Tiếng Nga “hướng Đông”, dần lấy lại vị thế tại các nước châu Á

© Sputnik / Ha Linh Khai mạc chương trình “Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên tiếng Nga tại các nước châu Á”
Khai mạc chương trình “Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên tiếng Nga tại các nước châu Á” - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.12.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Với mục tiêu bảo vệ và nâng tầm vị thế tiếng Nga; Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan,... vẫn là một trong những quốc gia mà Nga ưu tiên xúc tiến quảng bá tiếng Nga thông qua việc mở rộng hoạt động đào tạo chuyên gia nước ngoài theo tiêu chuẩn giáo dục của Nga.

Việt Nam là nước đầu tiên đăng cai tổ chức

Ngày 5/12, tại Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga tại Hà Nội đã khai mạc chương trình “Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên tiếng Nga tại các nước châu Á”. Theo yêu cầu đặt hàng của Rossotrudnichestvo, chương trình sẽ tiến hành các hoạt động nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên tiếng Nga như một ngoại ngữ đến từ các nước châu Á, trong đó có hơn 100 giáo viên tiếng Nga đến từ Việt Nam, Ấn Độ, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Sri Lanka.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Giám đốc Trung tâm Khoa học và văn hóa Nga tại Hà Nội Victor Stepanov cho hay, nước Nga đang rất chú trọng đến việc phổ biến củng cố vị thế, quảng bá tiếng Nga và nền giáo dục Nga ở nước ngoài.
© Sputnik / Ha Linh Khai mạc chương trình “Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên tiếng Nga tại các nước châu Á”
Khai mạc chương trình “Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên tiếng Nga tại các nước châu Á” - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.12.2022
Khai mạc chương trình “Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên tiếng Nga tại các nước châu Á”

“Hiện tại, một chương trình nhà nước quy mô lớn của Liên bang Nga “Phát triển giáo dục” giai đoạn 2018 -2025 đang được triển khai, trong đó có nhiệm vụ truyền bá tiếng Nga như một ngôn ngữ đối thoại quốc tế. Ngày nay, nhiệm vụ này rất cấp thiết và có nhu cầu hơn bao giờ hết. Tôi tin tưởng rằng, ngày này Trung tâm Khoa học và văn hóa Nga sẽ trở thành một trong những tiền đề của ngôn ngữ và văn hóa - khoa học Nga trên thế giới”, ông Victor Stepanov nhấn mạnh.

Ngôn ngữ bản địa, truyền thống văn hóa và nền giáo dục của các nước khác nhau sẽ là những điểm nhấn, thu hút các giáo viên nước ngoài và khiến chương trình trở nên thú vị hơn. Đơn vị tổ chức là Trung tâm hỗ trợ các dự án xã hội và văn hóa - giáo dục “Vita”; tham gia tiến hành khoá học có các giáo viên người Nga dạy tiếng Nga, là những người có nhiều kinh nghiệm hoạt động thực tiễn cũng như trong khuôn khổ các hoạt động của Rossotrudnichestvo nhằm xúc tiến quảng bá tiếng Nga ở nước ngoài.
© Sputnik / Ha Linh Khai mạc chương trình “Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên tiếng Nga tại các nước châu Á”
Khai mạc chương trình “Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên tiếng Nga tại các nước châu Á” - Sputnik Việt Nam
1/4
Khai mạc chương trình “Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên tiếng Nga tại các nước châu Á”
© Sputnik / Ha Linh Khai mạc chương trình “Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên tiếng Nga tại các nước châu Á”
Khai mạc chương trình “Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên tiếng Nga tại các nước châu Á” - Sputnik Việt Nam
2/4
Khai mạc chương trình “Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên tiếng Nga tại các nước châu Á”
© Sputnik / Ha Linh Khai mạc chương trình “Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên tiếng Nga tại các nước châu Á”
Khai mạc chương trình “Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên tiếng Nga tại các nước châu Á” - Sputnik Việt Nam
3/4
Khai mạc chương trình “Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên tiếng Nga tại các nước châu Á”
© Sputnik / Ha Linh Khai mạc chương trình “Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên tiếng Nga tại các nước châu Á”
Khai mạc chương trình “Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên tiếng Nga tại các nước châu Á” - Sputnik Việt Nam
4/4
Khai mạc chương trình “Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên tiếng Nga tại các nước châu Á”
1/4
Khai mạc chương trình “Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên tiếng Nga tại các nước châu Á”
2/4
Khai mạc chương trình “Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên tiếng Nga tại các nước châu Á”
3/4
Khai mạc chương trình “Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên tiếng Nga tại các nước châu Á”
4/4
Khai mạc chương trình “Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên tiếng Nga tại các nước châu Á”
Tại triển lãm các tài liệu học tập và phương pháp giảng dạy tại Trung tâm Khoa học và Văn hoá Nga tại Hà Nội, những người tham dự sẽ có cơ hội làm quen với các ấn phẩm mới về tiếng Nga như một ngoại ngữ của các nhà xuất bản chuyên ngành hàng đầu của Nga, cũng như gặp gỡ trực tuyến với đại diện của họ.

Để chương trình đào tạo đi vào thực tiễn

5 năm giảng dạy tiếng Nga tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, nói với Sputnik, Thầy Nguyễn Thanh Sơn cho rằng chương trình “Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên tiếng Nga tại các nước châu Á” đem lại cơ hội quý báu cho tất cả giáo viên người nước ngoài.
“Phương pháp về giảng dạy kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết mà các giáo viên nước khác chia sẻ, tôi thấy là có thể áp dụng được trong phương pháp giảng dạy tại Việt Nam. Đối với sinh viên, cần nhất là môi trường giao tiếp với người bản địa. Còn đối với giảng viên, giáo trình mới cập nhật những phương pháp giảng dạy tiên tiến là điều cần thiết”.
Dự án nhân văn “Giáo viên Nga ở nước ngoài” - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.10.2022
Lần đầu tiên Nga chính thức cử chuyên gia sang giảng dạy Tiếng Nga tại trường Phổ thông Việt Nam
Chia sẻ thêm về những điểm mới trong chương trình đào tạo nâng cao chuyên môn lần này, thầy giáo Kurnugin - giáo viên tiếng Nga tại trường Kamala Sai (thuộc tỉnh Kalasin, Thái Lan) cho Sputnik biết:
“Sau 10 buổi đào tạo, nâng cao chuyên môn, tôi học hỏi được những phương pháp, chương trình giảng dạy mới, lần đầu được tiếp cận như chương trình “Parabuk” hay giáo trình “Matreshka”, đều rất hữu ích cho các học sinh Thái Lan khi các em thường xuyên sử dụng Internet trong học tập. Sự kiện này là chương trình bổ ích, thiết thực và hiệu quả cho các giáo viên nước ngoài giảng dạy tiếng Nga”.
Được biết, trong vòng 3 ngày từ 5-7/12 theo hình thức trực tiếp, các giáo viên sẽ giao tiếp bằng tiếng Nga, làm quen với thành tựu trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Nga, đồng thời thảo luận về phương pháp giảng dạy tiếng Nga và chia sẻ kinh nghiệm.
Theo đó, sẽ tiến hành phân tích các phương pháp làm việc với văn bản video thực tế, tài liệu về đất nước học, phương pháp hình thành kỹ năng nghe và phát âm, cũng như kỹ năng hoạt động lời nói phát sinh.
Nguyễn Khánh Toàn - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.05.2022
Nguyễn Khánh Toàn - giáo viên đầu tiên dạy tiếng Việt cho người Nga
Trước đó, các hoạt động trực tiếp tại Hà Nội đã kết thúc khoá đào tạo từ xa được thực hiện trực tuyến từ ngày 14 tháng 11 đến ngày 1 tháng 12 năm 2022. Bên lề sự kiện, các đại biểu giáo viên nước ngoài cũng có cơ hội tiếp xúc, tìm hiểu thêm văn hóa truyền thống Việt Nam thông qua chuyến thăm nhà Nhà hát múa rối nước,...
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала