Chính phủ của Sunak đang chuẩn bị phương án nào cho "kỷ nguyên vàng" trong quan hệ với Trung Quốc?

© AP Photo / Aberto PezzaliRishi Sunak
Rishi Sunak - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2022
Đăng ký
Thủ tướng Anh Rishi Sunak cần lấy lòng nội bộ đảng và tranh thủ được sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Chủ nghĩa thực dụng cứng rắn của Rishi Sunak không ngăn cản việc thừa nhận vai trò của nguồn vốn Trung Quốc trong nền kinh tế Anh.
Vào tối thứ hai, Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã có bài phát biểu dài đầu tiên về chính sách đối ngoại. Tại buổi tiệc chiêu đãi do Thị trưởng thành phố London chủ trì, ông ta nói rằng "Kỷ nguyên vàng" với Trung Quốc đã kết thúc. Thủ tướng kêu gọi từ bỏ "ý tưởng ngây thơ" rằng thương mại với Trung Quốc có thể dẫn đến cải cách xã hội và chính trị ở Trung Quốc.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak cho biết Anh quốc không thể bỏ qua tầm quan trọng của Trung Quốc trong các vấn đề ổn định kinh tế toàn cầu. Đồng thời, Trung Quốc là một thử thách mang tính hệ thống đối với các giá trị và lợi ích của Vương quốc Anh, vốn đang trở nên gay gắt hơn khi chủ nghĩa độc tài ở Trung Quốc ngày càng lớn. Trung Quốc đang cố tình tranh giành ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Điều này có nghĩa là Anh quốc cần phải đối đầu với các đối thủ cạnh tranh toàn cầu như Trung Quốc “không phải bằng những lời nói hùng hồn, mà bằng chủ nghĩa thực dụng vững chắc” và củng cố quan hệ với những người có cùng chí hướng trên khắp thế giới, bao gồm Mỹ, Canada, Úc và Nhật Bản.

Tuyên bố của Sunak có mục đích gì?

Trả lời phỏng vấn Sputnik, bà Kira Godovanyuk, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Viện Châu Âu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho biết, tuyên bố của Sunak về Trung Quốc không chỉ dành riêng cho dân chúng trong nước mà chủ yếu là cho giới quan sát nước ngoài.

“Ấn tượng chung là trước hết Sunak đang cố gắng làm hài lòng giới chính trị nội bộ, cùng đảng. Ông ta hiểu rằng vị trí của mình trong đảng và chính phủ dễ bị tổn thương và không ổn định như thế nào, khi một loạt thách thức đối với tính hợp pháp về việc ông giữ các vị trí này vẫn đang tiếp tục. Ông ta cần đưa ra những tuyên bố cứng rắn, thể hiện và khẳng định mình là một chính trị gia quyết đoán. Có thể nói rằng Sunak đã biện minh cho chính mình. Khi là Bộ trưởng Tài chính, ông ta từng nói trong chính phủ của mình rằng ông mong muốn quan hệ thương mại với Trung Quốc và nghĩ rằng thương mại có thể dẫn đến thay đổi quan điểm giá trị của Trung Quốc. Điều này đã không thành công. Bằng cách thể hiện sự quyết đoán của mình, Sunak đã tự biện minh trước những nhóm cứng rắn bài xích Trung Quốc trong Đảng Bảo thủ của ông ấy”, - chuyên gia Kira Godovanyuk lưu ý.

Rishi Sunak - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.11.2022
Thủ tướng Anh: Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh kinh tế của Anh
Lần này, Rishi Sunak không gọi Trung Quốc là "mối đe dọa" đối với an ninh quốc gia Anh. Tất nhiên, chuyện này có thể làm cho các "diều hâu" trong Đảng Bảo thủ thất vọng. Nhưng Rishi Sunak đã bù đắp cho những kỳ vọng của “phe diều hâu" bằng cách đưa ra những tuyên bố mà ngay cả những người tiền nhiệm của ông ta cũng ngần ngại không làm, chuyên gia Kira Godovaniuk lưu ý:

“Ngay cả ông Boris Johnson cũng ngần ngại tuyên bố chấm dứt “kỷ nguyên vàng” trong quan hệ với Trung Quốc. Nhưng tuyên bố của Sunak đã ngăn chặn bất kỳ lời bàn tán trong đảng Bảo thủ về tầm quan trọng của hợp tác đầu tư với Trung Quốc. Đây là một ví dụ về việc sử dụng những luận điệu khá gay gắt để thể hiện mình là người ủng hộ mạnh mẽ “phe cánh diều hâu” của đảng Bảo thủ, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của Hoa Kỳ một lần nữa”, - bà Kira Godovaniuk nói.

Chủ nghĩa thực dụng vững chắc

Mikhail Belyaev, nhà khoa học chính trị và chuyên gia về quan hệ Anh-Trung, cho biết cam kết của Rishi Sunak sẽ hành động "thực dụng mạnh mẽ" trong việc cạnh tranh với Trung Quốc rất có thể là một nỗ lực nhằm "hòa giải" phe ủng hộ và phe phản đối hợp tác với Trung Quốc.

“Rishi Sunak là một doanh nhân hơn là một chính khách. Rõ ràng ông ta hiểu, chủ nghĩa thực dụng vững chắc là sự hỗ trợ của những lĩnh vực kinh tế và công nghệ mà Anh vẫn giữ vị trí hàng đầu, cũng như những lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc gia mà Anh rất chú trọng. Đồng thời, chắc là Sunak cũng hiểu tầm quan trọng của nguồn vốn Trung Quốc đối với nền kinh tế Anh. Một số lĩnh vực nhất định sẽ không tồn tại nếu không có nguồn vốn này. Nghĩa là, ông ta muốn duy trì sự cân bằng mỏng manh và đồng thời hợp lý giữa những người ủng hộ và phe phản đối hợp tác với Trung Quốc. Đồng thời, ông ta vẫn nghiêng về phía an ninh quốc gia”, - ông Mikhail Belyaev nói.

Trong năm 2023, chính phủ Anh sẽ trình bày bản Đánh giá chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh toàn diện mới. Về vấn đề này, Thủ tướng Anh hứa rằng tài liệu mới sẽ có nhiều chi tiết hơn, bao gồm cả sự tương tác của Vương quốc Anh với các đối tác từ các quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung Anh, Hoa Kỳ, các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư và Israel.
Thủ tướng mới của Vương quốc Anh Rishi Sunak - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.10.2022
Anh quốc có cơ hội xem xét lại quan hệ với Trung Quốc
Bản Đánh giá toàn diện về chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh của Vương quốc Anh năm 2030, đã được thông qua vào tháng 3 năm nay, có lưu ý rằng Trung Quốc và Anh được hưởng lợi từ đầu tư và thương mại song phương, nhưng Trung Quốc cũng là “mối đe dọa lớn nhất” đối với an ninh kinh tế của Vương quốc Anh. Bản Đánh giá ghi nhận vai trò tích cực của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu và cho biết Vương quốc Anh quyết tâm theo đuổi quan hệ thương mại mạnh mẽ hơn với Trung Quốc và đạt được đầu tư nhiều hơn từ Trung Quốc.
Vai trò toàn cầu của Trung Quốc mà Thủ tướng Sunak đã đề cập trong bài phát biểu của mình sẽ được phản ánh như thế nào trong bản Đánh giá mới? Xu hướng phát triển quan hệ song phương chủ yếu sẽ phụ thuộc vào lời đáp cho câu hỏi này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала