Làn sóng công nhân mất việc tại TP HCM: lưng chừng nước mắt

© Ảnh : TTXVN - Vũ Hữu SinhAn Giang: Doanh nghiệp FDI vốn Đan Mạch tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động địa phương
An Giang: Doanh nghiệp FDI vốn Đan Mạch tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động địa phương - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Đằng sau câu chuyện của những người công nhân mất việc, mất Tết ở TP.HCM là tiếng thở dài trong căn nhà trọ chật hẹp, là cảm giác mắc nghẹn khó nói, là một cái Tết chông chênh và cả tương lai mịt mù phía trước. Dưới đây là những câu chuyện cụ thể của nhân vật cụ thể chia sẻ với Sputnik.

Bất ngờ khi bị sa thải

5 năm làm công nhân tại một công ty thực phẩm ở Dĩ An, Bình Dương, chị N.T.S. (Bình Dương) hoang mang khi biết mình nằm trong diện cắt giảm nhân sự. Chia sẻ với Sputnik, chị S. buồn bã nói, trong khu trọ chị thuê, đang có khoảng một nửa số lượng công nhân đều bị cho nghỉ việc.

“Hiện có làn sóng nghỉ việc ở Đồng Nai và Bình Dương. Do việc xuất khẩu gặp khó khăn, đơn hàng của công ty giảm theo. Bởi vậy, công ty không có tiền duy trì bộ máy cũ do phải gồng gánh khoản chi phí lớn, nên buộc phải cắt giảm nhân sự. Hiện tại, tôi vẫn đang nghỉ việc và hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Từ giờ đến Tết tôi cũng cố gắng tìm công việc mới. Nếu không tìm được, tôi cũng có kế hoạch về quê, nhưng chưa biết làm gì”, chị S. trải lòng.

Hoang mang, bối rối, nóng lòng là tâm trạng của của chị S. cũng như nhiều công nhân khác trong làn sóng cắt giảm lao động cuối năm này. Chị Đ.T.M.L. (43 tuổi) cũng không giấu nổi sự buồn bã khi cho PV Sputnik biết, dù thấy phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin về việc một số công ty ở các Khu công nghiệp phía Nam cho sa thải công nhân, chị L. cũng không nghĩ mình sẽ nằm trong diện bị sa thải, bởi trước giờ công ty chị vẫn hoạt động ổn định, trả lương thưởng nhân viên đều. Hơn nữa, chị là lao động gắn đã gắn bó với công ty gần 10 năm.
May hàng xuất khẩu tại Công ty may Hoàng Tùng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.11.2022
Đại dịch COVID-19
Một cái Tết hậu COVID

“Tôi cũng không rõ vì sao cho nghỉ nhiều thế, chỉ thấy bảo công ty làm ăn khó khăn, ko tìm được đơn hàng xuất đi nên buộc phải sa thải công nhân. Công ty tôi vừa rồi sa thải một loạt công nhân. Họ cho những công nhân lớn tuổi nghỉ việc trước, sau đó sa thải dần dần nhưng bộ phận không cần thiết. Một số công nhân trẻ tuổi hơn họ cho giảm giờ làm. Ví dụ, trước đây cận Tết tăng ca liên tục làm cả thứ 7 & Chủ nhật, thì nay 1 tuần chỉ làm 3-4 buổi, lương cũng giảm theo. Nói chung cuộc sống chật vật, bấp bênh lắm. Tầm tuổi ngoài 40 như tôi, bây giờ rất khó để xin việc mới, mà Tết đến nơi rồi. Không có lương, thưởng Tết cũng ko còn. Giờ chỉ mong có chỗ nào thuê rửa bát, làm giúp việc, vất vả cũng được, miễn có tiền trang trải lo cuộc sống và lo cho cái Tết sắp tới. Tiền thuê nhà, điện, nước vẫn phải đóng hàng tháng, mà nay chưa tìm được việc, tôi cũng sốt ruột. Chỉ mong sớm tìm được việc...”, chị L. nghẹn ngào nói.

Tương lai mịt mù

Việc cắt giảm lao động này đang đi ngược xu thế mọi năm khi thời điểm cận Tết, các nhà máy thường gia tăng tuyển dụng để đáp ứng đơn hàng. Hàng chục nghìn lao động mất việc do nhà máy thiếu đơn hàng, con số này có thể tăng khi các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chưa thể hồi phục.
Khó khăn chất chồng. Trong khi, Tết đã cận kề... Một mớ hỗn độn xoay quanh tiền điện, tiền nước, tiền nhà trọ, tiền ăn học con cái như một mớ hỗn độn đè nặng lên đôi vai của những người công nhân lao động như chị S., chị L. Chưa bao giờ cuộc sống người công nhân lại chông chênh đến vậy. Câu chuyện chia sẻ với PV Sputnik, cứ thế kết thúc bằng tiếng thở dài...
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала