Việt Nam nhập khẩu nhiều máy móc, công nghệ từ châu Âu

© Sputnik / Evgeny Odinokov / Chuyển đến kho ảnhTiếp xúc với các thiết bị để kiểm tra vi mạch
Tiếp xúc với các thiết bị để kiểm tra vi mạch - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.12.2022
Đăng ký
Các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng tương đối tốt lợi thế của EVFTA để nhập khẩu nhiều loại thiết bị máy móc, nguồn nguyên liệu chất lượng, công nghệ cao từ thị trường châu Âu.
Cùng với đó, quy mô vốn trung bình của các dự án đăng ký mới từ châu Âu vào Việt Nam tăng lên so với trước khi có EVFTA.

Việt Nam chú trọng nhập khẩu những gì từ châu Âu?

Ngày 6/12, tại Hà Nội, tạp chí Công Thương, Bộ Công Thương tổ chức cuộc toạ đàm mang chủ đề “Tận dụng lợi ích từ nhập khẩu, đầu tư của EU trong EVFTA”.
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) là FTA được kỳ vọng về thúc đẩy thương mại và hợp tác đầu tư, thu hút các doanh nghiệp và nhà đầu tư châu Âu mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Dù EVFTA tạo ra thách thức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác châu Âu ngay tại sân nhà, nhưng Bộ Công Thương cho rằng, đây cũng là cơ hội lớn để các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác, tăng cường chuyển giao công nghệ.
Công nhân trên dây chuyền sản xuất của Công ty định hướng xuất khẩu May 10 ở ngoại thành Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.12.2022
Thặng dư thương mại Việt Nam càng cao, Mỹ càng khó chịu
Đặc biệt, bằng việc xóa bỏ ngay lập tức 85,6% dòng thuế giữa Việt Nam và EU, nhiều ngành hàng của Việt Nam sẽ có lợi thế vì giảm được chi phí nhập khẩu nguyên liệu sản xuất. Qua đó, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Phát biểu tại cuộc toạ đàm, ông Đỗ Hữu Hưng, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết, lâu nay nói tới EVFTA, chúng ta thường nhắc nhiều tới xuất khẩu, nhưng hiện nay doanh nghiệp của chúng ta cũng đang hưởng lợi rất nhiều khi nhập khẩu từ thị trường này.
Theo ông Hưng, sau 2 năm tham gia, tăng trưởng nhập khẩu của EU vào Việt Nam cũng rất nhiều trong các nhóm chủ yếu là máy móc, thiết bị, sản phẩm - linh kiện điện tử và các nguồn nguyên liệu. EVFTA đã tạo ra những lợi thế cạnh tranh rất lớn đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang 27 nước thành viên khu vực này.
Năm 2021, thương mại hai chiều Việt Nam - EU đạt 57 tỷ USD (xuất khẩu 40,1 tỷ USD, tăng 14,2%; nhập khẩu 16,9 tỷ USD, tăng 15,3% so với năm 2020). Trong 11 tháng 2022 đạt 57,5 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất sang EU 43,5 tỷ USD, tăng 21%, nhập khẩu 14 tỷ USD, cán cân thương mại nghiêng về Việt Nam xuất siêu 29,5 tỷ USD, vượt mức xuất siêu cả năm ngoái khoảng 6,3 tỷ USD.
Nhóm sản phẩm máy móc, linh kiện điện tử, sản phẩm điện tử chiếm tới 24% kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong 10 tháng năm 2022. Nhóm hàng máy móc, thiết bị cũng đạt tỷ trọng hơn 18%.
Ông Lương Việt Quốc, CEO Realtime Robotics bên chiếc drone quadcopter Hera - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.11.2022
Người Việt Nam đầu tiên xuất khẩu drone vào Mỹ
Ngoài ra còn có các nguyên liệu phục vụ nhu cầu sản xuất của Việt Nam cũng chiếm trên 10% (chủ yếu là sản phẩm hóa chất).
Đại diện Bộ Công Thương cho rằng, từ khảo sát thực tế lẫn trao đổi với doanh nghiệp, trong quá trình thực thi hiệp định, các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng tương đối tốt lợi thế của EVFTA để nhập khẩu các loại thiết bị máy móc, các nguồn nguyên liệu từ thị trường châu Âu và những mặt hàng nhập khẩu này là để phục vụ cho chính quá trình sản xuất các loại hàng hóa phục vụ xuất khẩu.
Từ những thiết bị máy móc và nguồn nguyên liệu chất lượng tốt của EU mà nhiều doanh nghiệp đã tạo ra những sản phẩm tăng được giá trị gia tăng, phục vụ cho chính quá trình sản xuất của doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu.
“Từ đó chúng ta cũng tăng được kim ngạch xuất khẩu cho Việt Nam”, ông Hưng nói.

Thu hút đầu tư chất lượng cao từ châu Âu vào Việt Nam

Theo các chuyên gia, áp lực với Việt Nam trong thời gian tới là cần đẩy nhanh thực thi EVFTA trên nhiều phương diện, nhất là sức ép cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cần được thực thi “tốc độ” hơn để hút dòng vốn từ EU.
“Những lợi thế mà EVFTA mang lại cho Việt Nam chỉ mang tính ngắn hạn khi các đối thủ trong ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Malaysia đang tích cực đàm phán FTA với EU, đồng thời EU cũng đang hướng tới một FTA chung trong khu vực ASEAN”, đại diện Bộ Công Thương lưu ý.
Thêm vào đó, FDI của EU vào Việt Nam thời gian tới cũng sẽ chịu ảnh hưởng mạnh bởi chính sách thương mại mới của EU, khi dành ưu tiên hàng đầu cho chuyển đổi số và phát triển kinh tế xanh.
Dây chuyền lắp ráp ô tô của nhà máy ô tô VinFast tại Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.11.2022
Doanh nghiệp Việt Nam “mất trắng” đơn hàng rất lớn từ Mỹ vì lý do không ngờ
Nhắc lại EU là một thị trường rất kỹ tính, thậm chí khó tính vì có những tiêu chuẩn chất lượng rất cao, cả Việt Nam và EU hiện đang tập trung phát triển kinh tế bền vững, tăng trưởng xanh, chuyển đổi năng lượng và đây là những lĩnh vực mà EU rất có thế mạnh, ông Đỗ Hữu Hưng cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng nguồn đầu tư của châu Âu, tận dụng nguồn máy móc, nguyên liệu và công nghệ của châu Âu để từ đó thay đổi phương thức sản xuất, tạo ra được hàng hóa có chất lượng tốt hơn, bảo vệ môi trường hơn, phù hợp với xu hướng tiêu dùng hơn.
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp (Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, EVFTA đã mang lại những cơ hội lớn trong thu hút đầu tư của châu Âu tại Việt Nam.
Chuyên gia tổng kết lại, tình hình thu hút đầu tư diễn biến tương đối tích cực, số đầu tư đăng ký mới từ khu vực EU vào thị trường Việt Nam gia tăng đáng kể trong thời gian qua.
“Sự gia tăng này thể hiện không chỉ ở tổng số vốn mà còn là quy mô trung bình của các dự án, với khoảng trên dưới 12 triệu USD của mỗi dự án là mức cao hơn so với bình quân chung và so với trước khi có EVFTA”, ông Nguyễn Anh Dương nói.
Đại diện của CIEM khẳng định, EVFTA đã giúp Việt Nam thu hút được dòng vốn đầu tư chất lượng hơn, phù hợp với chủ trương của Bộ Chính trị khi ban hành Nghị quyết 50 vào năm 2019 về các định hướng thu hút đầu tư nước ngoài gắn với sàng lọc và tập trung thu hút các dự án có chất lượng.
Quang cảnh diễn đàn tại điểm cầu Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.10.2021
EVFTA giúp Việt Nam ngày càng quan trọng với EU
Thực tế, nguồn vốn bổ sung từ phía EU không phải chỉ từ vốn đầu tư mà nó còn có hỗ trợ từ kênh Chính phủ với Chính phủ, tức là Liên minh châu Âu và các Chính phủ của các nước thành viên EU cũng đã có những hỗ trợ kỹ thuật nhằm đáp ứng giúp Việt Nam nâng cao năng lực đáp ứng được những tiêu chuẩn cả về thương mại, đầu tư mà phía EU cần.
Bên cạnh đó, thực hiện hiệp định EVFTA gắn với bối cảnh phải xử lý tác động tiêu cực của đại dịch Covid. Việt Nam gặp những vấn đề khó khăn về các đợt dịch, đặc biệt là đợt dịch thứ tư từ giữa năm 2021, nhưng Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) là một trong những hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài rất tích cực trong việc đối thoại với các cơ quan Chính phủ, chia sẻ những sáng kiến, những đề nghị có tính chất xây dựng để Việt Nam.
“Họ cũng những cân nhắc mạnh mẽ hơn đối với việc chuyển đổi cách tiếp cận từ phòng, chống dịch từ đó linh hoạt và kiểm soát dịch Covid-19 một cách bền vững hơn”, ông Dương nói.
Chuyên gia bày tỏ những nội dung cho thấy, quá trình hợp tác không phải chỉ từ doanh nghiệp, doanh nghiệp, từ Chính phủ với Chính phủ mà kể cả từ Chính phủ Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp cũng đã có những sự chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng thực tiễn để từ đó hai bên có những hiểu biết hơn, tạo dựng được một môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bền vững và dễ tiên liệu ở Việt Nam.
“Không thể phủ nhận, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường phục hồi tương đối tích cực sau dịch Covid-19 ở khu vực châu Á và kết quả này có sự đóng góp không nhỏ của việc thực thi EVFTA, của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam”, ông Nguyễn Anh Dương nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân bắt đầu chuyến thăm chính thức Croatia - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.10.2022
Mục đích chuyến thăm Croatia của Phó Chủ tịch nước Việt Nam

Tăng hàm lượng nội địa của Việt Nam

Tại toạ đàm, ông Đinh Văn Hiến, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn DKNEC cho biết, EU có nhiều quốc gia có công nghệ tiên tiến, Việt Nam cần tiếp cận ngay những công nghệ này để nâng cao giá trị hàng hóa sản xuất trong nước.
Theo ông Hiến, doanh nghiệp của ông đang có 23 đối tác ở Đức, Pháp, Thụy Điển, Đan Mạch… Trước đây khi chưa có EVFTA thì thuế suất nhập các linh kiện và thiết bị IKD rất là cao. Nhưng khi có EVFTA thì nhờ giảm thuế, giá linh kiện và thiết bị IKD sẽ thấp xuống, công ty đã có lợi thế để chế tạo những sản phẩm mà có thể xuất ngược sang một số quốc gia.
Bà Đào Thu Trang, Trưởng Bộ phận tư vấn chiến lược phát triển thị trường thuộc Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam cũng khẳng định, EVFTA là điểm nhấn để thu hút đầu tư từ châu Âu vào Việt Nam. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam nên ưu tiên phát triển các chuỗi cung ứng uy tín và bền vững, tăng hàm lượng nội địa lên đến 30%.
Việt Nam cũng cần phát triển nguồn nhân lực có tay nghề, kỹ năng để giúp các nhà đầu tư châu Âu yên tâm phát triển lâu dài và bền vững tại thị trường Việt Nam.
“Để tận dụng được những yếu tố về nguyên tắc xuất xứ và tận dụng tối đa lợi thế của EVFTA, rất mong Việt Nam đẩy mạnh sản xuất các nguồn nguyên phụ liệu ở trong nước để đáp ứng được quy tắc xuất xứ mà EVFTA đưa ra, rồi đầu tư cơ sở hạ tầng, giảm chi phí về logistics, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam cũng như các nhà đầu tư châu Âu giảm được chi phí sản xuất”, bà Đào Thu Trang đề nghị.
May hàng xuất khẩu sang thị trường EU tại Công ty May Thái Nguyên.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2021
Với EVFTA, Việt Nam xóa bỏ thành công nghi ngờ về năng lực cung cấp
EU hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 5 tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký lũy kế đến tháng 8/2022 đạt 27,6 tỷ USD. Tính riêng 8 tháng năm 2022, tổng vốn đăng ký đầu tư của EU tại Việt Nam đạt 2,2 tỷ USD, tăng 69,6% so với cùng kỳ năm ngoái, với 104 dự án cấp mới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала