Chuyên gia: Hoa Kỳ và Nhật Bản đừng mơ chống nổi tên lửa «Avangard» của Nga

© Bộ Quốc phòng Liên bang Nga / Chuyển đến kho ảnh"Avangard" - hệ thống tên lửa chiến lược di động với tên lửa đạn đạo liên lục địa
Avangard - hệ thống tên lửa chiến lược di động với tên lửa đạn đạo liên lục địa - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.12.2022
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ không thể sáng chế ra mẫu tên lửa nào có khả năng bắn hạ khối bội siêu thanh «Avangard» của Nga, vì ngày nay không hiện hữu cách nào dự đoán nổi đường bay của nó, cũng như chế tạo tên lửa đủ sức đạt tốc độ nhanh hơn vài chục lần so với tốc độ âm thanh.
Đó là nhận định do chuyên gia quân sự nổi tiếng Alexei Leonkov nêu với Sputnik hôm Chủ nhật.
Ông Leonkov bình luận như vậy về bài đăng của ấn phẩm «Nikkei», cho biết Nhật Bản và Hoa Kỳ đang xem xét khả năng tiến hành nghiên cứu chung về công nghệ đánh chặn tên lửa đạn đạo bằng đầu đạn siêu thanh, có thể tiêu diệt tên lửa đối phương ở độ cao lớn mà các hệ thống chống tên lửa hiện có không thể tiếp cận.
Theo dữ liệu của báo này, Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự kiến sang năm 2023 sẽ bắt đầu thiết kế động cơ tên lửa dành cho tên lửa tầm xa có khả năng chuyển hướng trong trường hợp tên lửa đối phương thay đổi quỹ đạo bay.
"Các phương tiện truyền thông Nhật Bản nói về dự kiến sáng chế công nghệ mới để đánh chặn tên lửa đạn đạo, nhưng đừng quên rằng «Avangard» là khối cơ động bội siêu thanh, nghĩa là không thể dự đoán nó sẽ ở điểm nào trong không gian ở giây tiếp theo. Rõ ràng là nhiệm vụ bất khả thi", - chuyên gia Leonkov nói.
Tổ hợp tên lửa Avangard - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.04.2021
Hải quân Mỹ thử nghiệm "sát thủ" đối với Avangard của Nga
Chuyên gia lưu ý rằng để thử nghiệm các tên lửa chống tên lửa như vậy, Hoa Kỳ và Nhật Bản cần phải tạo ra mục tiêu tướng ứng, đó là đầu đạn cơ động bội siêu thanh tương tự như «Avangard», là việc mà ngay cả tổ hợp công nghiệp quân sự phát triển cao của các nước này cũng không có khả năng.
"Có phương án dường như khá đơn giản hơn để giải quyết nhiệm vụ này là «bắn vuốt đuôi» để tên lửa lặp lại động tác của mục tiêu rồi triệt hạ. Nhưng ở đây tồn tại những quy luật khác: để đuổi kịp và đánh chặn mục tiêu, tốc độ của tên lửa chống tên lửa phải lớn hơn 1,5 lần. «Avangard» của Nga phát triển tốc độ 27 Mach, như vậy tên lửa mong đợi của Mỹ-Nhật phải bay nhanh hơn 40 lần so với tốc độ âm thanh - điều này đơn giản là viển vông không thực tế", - ông Leonkov giải thích .
Chuyên gia nhắc rằng các mẫu tên lửa siêu thanh hiện có của Mỹ chỉ có thể đạt tốc độ tối đa 5-6 Mach.
Theo dữ liệu của các nhà phát triển, đầu đạn của khối bội siêu thanh «Avangard» có khả năng đạt tốc độ nhanh gấp 27 lần tốc độ âm thanh, tức là, tùy thuộc vào các điều kiện, khoảng 33.000 km/h.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала