An ninh hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn tốt

© Sputnik / Quỳnh NhưTiền Việt Nam cùng với điện thoại và máy tính
Tiền Việt Nam cùng với điện thoại và máy tính - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2022
Đăng ký
CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV (BSC) trong báo cáo mới cập nhật đánh giá, sức khoẻ các nhà băng vẫn tốt, ngành ngân hàng Việt Nam duy trì triển vọng khả quan bất chấp một số rủi ro, thách thức.
BSC lưu ý, Nghị định 153 đang ảnh hưởng đến dòng tiền của nhóm bất động sản nhưng với danh mục đầu tư trải dài nhiều ngành cùng việc chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cho vay, tác động rủi ro đến an toàn hệ thống ngành ngân hàng là “không lớn”.

“Những cơn gió ngược”

Trong báo cáo ngành mới nhất của Chứng khoán BIDV (BSC), các chuyên gia đã chỉ ra một số cơn gió ngược chiều có thể ảnh hưởng lên ngành ngân hàng trong năm 2023.
Đó là mối lo suy thoái kinh tế thế giới, xu hướng tăng tỷ lệ chi phí tín dụng và tỷ lệ trích lập phòng sẽ hạn chế phần nào triển vọng định giá và tăng trưởng lợi nhuận ngành ngân hàng quý IV/2022 và năm 2023.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.11.2022
Diễn biến ngược ở SCB, các ngân hàng liên tục đua nhau tăng lãi suất
Dù vậy, BSC vẫn tiếp tục giữ quan điểm khả quan với triển vọng ngành ngân hàng do cho rằng các cổ phiếu trong ngành đang được định giá ở mức tương đối sâu so với các giai đoạn trước trong khi đó sức khỏe tài chính của các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay vẫn tương đối tốt.
Theo BSC, mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 sẽ tiệm cận mức 14%. Trong quý III/2022, một số ngân hàng đã cho vay hết hạn mức tín dụng đã được cấp thêm room tín dụng mới trong tháng 9.
“Với mục tiêu đặt kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, chúng tôi cho rằng dư địa cấp thêm room tín dụng mới trong các tháng cuối năm sẽ không còn nhiều”, BSC nêu quan điểm.

Rủi ro không lớn

Về trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), Chứng khoán BIDV cho hay, tỷ trọng nắm giữ trong các ngân hàng thể hiện sự phân hóa và chỉ tập trung vào 4 ngân hàng thương mại cổ phần.
Tính đến hết quý III/2022, tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ trong danh mục đầu tư của một số ngân hàng niêm yết lớn ở mức 218.221 tỷ đồng (tương ứng với 2,2% tổng dư nợ tín dụng các ngân hàng thống kê), giảm 6% so với quý II/2022 về quy mô.
Các chuyên gia đánh giá, việc các ngân hàng có định hướng đầu tư trái phiếu của các doanh nghiệp lớn do lãi suất cao hơn các khoản vay thông thường và danh mục trải dài các ngành giúp giảm thiểu rủi ro.
Hiện nay, Nghị định 153 đang ảnh hưởng đến dòng tiền của nhóm bất động sản do tính chất sử dụng đòn bẩy cao cùng việc phát hành nhiều trái phiếu doanh nghiệp nhằm đảm bảo nguồn trả nợ và thanh khoản.
Tuy nhiên, các chuyên gia của BSC, với danh mục đầu tư trải dài nhiều ngành cùng việc chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cho vay, tác động rủi ro đến an toàn hệ thống ngành ngân hàng là “không lớn”.
“Chúng tôi cho rằng rủi ro về việc trích lập dự phòng các khoản đầu tư này sẽ tạo áp lực lên tăng trưởng lợi nhuận một số ngân hàng quý IV/2022 và năm 2023”, nhóm nghiên cứu nhận định.
Cũng trong quý III, tỷ lệ CASA các ngân hàng tiếp tục ghi nhận đà giảm nhẹ chủ yếu do hết hạn mức tăng trưởng tín dụng và bối cảnh lãi suất huy động có xu hướng tăng.
Màn hình báo giá cổ phiếu tại sàn giao dịch Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.11.2022
Việt Nam không bị phương Tây trừng phạt như Nga, cuộc họp khẩn của UBCKNN là gì?
Chứng khoán BIDV cho rằng xu hướng CASA giảm có thể tiếp tục trong quý IV/2022 và các ngân hàng có tỷ lệ CASA cao (trên 30%) sẽ có lợi thế và khả năng chống chịu tốt trong thời gian tới.
BSC dự báo NIM hệ thống ngân hàng duy trì ở mức 3,7% trong năm 2022 do sự phục hồi của nền kinh tế giúp tăng trưởng tín dụng cao, đặc biệt tập trung vào nhóm SME và cá nhân với NIM cao. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay phục hồi sau thời gian hỗ trợ và CASA tăng trong năm 2022 giúp giảm chi phí vốn.
Tuy vậy, với việc tăng lãi suất điều hành trong tháng 9 của NHNN, BSC cho rằng NIM ngân hàng sẽ chịu áp lực giảm trong ngắn hạn khi lãi suất huy động đang có xu hướng tăng trong khi đó dư địa tăng trưởng tín dụng sẽ bị hạn chế.
Mức giảm NIM cũng sẽ tương đối phân hóa giữa các ngân hàng với nhau phụ thuộc vào tỷ lệ CASA, tỷ lệ LDR và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung hạn và dài hạn.

Nợ xấu vẫn trong tầm kiểm soát

Mặc dù có lo ngại về rủi ro nợ xấu từ trái phiếu doanh nghiệp, tuy nhiên, BSC cho rằng chất lượng tài sản các ngân hàng vẫn trong tầm kiểm soát.
“Các ngân hàng đã quản lý chất lượng tài sản tốt và giữ ở mức như hiện nay (tỷ lệ nợ xấu nội bảng khoảng 1,4% trong bối cảnh Nghị định 65 mới và Thông tư 14 về tái cơ cấu nợ bị ảnh hưởng do COVID-19 kết thúc”, BSC lưu ý.
Thậm chí, một số ngân hàng đã tăng trích lập dự phòng, và cải thiện mạnh tỷ lệ bao phủ nợ xấu. Điều này giúp các ngân hàng có bộ đệm dự phòng lớn, phòng trừ rủi ro do biến động thị trường trong thời gian tới.
Theo BSC, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo chuẩn Basel II tiếp tục được giữ ở mức cao, các tỷ lệ đều đảm bảo theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và kỳ vọng điều này sẽ được giữ vững trong tương lai với các kế hoạch tăng vốn, từ đó giúp tăng trưởng quy mô và lợi nhuận của các ngân hàng.
Thị trường chứng khoán - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2022
"Cú quẫy của cá mập" hay "Đội cứu hộ phá băng": Cổ phiếu Novaland lấy lại thanh khoản
Đánh giá về cổ phiếu ngành ngân hàng, theo các chuyên gia, so với chỉ số chung (đặc biệt là nhóm bất động sản bất chấp cổ phiếu Novaland (NVL) và Phát Đạt (PDR) đã được cứu), thì nhóm ngân hàng đang có mức tăng vượt trội.
Nhiều cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh như LPB tăng 16,41%; STB gần 18%; CTG cũng có mức tăng khá tốt 13,3%; BVB 12%; ABB 11,76%; BID 11,27% tuần qua.
Tính từ vùng đáy của nhóm này, nhiều cổ phiếu bật tăng khá tốt. ACB bật tăng 35,7% kể từ phiên 16/11, SHB tăng 36,6%; LPB tăng 42,9%; BID tăng 39%. Hầu hết các ngân hàng còn lại đều có mức tăng giá cổ phiếu trung bình 20-30%.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала