Việt Nam sẽ làm gì với thách thức tài chính khí hậu?

© Depositphotos.com / MonticelloBiến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.12.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang tăng tốc nhanh chóng. Gánh nặng này đang đè lên vai các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Với cam kết tuyên bố mục tiêu đưa phát thải ròng về "0" vào năm 2050, Việt Nam đã và đang làm gì để vượt qua thách thức tài chính khí hậu để đạt mục tiêu trên?

Các lĩnh vực sẽ nhận nguồn tài chính khí hậu nghìn tỷ USD

Tài chính khí hậu là khái niệm liên quan đến số tiền cần được chi cho toàn bộ các hoạt động sẽ góp phần làm chậm biến đổi khí hậu và giúp thế giới đạt được mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức tăng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Để đạt được mục tiêu này, thế giới phải đưa mức phát thải ròng khí gây hiệu ứng nhà kính xuống bằng 0 vào năm 2050. Cụm từ “Net Zero” cũng được nhắc đến nhiều trong các hoạt động tài trợ cho hành động khí hậu.
Theo báo cáo tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27) diễn ra tại Ai Cập mới đây, 2.400 tỷ USD là tổng nhu cầu tài chính mà các nước đang phát triển cần vào năm 2030 để ứng phó với BĐKH.
Tại Hội nghị COP27 lần này, Việt Nam đã tái khẳng định cam mẽ mạnh mẽ về mục tiêu "Net Zero" vào năm 2050 đã công bố tại COP26. Việt Nam coi vấn đề chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng là chủ trương nhất quán và là mô hình kinh tế mà Việt Nam lựa chọn.
Việt Nam nhấn mạnh vai trò của chuyển đổi năng lượng trong chống biến đổi khí hậu - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.11.2022
COP27: Việt Nam tìm nguồn điện thay thế điện than ở đâu?
Chia sẻ với Sputnik, TS. Hà Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ tầng ô-dôn và Phát triển kinh tế các-bon thấp, Cục Biến đổi khí hậu (DCC), Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) cho biết:
“Kinh tế carbon thấp là lĩnh vực không mới đối với thế giới, gần đây Việt Nam đã có những nhận thức về kinh tế carbon thấp cũng dần đúng hơn, từ đó dẫn đến việc có sự quan tâm nhiều hơn. Các bộ, ban ngành cũng nhận thức được rằng, việc phát triển carbon thấp là cách tiếp cận khôn ngoan và phù hợp để làm sao cùng một lúc đạt được mục tiêu phát triển bền vững mà như chúng ta đã biết phát triển là không thể đảo ngược".
Theo chuyên gia trên, Việt Nam là nước đang phát triển, vì vậy nhu cầu tăng GPD, tăng thu nhập và phát triển kinh tế là đòi hỏi chính đáng và xu hướng chung. Việt nam cũng rất may mắn là đã có các bài học kinh nghiệm của rất nhiều nước phát triển trước đó về phát triển nóng và phải khắc phục. Vì vậy, chúng ta cũng nhìn nhận rõ ràng hơn.

“Theo cá nhân tôi thấy rằng, trong các báo cáo gần đây nhất có 3/5 lĩnh vực mà phát thải nhiều nhất là năng lượng (73,2% - năm 2020), nông lâm nghiệp (18%-20%) và công nghiệp (5,2%). Kinh tế carbon thấp cần tập trung vào 3 lĩnh vực phát thải lớn nêu trên. Đây cũng là cách tiếp cận phù hợp", TS. Hà Quang Anh đề xuất.

Cụ thể, trong lĩnh vực năng lượng, kinh tế carbon thấp tập trung vào thay đổi công nghệ liên quan đến chuyển đổi năng lượng than sang năng lượng tái tạo. Còn trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam đang đề cập đến thuật ngữ kinh tế tuần hoàn, đây cũng là giải pháp phù hợp với khái niệm và xu hướng về kinh tế carbon thấp.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2022
Việt Nam giới thiệu sáng kiến về nghĩa vụ quốc gia trong vấn đề biến đổi khí hậu

Việt Nam cần làm gì để thu hút tài chính khí hậu?

Đối với các nước phát triển, nguồn lực tài chính khí hậu không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên, đây thực sự là thách thức với các nước đang phát triển như Việt Nam. Theo ý kiến chuyên gia, việc huy động nguồn lực khí hậu dành cho các nước đang phát triển trên thực tế khá khó khăn.

“Khi các doanh nghiệp, nhà đầu tư kêu gọi đầu tư cho vấn đề khí hậu thì đòi hỏi khoảng thời gian dài. Đầu tư khí hậu không giống như đầu tư kinh tế có thể hoạch định được giá trị rất rõ trong một khoảng thời gian nhất định. Trong khi đó, đầu tư vào khí hậu rất rủi ro đặc biệt là lĩnh vực biến đổi khí hậu thì lại càng rủi ro hơn nữa. Đây chính là mặt hạn chế về sự thu hút, hấp dẫn của các nhà đầu tư”, TS. Hà Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ tầng ô-dôn và Phát triển kinh tế các-bon thấp, Cục Biến đổi khí hậu (DCC) nhận định với Sputnik.

Trong thời gian gần đây, hầu hết các nguồn lực đầu tư và sự quan tâm kinh tế tập trung vào giảm nhẹ phát thải khí nhà kính nhiều hơn thông qua việc đầu tư công nghệ, cắt giảm quy trình hoặc thay đổi nguồn đầu vào v.v. Tuy nhiên, tại Hội nghị COP27 lần này, đoàn đàm phán Việt Nam cũng đề cập nhiều hơn đến tăng cường đầu tư hơn cho thích ứng với BĐKH. Theo đánh giá của chuyên gia Hà Quang Anh, đây là xu hướng phù hợp hiện nay.

“Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để thu hút đầu tư vào mảng này? Đầu tiên, theo tôi cần hoàn thiện cơ chế, chính sách, làm thế nào tạo điều kiện cho các nhà đầu tư để khi có nhiều rủi ro như vậy có thể thay bằng các cơ hội khác cho họ hay còn gọi là trade off. Thứ hai, cần phải minh bạch trong các nguồn tài chính khi đầu tư. Đồng thời phải có cơ chế quản lý rõ ràng, tránh việc thất thoát đầu tư sau một thời gian triển khai. Thứ ba, đầu tư cho BĐKH rất rủi ro vì vậy cần tăng cường hợp tác quốc tế, tận dụng các nguồn lực từ các dự án đầu tư, các chương trình hỗ trợ quốc tế”, TS. Hà Quang Anh chia sẻ với Sputnik.

Đây là những hướng mà chuyên gia cho rằng Việt Nam cần quan tâm trong thời điểm này, trong đó nhấn mạnh đến việc hoàn thiện cơ chế chính sách tốt.
Những người nông dân dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc Việt Nam áp dụng mô hình làng nông nghiệp ứng phó  - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.09.2022
Người dân tộc thiểu số làm nông vùng Tây Bắc Việt Nam ‘nói không’ với biến đổi khí hậu

Minh bạch - chìa khóa tránh lãng phí nguồn lực

Hội nghị COP 27 lần này đã thông qua Thỏa thuận khí hậu cuối cùng với điều khoản đáng chú ý, nhất là việc các nước nhất trí thành lập Quỹ "Tổn thất và Thiệt hại" để bù đắp cho các nước đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề của các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra.
Tuy còn nhiều hoài nghi về Quỹ trên nhưng giới quan sát cho rằng, đây là thắng lợi lớn nhất của các nước đang phát triển, trong nỗ lực ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu.
“Cam kết đi đôi với hành động” là thông điệp của Việt Nam tại COP27 trong cuộc chiến chống BĐKH. Là thành viên tích cực của COP, Việt Nam đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện cam kết COP 26, phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), phê duyệt kế hoạch giảm phát thải khí methane, đồng thời cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ để thực hiện các cam kết về khí hậu.
Biểu tình Die Fight Climate Action ở Boston - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.08.2022
Tác động của biến đổi khí hậu đối với tỷ lệ tự tử được tiết lộ
Trong NDC 2022, Việt Nam đã nâng cam kết lên cao hơn phù hợp với lộ trình đưa phát thải ròng về "0" vào năm 2050. Tuy nhiên, làm thế nào để nguồn lực tài chính cho các chương trình thích ứng với BĐKH được sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí, TS. Hà Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ tầng ô-dôn và Phát triển kinh tế các-bon thấp, Cục Biến đổi khí hậu (DCC) cho biết:

“Việc huy động đầu tư cho BĐKH vốn không dễ dàng, vì vậy muốn tránh lãng phí nguồn lực này phải có quy trình lựa chọn và minh bạch hoá quy trình đấy. Làm sao để khi lựa chọn được rồi sẽ đảm bảo được tính công bằng khi vận hành. Thứ hai, cần minh bạch trong quá trình quản lý và sử dụng nguồn tài chính đầu tư. Qua đó, giảm thiểu được tham nhũng, chi không đúng mục tiêu. Thứ ba, cần thực hiện cơ chế giám sát - báo cáo theo quy định rõ ràng, theo chuẩn và phù hợp”.

Ruộng bậc thang ở tỉnh Lào Cai, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.11.2022
Cuộc khủng hoảng khí hậu tác động gián tiếp đến sức khỏe cộng đồng - đặc biệt là ở Đông Nam Á
Theo chuyên gia trên, muốn giám sát - báo cáo tốt thì ngoài cơ quan quản lý nhà nước còn cần tổ chức khác tham gia vào như các tổ chức dân sự xã hội, tổ chức NGO, các quan sát viên, người dân.
“Họ đều là những người có quyền tham gia vào quy trình giám sát - báo cáo. Tiếng nói của họ sẽ là những góc nhìn khác nhau để đảm bảo rằng nguồn lực không bị lãng phí, minh bạch”, TS. Hà Quang Anh nhấn mạnh.
Được biết tại Hội nghị COP27 vừa qua, đoàn Việt Nam cũng đã nêu ra sáng kiến về sử dụng phần lớn nguồn lực huy động thông qua các cơ chế của Thỏa thuận Paris nhằm hỗ trợ chuyển giao công nghệ và thực hiện các dự án thí điểm tại các nước đang phát triển để làm tiền đề, khơi thông nguồn vốn toàn xã hội đầu tư vào lĩnh vực giảm phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu. Sáng kiến này đã được sử dụng để lồng ghép vào các nội dung thảo luận của COP27.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала