ lại đằng sau, nếu không chúng ta có nguy cơ đối diện nhiều cuộc khủng hoảng với những thiệt hại to lớn về nhân mạng" - thông cáo dẫn lời Chủ tịch ICRC Mirjana Spoljaric.
ICRC đang yêu cầu cung cấp 2,94 tỷ đô la để tài trợ cho công việc của mình vào năm 2023.
Một chuyến hàng cứu trợ của Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ thế giới (ICRC) - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.06.2022
Ông Rocca được tái bầu làm người đứng đầu Liên đoàn Chữ thập đỏ Quốc tế

"Xung đột vũ trang quốc tế giữa Nga và Ukraina đã ảnh hưởng đến giá lương thực và năng lượng thế giới. Không nơi nào chịu tác động tiêu cực của việc giá lương thực và năng lượng tăng cao hơn ở các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang và bạo lực. Ví dụ, vào năm 2022, giám sát giá thị trường của ICRC cho thấy giá lương thực cơ bản đã tăng 45% ở Ethiopia và Yemen và tăng hơn 30% ở Mali, Afghanistan và Somalia", - Ủy ban cho biết thêm.

Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina, phương Tây đã tăng cường áp lực trừng phạt đối với Matxcơva.
Các nước thuộc Liên minh Châu Âu xem xét phương án từ bỏ dầu mỏ và khí đốt của Nga. Nhiều quốc gia tuyên bố đóng băng tài sản của Nga và kêu gọi từ bỏ năng lượng Nga. Tất cả những điều này đã trở thành vấn đề đối với Mỹ và châu Âu, khiến giá nhiên liệu và lương thực tăng mạnh.

Thỏa thuận ngũ cốc

Thỏa thuận ngũ cốc do đại diện của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina và Liên Hợp Quốc ký kết vào ngày 22 tháng 7 liên quan đến việc xuất khẩu ngũ cốc, thực phẩm và phân bón của Ukraina qua Biển Đen từ ba cảng, bao gồm cả Odessa. Trung tâm điều phối chung (JCC) ở Istanbul chịu trách nhiệm điều phối hoạt động di chuyển của tàu. Hợp đồng hết hạn vào ngày 19 tháng 11.
Hồi tháng 9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ ra rằng phương Tây xuất khẩu phần lớn ngũ cốc của Ukraina sang các quốc gia của họ chứ không phải các nước nghèo ở Châu Phi. Đồng thời, như Vasily Nebenzya, Đại diện thường trực của Liên bang Nga tại LHQ, lưu ý, phần thỏa thuận liên quan đến xuất khẩu thực phẩm và phân bón của Nga không hoạt động.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала