Статуя дракона - Sputnik Việt Nam, 1920
Tổng kết 2023 và Dự báo 2024
Sputnik điểm lại các sự kiện, xu hướng chính trên thế giới và ở Việt Nam năm qua cùng những phân tích, dự báo cho năm 2024.

Năm 2023: Việt Nam cần theo dõi điều gì từ Mỹ và Trung Quốc?

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Đình NamNhà máy may xuất khẩu Sơn Hà (thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa).
Nhà máy may xuất khẩu Sơn Hà (thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa). - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2022
Đăng ký
Những diễn biến gần đây cho thấy, tình hình lạm phát ở Mỹ đang có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong khi đó, Trung Quốc dường như cũng đang nới lỏng phòng dịch Covid-19, chuẩn bị cho việc mở cửa trở lại vào năm sau.
Đây sẽ là 2 yếu tố quan trọng mà Việt Nam cần quan tâm theo dõi trong năm 2023, nhằm có những ứng biến kịp thời để nắm bắt cơ hội phát triển kinh tế, khôi phục hoạt động giao thương, du lịch.

Sản xuất giảm sút rõ rệt

Trong báo cáo mới đây, CTCP Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam lưu ý, thời gian tới cần theo dõi 2 yếu tố là việc Trung Quốc mở cửa trở lại và khả năng lạm phát hạ nhiệt ở Mỹ.
"Trong thời gian tới, việc nới lỏng các biện pháp phong tỏa chống Covid-19 nghiêm ngặt của Trung Quốc là yếu tố chính cần theo dõi. Chúng tôi kỳ vọng thị trường này sẽ dần mở cửa trở lại vào quý I/2023. Bên cạnh đó, Chủ tịch Fed gần đây đã gợi ý về việc giảm tốc độ tăng lãi suất nhờ lạm phát có tín hiệu hạ nhiệt", báo cáo nêu.
Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đang ghi nhận xu hướng suy giảm rõ rệt. Tổng cục Thống kê cho biết, xuất khẩu lũy kế 11 tháng trong năm 2022 vào khoảng 342,21 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ. Tốc độ này đã chậm lại đáng kể so với mức tăng 16% của 10 tháng 2022.
Trong tháng 11, xuất khẩu giảm 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, phần lớn các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đều rơi vào tình trạng tiêu thụ chậm lại, nhất là Mỹ và EU.
Nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh tiếp thị, quảng bá thương hiệu tại Food & Hotel Vietnam 2022. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2022
Mỹ và châu Âu “xoay trục” khi Việt Nam thành trung tâm sản xuất toàn cầu
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của lĩnh vực sản xuất (tương quan với tăng trưởng xuất khẩu) đã tăng chậm lại thấy rõ trong hai tháng qua (tháng 9 tăng 10,3%; tháng 10 tăng 5,5%; tháng 11 tăng 5,3%). Nguyên nhân được cho là do thiếu hụt nguyên vật liệu, chi phí đầu vào tăng, đơn hàng giảm.
Chỉ số Nhà quản trị mua hàng PMI tháng 11 cũng giảm xuống 47,4 điểm, chấm dứt chuỗi 13 tháng tăng trưởng. S&P Global lý giải, việc đồng tiền Việt Nam mất giá khiến chi phí đầu vào tăng nhanh hơn, trong khi triển vọng nhu cầu lại tiêu cực.

Hai yếu tố quan trọng

Mới đây, VNDirect đưa ra nhận định việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ là một cú hích lớn cho ngành du lịch Việt Nam. Năm 2019, ở giai đoạn trước dịch Covid-19, du khách Trung Quốc chiếm hơn 30% lượng khách nước ngoài đến Việt Nam.
Việc ngành du lịch khởi sắc sẽ kéo theo các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lữ hành, dịch vụ lưu trú ăn uống và hàng không được hưởng lợi từ sự phục hồi của lượng du khách Trung Quốc.
Trong khi đó, việc nới lỏng các biện pháp phong toả khiến giao thương qua biên giới hai nước dễ dàng hơn sẽ hỗ trợ xuất khẩu nông sản Việt Nam.
Hoạt động bốc dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng Bình Dương. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.12.2022
Khi xuất khẩu của Việt Nam suy giảm…
Theo đó, xuất khẩu cao su, gạo, rau quả, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Trung Quốc sẽ hưởng lợi khi chi phí vận chuyển giảm và nhu cầu gia tăng từ thị trường đông dân nhất thế giới.
Bên cạnh đó, việc Trung Quốc tái mở cửa sẽ giúp ổn định chuỗi cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam, đặc biệt là ngành điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị và dệt may.
Đối với vấn đề lạm phát ở Mỹ, số liệu gần đây cho thấy lạm phát đang bắt đầu hạ nhiệt tại siêu cường số 1 thế giới. Trong quý III, chỉ số giá tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ chỉ tăng 4,6% so với cùng kỳ, sau khi tăng 8,5% trong quý II.
Cùng với đó, lạm phát theo năm của Mỹ cũng tăng 8,2% so với cùng kỳ trong tháng 9, giảm từ mức 8,3% hồi tháng 8 và mức đỉnh là 9,1% hồi tháng 6.
Khi lạm phát ở Mỹ hạ nhiệt, các chuyên gia kỳ vọng Fed sẽ bớt quyết liệt hơn trong việc tăng lãi suất trong năm 2023. Điều này sẽ có tác động đến việc điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam.Đây sẽ là 2 yếu tố quan trọng mà Việt Nam cần quan tâm theo dõi trong năm 2023, nhằm có những ứng biến kịp thời để nắm bắt cơ hội phát triển kinh tế, khôi phục hoạt động giao thương, du lịch.

Sản xuất giảm sút rõ rệt

Trong báo cáo mới đây, CTCP Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam lưu ý, thời gian tới cần theo dõi 2 yếu tố là việc Trung Quốc mở cửa trở lại và khả năng lạm phát hạ nhiệt ở Mỹ.
"Trong thời gian tới, việc nới lỏng các biện pháp phong tỏa chống Covid-19 nghiêm ngặt của Trung Quốc là yếu tố chính cần theo dõi. Chúng tôi kỳ vọng thị trường này sẽ dần mở cửa trở lại vào quý I/2023. Bên cạnh đó, Chủ tịch Fed gần đây đã gợi ý về việc giảm tốc độ tăng lãi suất nhờ lạm phát có tín hiệu hạ nhiệt", báo cáo nêu.
Triển lãm công nghiệp «Expo-Russia Vietnam» - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.12.2022
Cơ hội xuất khẩu của Nga mở ra cho Việt Nam
Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đang ghi nhận xu hướng suy giảm rõ rệt. Tổng cục Thống kê cho biết, xuất khẩu lũy kế 11 tháng trong năm 2022 vào khoảng 342,21 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ. Tốc độ này đã chậm lại đáng kể so với mức tăng 16% của 10 tháng 2022.
Trong tháng 11, xuất khẩu giảm 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, phần lớn các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đều rơi vào tình trạng tiêu thụ chậm lại, nhất là Mỹ và EU.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của lĩnh vực sản xuất (tương quan với tăng trưởng xuất khẩu) đã tăng chậm lại thấy rõ trong hai tháng qua (tháng 9 tăng 10,3%; tháng 10 tăng 5,5%; tháng 11 tăng 5,3%). Nguyên nhân được cho là do thiếu hụt nguyên vật liệu, chi phí đầu vào tăng, đơn hàng giảm.
Chỉ số Nhà quản trị mua hàng PMI tháng 11 cũng giảm xuống 47,4 điểm, chấm dứt chuỗi 13 tháng tăng trưởng. S&P Global lý giải, việc đồng tiền Việt Nam mất giá khiến chi phí đầu vào tăng nhanh hơn, trong khi triển vọng nhu cầu lại tiêu cực.

Hai yếu tố quan trọng

Mới đây, VNDirect đưa ra nhận định việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ là một cú hích lớn cho ngành du lịch Việt Nam. Năm 2019, ở giai đoạn trước dịch Covid-19, du khách Trung Quốc chiếm hơn 30% lượng khách nước ngoài đến Việt Nam.
Việc ngành du lịch khởi sắc sẽ kéo theo các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lữ hành, dịch vụ lưu trú ăn uống và hàng không được hưởng lợi từ sự phục hồi của lượng du khách Trung Quốc.
Trong khi đó, việc nới lỏng các biện pháp phong toả khiến giao thương qua biên giới hai nước dễ dàng hơn sẽ hỗ trợ xuất khẩu nông sản Việt Nam.
Theo đó, xuất khẩu cao su, gạo, rau quả, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Trung Quốc sẽ hưởng lợi khi chi phí vận chuyển giảm và nhu cầu gia tăng từ thị trường đông dân nhất thế giới.
Người dân vùng đầu nguồn của tỉnh Đồng Tháp tranh thủ bắt cá trong những ngày cá từ đồng ruộng bơi ra các nhánh sông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.12.2022
Thuỷ sản Việt Nam bắt đầu ‘ngấm đòn’ lạm phát
Bên cạnh đó, việc Trung Quốc tái mở cửa sẽ giúp ổn định chuỗi cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam, đặc biệt là ngành điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị và dệt may.
Đối với vấn đề lạm phát ở Mỹ, số liệu gần đây cho thấy lạm phát đang bắt đầu hạ nhiệt tại siêu cường số 1 thế giới. Trong quý III, chỉ số giá tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ chỉ tăng 4,6% so với cùng kỳ, sau khi tăng 8,5% trong quý II.
Cùng với đó, lạm phát theo năm của Mỹ cũng tăng 8,2% so với cùng kỳ trong tháng 9, giảm từ mức 8,3% hồi tháng 8 và mức đỉnh là 9,1% hồi tháng 6.
Khi lạm phát ở Mỹ hạ nhiệt, các chuyên gia kỳ vọng Fed sẽ bớt quyết liệt hơn trong việc tăng lãi suất trong năm 2023. Điều này sẽ có tác động đến việc điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала