Mỹ và châu Âu “xoay trục” khi Việt Nam thành trung tâm sản xuất toàn cầu

© Ảnh : TTXVN - Trần Thị Mỹ PhươngNhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh tiếp thị, quảng bá thương hiệu tại Food & Hotel Vietnam 2022.
Nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh tiếp thị, quảng bá thương hiệu tại Food & Hotel Vietnam 2022. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2022
Đăng ký
Nhiều doanh nghiệp Mỹ và châu Âu muốn tìm nguồn cung giá rẻ tại Việt Nam và các nước lân cận ở khu vực Đông Nam Á.
Thực tế này diễn ra trong bối cảnh Việt Nam chuyển mình thành trung tâm sản xuất toàn cầu, chất lượng hàng Việt ngày càng được nâng cao, giá cả cạnh tranh nên rất được ưa chuộng.

Triển lãm Global Sourcing Fair Việt Nam

Chiều 6/12, tại TP.HCM đã diễn ra buổi họp báo về Triển lãm Global Sourcing Fair Việt Nam, dự kiến tổ chức tại 26 Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC).
Đây là triển lãm về nguồn cung quốc tế lần đầu tổ chức tại Việt Nam sau 7 năm có mặt tại Hongkong. Mục tiêu của sự kiện là kết nối người mua ở khu vực Mỹ, EU và các nhà cung cấp tại Việt Nam cũng như trong khu vực ASEAN.
Ban tổ chức cho biết, triển lãm Global Sourcing Fair Việt Nam có sự góp mặt của hơn 500 gian hàng từ những nhà cung cấp và sản phẩm độc đáo, đạt chuẩn xuất khẩu tại Việt Nam, với đa dạng nguồn cung ứng, tạo điều kiện cho các nhà cung cấp và người mua kết nối giao thương.
Triển lãm quốc tế Việt - Nga 2022 (EXPO-RUSSIA VIETNAM 2022) - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2022
Triển lãm Việt – Nga 2022 lần thứ IV chính thức khai mạc
Khách mua hàng sẽ có cơ hội khám phá những sản phẩm mới và được ưa chuộng từ các ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam, bao gồm: Gia dụng & Nội thất; Quà tặng & Thủ công mỹ nghệ; Thời trang & phụ kiện; Dệt may & nguồn cung ứng thời trang.
Triển lãm Global Sourcing Fair Việt Nam được tổ chức dưới hình thức kết hợp giữa gặp gỡ online và giao thương trực tiếp. Song song với các hoạt động diễn ra trong 3 ngày triển lãm, các đơn vị và người mua sẽ duy trì kết nối dưới hình thức trực tuyến online.
Dự kiến, sẽ có hơn 5.000 sản phẩm được trưng bày, từ các sản phẩm hoàn chỉnh cho đến các vật liệu thô, bao gồm các mặt hàng đến từ những công ty nổi bật trên thị trường: Thương hiệu thời trang An Phước, Gỗ An Cường, Bitis, Mỹ Nghệ Gỗ Cát Đằng, Kiara Việt Nam, Mỹ Nghệ MP, Thái Sơn S.P, và Thuỷ tinh Pha lê Việt Tiệp.
Global Sourcing Fair Việt Nam cũng thu hút các thương hiệu hàng đầu thế giới như: Aeon, Bigben, Conair, D-mop, Disneyland Hong Kong, Fendi, Fossil Group, LCX, Levi's, Li & Fung, khách sạn The Peninsula, Swire Resources, Triumph và Walmart.

Mỹ, châu Âu muốn mua hàng Việt Nam

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Hu Wei - CEO Global Sources (đơn vị chuyên về nền tảng tìm nguồn cung ứng đa kênh tại Hong Kong) cho biết, khi Việt Nam chuyển mình thành trung tâm sản xuất toàn cầu, hàng loạt các nhà mua hàng B2B từ Mỹ, châu Âu, châu Á đã đề nghị Global Sources kết nối nguồn hàng giá rẻ từ Việt Nam với các nước xung quanh.
Các nhà nhập khẩu Mỹ, EU muốn chuyển dịch nhập khẩu hàng hóa từ Hong Kong, Nhật Bản sang các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia. Bên cạnh đó, chất lượng hàng hóa Việt Nam ngày càng được nâng cao, giá cả lại cạnh tranh nên rất được ưa chuộng.
Phân bón dạng hạt - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.11.2022
Mỹ, EU trừng phạt Nga cũng phải né phân bón, Việt Nam tăng nhập mặt hàng chiến lược
Ông Hu Wei cho biết, các đối tác của Global Sources muốn tìm được nguồn cung đồ nội thất, thủ công mỹ nghệ, thời trang phụ kiện tại Việt Nam. Tại triển lãm sắp tới, sẽ có 500 nhà cung ứng tại Việt Nam đăng ký cùng với 6.000 khách mua quốc tế.
Về phần mình, bà Eva Yueh – Giám đốc Tập đoàn Head Headwind Group cho biết, bà hy vọng có thể kết nối nhiều nhà sản xuất uy tín trong mảng ba lô, túi xách, dụng cụ nhà bếp tại Việt Nam để cung ứng cho thị trường Mỹ, châu Âu và châu Á.
Trong khi đó, đại diện Hiệp hội chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA) cũng mong muốn tìm được khách hàng mới để gia tăng năng lực xuất khẩu. BIFA cho biết, trong năm 2022, xuất khẩu của ngành gỗ ở Bình Dương giảm 50%.
Dự báo quý trong 2 quý đầu năm 2023, tỷ trọng xuất khẩu tiếp tục giảm khi số lượng đơn đặt hàng thấp vì suy thoái toàn cầu và xung đột ở một số khu vực. Do đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực, khẩn trương tìm đối tác mua hàng mới.
Về phần mình, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó tổng thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS), mong muốn các doanh nghiệp không chỉ tìm được người mua B2B mà cả nhóm B2C. Bên cạnh những doanh nghiệp đã có thương hiệu trên thị trường, họ còn phải kết nối với nhóm đối tác vừa và nhỏ để đa dạng đơn đặt hàng.
Hoạt động bốc dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng Bình Dương. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.12.2022
Khi xuất khẩu của Việt Nam suy giảm…
Số liệu Bộ Công Thương ghi nhận, trong 11 tháng đầu năm, xuất khẩu hàng hóa vào khoảng 342,21 tỷ USD, tăng 13,4%. Mỹ và châu Âu là những thị trường có mức tăng trưởng tốt, ngày càng ưu tiên nguồn cung hàng hóa từ Việt Nam.
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 11 tháng ước đạt 101,5 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 29,7% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong khi đó, xuất khẩu sang thị trường EU đạt 29,4 tỷ USD, tăng 42,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала