"Bản chất của tham nhũng, tiêu cực là lợi dụng quyền lực"

© Ảnh : Nguyễn Phương Hoa - TTXVNKhai mạc Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 6, khóa XII
Khai mạc Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 6, khóa XII - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.12.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng nay (5/12), diễn ra hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt các nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc truyền đạt chuyên đề “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới”.
Theo ông Phan Đình Trạc, nghị quyết Trung ương lần này khẳng định 8 đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
“Đây là lần đầu tiên, Đảng ta xác định thống nhất, đầy đủ, rõ ràng về các đặc trưng của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong một nghị quyết của Trung ương trên cơ sở cương lĩnh, Hiến pháp và văn kiện đại hội của Đảng các nhiệm kỳ”, Trưởng Ban Nội chính Trung ương nói.
Ông Trạc cho hay, 8 đặc trưng này vừa phù hợp với những đặc trưng, giá trị phổ quát Nhà nước pháp quyền đã được thế giới công nhận; vừa thể hiện được tính đặc thù của Nhà nước pháp quyền của XHCN Việt Nam.
1.
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
2.
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
3.
Quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật.
4.
Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.
5.
Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và kiểm soát hiệu quả giữa các cơ quan Nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
6.
Hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, được thực hiện nghiêm minh và nhất quán. Đây là đặc trưng phổ biến của mọi Nhà nước pháp quyền.
7.
Độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử, thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Đây là một đặc trưng cốt lõi được công nhận rộng rãi như một giá trị không thể thiếu của Nhà nước pháp quyền.
8.
Tôn trọng và bảo đảm thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.
Ông Trạc cho hay trung ương khẳng định đề án được chuẩn bị nghiêm túc, bài bản, bám sát thực tiễn, thực hiện đúng cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ theo chủ nghĩa xã hội, Hiến pháp 2013, văn kiện Đại hội XIII và tinh thần chỉ đạo của Tổng bí thư về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam...
Từ đó có chọn lọc đúng trọng tâm, đề ra các nhiệm vụ giải pháp phù hợp với thực tiễn, có đổi mới, định hướng trong thời gian dài nhằm phát triển đất nước nhanh, bền vững.
Quốc hội thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm và thi hành án năm 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.11.2022
Dự án luật quan trọng được Quốc hội Việt Nam thông qua hôm nay
Một vấn đề khác được ông Trạc nhấn mạnh tại nghị quyết là yêu cầu hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
"Đây là lần đầu tiên trung ương đề ra những giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước", ông Trạc nói.
Ông chỉ rõ một số điểm đáng lưu ý, trong đó quán triệt, thực hiện nghiêm nguyên tắc mọi quyền lực đều được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế, ràng buộc bằng trách nhiệm.
Quyền lực đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền lực càng cao, trách nhiệm càng lớn. Lạm dụng, lợi dụng quyền lực phải bị truy cứu trách nhiệm, xử lý.
"Bản chất của tham nhũng, tiêu cực là lợi dụng quyền lực. Cho nên chúng ta kiểm soát tốt quyền lực chính là ngăn chặn được tham nhũng, tiêu cực", ông Trạc nêu.
Cạnh đó xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Đảm bảo sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, tăng cường kiểm soát quyền lực bên trong mỗi cơ quan, giữa các cơ quan nhà nước, giữa trung ương - địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan cùng cấp chính quyền địa phương.
Một điểm khác là quy định rõ hơn thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hành pháp trong kiểm soát các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, quyền tư pháp và của cơ quan tư pháp trong kiểm soát các cơ quan thực hiện quyền hành pháp, lập pháp.
Thực hiện đầy đủ nguyên tắc tập trung dân chủ, trách nhiệm giải trình công khai minh bạch trong từng cơ quan nhà nước...
"Công khai, minh bạch là nhiệm vụ rất quan trọng để kiểm soát quyền lực. Thêm đó thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, trách nhiệm giải trình của người đứng đầu. Tất cả những điều này nhằm mục đích kiểm soát quyền lực", ông Trạc nêu.
Nghị quyết yêu cầu hoàn thiện cơ chế để nhân dân trực tiếp kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, quyền kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo... của công dân.
Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả các cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước của Đảng, nhà nước, nhân dân. Trong đó Đảng là cơ quan kiểm tra, nhà nước là thanh tra, kiểm toán và các cơ chế kiểm soát khác của các cơ quan tố tụng cũng như nhân dân.
Đồng thời, ông Trạc cho rằng cần ban hành các quy định kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; trong công tác xây dựng pháp luật và quản lý sử dụng tài chính, tài sản công.
Khai mạc Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2022
Tiếp tục quyết liệt điều tra, truy tố, xét xử công khai các vụ án tham nhũng lớn
Đồng thời thực hiện 4 không trong phòng, chống tham nhũng:
Thứ nhất "không thể" tức là hình thành cơ chế, chính sách pháp luật chặt chẽ để không thể tham nhũng.
Thứ hai, phát hiện xử lý kịp thời nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực để "không dám" tham nhũng, tiêu cực.
Thứ ba, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tiền lương, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức để "không cần" tham nhũng, tiêu cực.
"Đương nhiên việc này góp phần quan trọng thôi chứ không chấm dứt được bởi những người tham nhũng vừa rồi là những người giàu. Người giàu mà họ tham nhũng lớn", ông Trạc nêu.
Thứ tư, cần xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để "không muốn" tham nhũng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала