Bộ Công Thương đang xem xét đề xuất tăng giá điện

© Ảnh : Cổng thông tin điện tử Bộ Công ThươngThứ trưởng Đỗ Thắng Hải
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.12.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Trong họp báo Chính phủ chiều 1/12 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Công Thương đã thông tin thêm việc Bộ này đang rà soát xem xét đề xuất tăng giá điện của EVN.
Bên lề họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11 diễn ra chiều 1/12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết hiện chi phí đầu vào cho sản xuất điện trên thế giới, khu vực và Việt Nam đều tăng khá cao, ảnh hưởng tới giá thành điện.
Như Sputnik đã thông tin, hiện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang lỗ khoảng 16.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay và ước tính cả năm lỗ hơn 31.000 tỷ.
Vì vậy, thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết EVN đã có đề xuất điều chỉnh giá điện theo quyết định 24.
Trung tâm khí đốt Trung Âu ở Baumgarten - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.11.2022
Phơi bày thực tế giá điện tồi tệ ở Mỹ, EU, EVN phát tín hiệu xin tăng giá điện?

"Bộ Công Thương đang cùng các bộ, ngành rà soát theo đề xuất của EVN, thực hiện theo đúng quyết định 24, chỉ đạo của Thủ tướng và các cấp có thẩm quyền. Giá đầu vào tăng, cần có sự điều chỉnh, nhưng tăng ở mức nào các bộ, ngành phải rà soát theo đúng thực tế, sau đó đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định", ông Hải nói.

Mặc dù không tiết lộ mức đề xuất cụ thể của EVN, nhưng Thứ trưởng Hải nói, mức tăng giá bán lẻ điện bình quân hiện nay đã "vượt thẩm quyền của EVN theo Quyết định 24", tức là đã tăng trên 5%.
Trước đó, thông tin từ EVN cho hay do biến động giá nhiên liệu (than, dầu, khí) thế giới làm cho chi phí sản xuất điện và mua điện của EVN tăng rất cao. Căn cứ diễn biến giá nhiên liệu các tháng đầu năm 2022 và kế hoạch vận hành hệ thống điện đã được Bộ Công Thương phê duyệt từ đầu năm, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 của EVN có thể lỗ lên tới 64.805 tỉ đồng.
Nhân viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại địa điểm dịch vụ - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.11.2022
EVN kêu khó, dự kiến lỗ hơn 31.000 tỷ đồng
Với tình hình tài chính hiện nay, tập đoàn này cho biết đã tiết giảm nhiều chi phí sản xuất, kinh doanh, tối ưu hóa dòng tiền, thực hiện thu cổ tức các công ty, tối ưu vận hành hệ thống điện, điều phối mua nguyên liệu từ nguồn giá rẻ...
Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn tiếp tục gặp khó khăn trong cân đối dòng tiền để thanh toán chi phí mua điện, cân đối và huy động vốn để đầu tư các dự án... Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của EVN năm 2023 và các năm tới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала