Lộ diện nhiều mẫu súng bộ binh hiện đại, Việt Nam nhắm đến xuất khẩu vũ khí

© Ảnh : Trí Thức TrẻNhà máy Z111 đang gấp rút hoàn thiện 3.000 khẩu súng Galil ACE
Nhà máy Z111 đang gấp rút hoàn thiện 3.000 khẩu súng Galil ACE  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.12.2022
Đăng ký
Nhiều mẫu súng bộ binh hiện đại “made in Vietnam” sắp lộ diện tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022.
Theo Trung tá Đặng Duy Thái, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Cơ khí chính xác 11 (Nhà máy Z111, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng), Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 là cơ hội tốt để Nhà máy Z111 giới thiệu với khách hàng quốc tế các loại súng bộ binh hiện đại do Việt Nam sản xuất, từ đó, mở ra cơ hội hợp tác, xuất khẩu trang thiết bị.
Đặc biệt, các sản phẩm súng bộ binh, trang thiết bị vũ khí do Nhà máy Z111 sản xuất có thông số kỹ, chiến thuật đạt tiêu chuẩn tương đương so với các sản phẩm cùng loại trên thế giới, bảo đảm thay thế cho các sản phẩm tương tự của nước ngoài.

Nhà máy Z111 sẽ giới thiệu 14 sản phẩm súng bộ binh

Như Sputnik đã thông tin, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 (Viet Nam Defence 2022) diễn ra tại Hà Nội từ ngày 8 đến 10/12.
Triển lãm lần này là cơ hội để các doanh nghiệp Quốc phòng trong nước và quốc tế giới thiệu các sản phẩm của mình.
Trung tá Đặng Duy Thái, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Cơ khí chính xác 11 (Nhà máy Z111, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) trong cuộc phỏng vấn với báo QĐND đã thông tin, giới thiệu sơ bộ về các sản phẩm súng bộ binh hiện đại mà nhà máy Z111 giới thiệu tại Viet Nam Defence 2022.
Theo Trung tá Đặng Duy Thái, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 là cơ hội tốt để Nhà máy Z111 giới thiệu với khách hàng quốc tế các loại súng bộ binh hiện đại do nhà máy sản xuất.
Cụ thể, tại Triển lãm lần này, Nhà máy Z111 sẽ giới thiệu 14 sản phẩm súng bộ binh, gồm các loại súng ngắn, súng tiểu liên, súng trung liên, súng đại liên và súng trường bắn tỉa, có cỡ nòng từ 5,56mm đến 12,7mm.

“Các loại súng này do Viện Vũ khí (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) nghiên cứu thiết kế và Nhà máy Z111 cải tiến, chế tạo”, Trung tá Thái khẳng định.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.08.2022
Viettel muốn sản xuất chip và nâng tầm công nghiệp quốc phòng Việt Nam

Chất lượng và mẫu mã tương đương nước ngoài

Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Cơ khí chính xác 11 cho biết, đây là những sản phẩm ra đời sau quá trình dày công nghiên cứu, sáng tạo và trải qua một quy trình nghiệm thu khắt khe tại nhà máy Z111.
Đặc biệt, các sản phẩm này đã được trang bị cho các đơn vị để đáp ứng tốt yêu cầu huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.
“Phải khẳng định, các sản phẩm này có chất lượng cũng như mẫu mã tương đương sản phẩm cùng loại của nước ngoài”, Trung tá Đặng Duy Thái nói.
Theo Trung tá Đặng Duy Thái, thực tế cho thấy, dịp tháng 10 vừa qua, một số loại súng do Nhà máy Z111 sản xuất đã được sử dụng trong Giải bắn súng quân dụng lục quân các nước ASEAN lần thứ 30 do Bộ Quốc phòng Việt Nam đăng cai tổ chức.
Qua đó góp phần mang về nhiều giải cao cho các xạ thủ Việt Nam nói riêng và Đoàn tuyển thủ Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung.

Khẳng định năng lực phát triển công nghiệp quốc phòng Việt Nam

Bày tỏ về mục đích, ý nghĩa tham gia Triển lãm Quốc phòng lần này, Trung tá Đặng Duy Thái cho biết, đây là dịp để khẳng định năng lực và sự phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của Việt Nam.
Theo Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Cơ khí chính xác 11, ngoài việc bảo đảm tự chủ sản xuất súng bộ binh phục vụ các đơn vị trong lực lượng vũ trang, Nhà máy Z111 còn định hướng đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm vũ khí của Việt Nam ra nước ngoài.
Điều này, theo Trung tá Thái là nhằm phát huy tối đa hiệu quả dây chuyền sản xuất, duy trì tay nghề cho đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật, đồng thời tạo nguồn lực tài chính để tái đầu tư cho phát triển.
“Do đó, việc tham gia một Triển lãm Quốc phòng quốc tế ngay tại Việt Nam sẽ giúp đơn vị có cơ hội được giới thiệu các sản phẩm của mình một cách rộng rãi hơn tới các khách hàng nước ngoài, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của đơn vị”, lãnh đạo Nhà máy Z111 nhấn mạnh.
Theo Trung tá Thái, việc xây dựng, phát triển nền công nghiệp quốc phòng, an ninh hiện đại, lưỡng dụng, vừa đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, vừa góp phần quan trọng phát triển kinh tế-xã hội là một nội dung cơ bản theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về xây dựng Quân đội tiến lên hiện đại đến năm 2030.
Cùng với đó, đơn vị cũng thực hiện kiện toàn tổ chức ngành kỹ thuật theo hướng “tinh, gọn, mạnh, thống nhất”, phù hợp với tính năng công nghệ của vũ khí, trang bị kỹ thuật thế hệ mới.
“Các sản phẩm vũ khí bộ binh của Nhà máy Z111 tích hợp được nhiều tính năng hiện đại và gia công trên dây chuyền thiết bị công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Trung tá Đặng Duy Thái bày tỏ.

Tự chủ nguồn cung và hướng đến xuất khẩu

Theo đại diện nhà máy Z111, đây cũng là minh chứng sinh động cho khả năng làm chủ nghiên cứu thiết kế, chế tạo và sản xuất các loại vũ khí mới của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam.
Đồng thời củng cố niềm tin cho cán bộ, chiến sĩ đối với vũ khí, trang thiết bị do chính nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam sản xuất.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị triển khai Nghị quyết của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.08.2022
Việt Nam sẽ phát triển công nghiệp quốc phòng như ngành “mũi nhọn” của quốc gia
Ngoài việc tự chủ về vũ khí cho quốc phòng Việt Nam, Phó Giám đốc Nhà máy Z111 nhấn mạnh, đây cũng là cơ hội để khẳng định ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam chủ động đáp ứng tốt yêu cầu về vũ khí cá nhân hiện đại, góp phần tích cực vào quá trình hiện đại hóa Quân đội.
Các sản phẩm súng bộ binh do Nhà máy Z111 sản xuất có thông số kỹ, chiến thuật đạt tiêu chuẩn tương đương so với các sản phẩm cùng loại trên thế giới, bảo đảm thay thế cho các sản phẩm tương tự của nước ngoài.
Việc này giúp tiết kiệm ngoại tệ cho việc mua sắm vũ khí, đồng thời mở ra cơ hội hợp tác, xuất khẩu trang thiết bị cho Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала