Muốn mua tranh của hoạ sĩ Việt? Hãy cẩn thận tránh của rởm

© Ảnh : Sotheby’sBức "Nine carps in the water" (Chín con cá chép trong hồ nước) của Phạm Hậu
Bức Nine carps in the water (Chín con cá chép trong hồ nước) của Phạm Hậu - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.12.2022
Đăng ký
Việt Nam đang giàu lên nhanh chóng, tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển. Theo thống kê của công ty tư vấn đầu tư Henley & Partners, trong thập kỷ tới, số người có tài sản từ 100 triệu USD trở lên ở Việt Nam sẽ tăng 95%, là chỉ số tốc độ cao nhất thế giới.
Người giàu - là những căn hộ và biệt thự lộng lẫy nguy nga, những chiếc xế sang đến mức độc bản, vô số món đồ xa xỉ, trong đó có những bức tranh.

Tranh Việt tại các cuộc đấu giá quốc tế

Dòng chữ giới thiệu ngắn gọn «Made in Vietnam» đang ngày càng vang rộng khẳng định sự hiện diện của các sản phẩm Việt trên thị trường toàn cầu. Chẳng hạn, tranh của các họa sĩ Việt Nam ngày càng đắt giá tại các cuộc đấu giá quốc tế sang trọng và uy tín. Báo chí, không chỉ ở Việt Nam, đã kể về thành công vang dội với bức tranh của danh hoạ Lê Phổ được bán tại Sotheby's ở Singapore hồi cuối tháng 8 với giá nửa triệu USD. Nhưng mức đó còn xa mới là kỷ lục. Một số tranh của các họa sĩ Việt Nam được bán tại Sotheby's và Christie's với số tiền vượt quá 1 triệu USD. Và hoạ phẩm đắt giá nhất được bán ra cho đến nay là “Chân dung cô Phương”, sáng tác của Mai Trung Thứ, được mua vào tháng 4 năm 2021 tại Sotheby's ở Hồng Kông với giá 3,1 triệu USD.
© Ảnh : Sotheby’sBức "Portrait of Mademoiselle Phuong" (Chân dung cô Phương) của Mai Trung Thứ
Bức Portrait of Mademoiselle Phuong (Chân dung cô Phương) của Mai Trung Thứ - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.12.2022
Bức "Portrait of Mademoiselle Phuong" (Chân dung cô Phương) của Mai Trung Thứ
Tác giả tạo ra những thành tựu hội họa như vậy không phải làcác hoạ sĩ hiện đại, mà là các cựu sinh viên tốt nghiệp L'École des beaux-arts d' Indochine (Trường Mỹ thuật Đông Dương), tồn tại ở Hà Nội từ 1925 đến 1945, sau đó họ di cư sang Pháp vào những năm 30-40 rồi tiếp tục làm việc ở đó. Tháng 7 năm 2022, cuộc triển lãm của nhà đấu giá lớn nhất Sotheby's với nhan đề «Hồn xưa bến lạ» lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, trưng bày khoảng 50 tác phẩm của bốn hoạ sĩ nổi tiếng nhất thuộc đẳng cấp này là Lê Thị Lựu, Lê Phổ, Mai Trung Thứ và Vũ Cao Đàm, được mệnh danh là «Tứ kiệt trời Nam».
© Ảnh : Sotheby’sBức "Family Life" (Đời sống gia đình) của Lê Phổ
Bức Family Life (Đời sống gia đình) của Lê Phổ - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.12.2022
Bức "Family Life" (Đời sống gia đình) của Lê Phổ
Như các chuyên gia nhận xét, thị trường nghệ thuật tạo hình Việt Nam đang phát triển, nhưng hiện thời chưa có những thành tố của một nền thương mại nghệ thuật phát triển như nhà đấu giá, hội chợ nghệ thuật, triển lãm thường niên và do đó còn thiếu vắng cả sự đánh giá minh bạch về tài chính đối với các tác phẩm.
© Ảnh : Christie'sBức "Les Désabusées" (Vỡ mộng) của Tô Ngọc Vân
Bức Les Désabusées (Vỡ mộng) của Tô Ngọc Vân - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.12.2022
Bức "Les Désabusées" (Vỡ mộng) của Tô Ngọc Vân

Nghệ thuật đương đại là gì?

Các hoạ sĩ mà chúng tôi nhắc tới đã sáng tác trong kỷ nguyên của chủ nghĩa hiện đại. Bước chuyển từ nghệ thuật hiện đại sang nghệ thuật đương đại bắt đầu từ những năm 1960 và 1970 của thế kỷ XX, vẫn chưa hoàn thành mà đang diễn ra theo những cách khác nhau và với tốc độ khác nhau ở những nơi chốn khác nhau trên thế giới, - theo nhận xét của lý thuyết gia hàng đầu về nghệ thuật hiện đại là giáo sư Mỹ Terry Smith. Cái được gọi là nghệ thuật đương đại rất khác biệt với nghệ thuật của nửa đầu thế kỷ XX.
«Nghệ thuật đương đại từ những năm 1980 đã được định hình bởi ba trào lưu chính hiện giờ đang phát triển và dường như sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai gần, hợp nhất thành luồng phong phú và đa tầng. Đầu tiên là chủ nghĩa hậu hiện đại, chủ nghĩa tái hiện đại, chủ nghĩa duy cảm hồi tưởng. Thứ hai là nghệ thuật thổ dân bản địa và thứ ba là trào lưu nghệ thuật đáp ứng những thách thức và vấn đề của thế giới hiện đại. Các nghệ sĩ của vòng kết nối này đặc biệt quan tâm đến chương trình nghị sự hiện tại: vấn đề của những bức tranh trái ngược nhau về thế giới, hậu quả của hiện tượng ấm lên toàn cầu, cũng như tác động của các mạng xã hội đối với con người khiến các cá thể hoàn toàn đắm chìm trong chính bản thân họ».
Ở Việt Nam hiện hữu nghệ thuật đương đại, thu hút quan tâm của giới trẻ tuổi sung túc, thế nhưng họ ưa chọn mua những tác phẩm nghệ thuật này không phải tại các cuộc đấu giá mà trực tiếp từ các nghệ sĩ.

Những cuộc triển lãm tai tiếng

Nghệ thuật là vấn đề phức tạp cần được cảm thụ, nhưng đây cũng là khoản đầu tư lớn đòi hỏi nhiều tiền bạc. Mà ở đâu có tiền, ở đó sẽ xuất hiện sự gian manh. Do đó, trong hội họa có rất nhiều của rởm hàng giả. Cả nền mỹ thuật Việt Nam cũng không tránh khỏi điều này. Dư luận chưa quên vụ bán bức tranh lớn nhất của danh họa Bùi Xuân Phái trị giá 102.000 USD mà hóa ra là tranh giả, hay là vụ triển lãm tai tiếng năm 2016 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, trưng bày tranh của các cựu sinh viên tốt nghiệp L'École des beaux-arts d'Indochine, do nhà sưu tập Vũ Xuân Chung mua ở châu Âu theo lời giới thiệu của J.-F. J.-F. Huber, thẩm định viên tại nhà đấu giá Christie's ở Hồng Kông. Trong số 17 bức tranh trưng bày thì 15 bức hóa ra là của rởm, 2 bức còn lại là sản phẩm từ cây cọ vẽ của những hoạ sĩ không phù hợp như chỉ định trên các tấm bảng.
Nhưng ở đây là «nỗi đau khổ không của riêng ai» - hàng giả đồng hành cùng nghệ thuật trên khắp thế giới. Thị trường nghệ thuật liên tục bị chấn động bởi những vụ xì-căng-đan bê bối gắn với tác phẩm và tên tuổi những bậc thầy nổi tiếng nhất.

«Năm 2015, ở Ý đã bắt giữ cái gọi là bộ sưu tập Brocato - 43 tác phẩm được cho là của những đại danh hoạ cuối thế kỷ XIX-XX: Van Gogh, Picasso, Warhol v.v., mà người ký tên dưới những Biên bản đánh giá ​​​​chuyên gia xác nhận tính chân thực của các bức tranh là Giám đốc Bảo tàng Vatican. Cả một băng nhóm những kẻ làm hàng giả đã lên kế hoạch sử dụng những bức tranh làm tài sản thế chấp để vay ngân hàng», - nhà phê bình nghệ thuật Sofia Bagdasarova cho biết.

Tiết mục của Chu Thị Hân Huyền (Việt Nam) tại Liên hoan nghệ thuật xiếc quốc tế Không biên giới tại Rạp xiếc lớn St.Petersburg ở Fontanka. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.11.2022
Multimedia
Việt Nam tham gia Liên hoan nghệ thuật xiếc quốc tế "Không biên giới" lần thứ nhất
Năm 2018, có cuộc triển lãm hấp dẫn được tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật ở thành phố Ghent của Bỉ, nơi trưng bày những tác phẩm của các nghệ sĩ Nga đắt giá nhất thế kỷ XX, nhưng hóa ra chỉ toàn của rởm, do đó triển lãm bị đóng cửa trước thời hạn. Năm 2017, người ta đã phát hiện 21 bức tranh từ triển lãm trong Cung điện Doge - Doge's Palace ở Genoa mà theo quảng cáo là tác phẩm của Amedeo Clemente Modigliani, một trong những hoạ sĩ nổi tiếng nhất đầu thế kỷ XX – chỉ là hàng giả. Một tác phẩm của hoạ sĩ Modigliani tài hoa vắn số từng được bán ra với giá đắt nhất là 170 triệu USD, vì vậy chuyện những kẻ làm hàng giả muốn thử vận ​​may là điều dễ hiểu. Và chúng ta còn có thể nói gì nếu như các chuyên gia nghi ngờ cả bức tranh «Đấng Cứu thế» của Leonardo da Vinci, do Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman al-Saud chi ra khoản tiền khủng 450 triệu USD để mua vào năm 2017 tại cuộc đấu giá của Christie's chắc đâu có thực sự là kiệt tác của bậc thầy vĩ đại trong thời kỳ Phục hưng?
Bởi vậy giới nhà giàu Việt hiện nay muốn đầu tư sinh lời và tô điểm những bức tường trong tư gia sang trọng của mình bằng tranh của các danh họa hẳn cũng nên hết sức thận trọng và lắng nghe ý kiến ​​của các chuyên gia đáng tin cậy.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала