Tìm hiểu về Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” – một cách khám phá Việt Nam

© SputnikCuộc gặp gỡ giao lưu sinh viên chuyên đề Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
Cuộc gặp gỡ giao lưu sinh viên chuyên đề Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2022
Đăng ký
Gặp gỡ giao lưu chuyên đề Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” giúp sinh viên Nga học tiếng Việt và cả sinh viên Việt học ở Moskva hiểu biết hơn về lịch sử Việt Nam, về sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, về giá trị của hòa bình, về tình hữu nghị.
Ngày 6/12/2022, tại trường Đại học Tổng hợp Ngôn ngữ Quốc gia Moskva (MGLU) đã diễn ra cuộc gặp gỡ giao lưu sinh viên chuyên đề Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”. Đây là một hoạt động của Câu lạc bộ tiếng Việt MGLU. Sự kiện do các giáo viên tiếng Việt Khoa Phiên dịch và Khoa Quan hệ Quốc tế của trường MGLU tổ chức, nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (12/1972 – 12/2022).
Tham dự buổi giao lưu chuyên đề có nhiều thầy cô, sinh viên Nga học tiếng Việt từ các trường đại học khác nhau của thủ đô Moskva như MGLU, Đại học Quan hệ Quốc tế Quốc gia Moskva (MGIMO), Học viện các nước Á-Phi thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva (IAAS MGU), sinh viên Việt Nam tại MGLU.

Sinh viên Nga và Việt Nam cùng nhau làm quen với đề tài lịch sử “Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không”

“Điện Biên Phủ trên không” là gì? Vì sao có tên gọi như vậy? Ý nghĩa của nó như thế nào? Sinh viên Nga và Việt Nam bắt đầu làm quen với đề tài lịch sử lớn này như vậy.
Đề tài lịch sử đã được thể hiện qua chuyển thể những lời kể của hàng chục cựu chiến binh Việt Nam và các chuyên gia quân sự Nga tham gia chiến tranh chống Mỹ của Việt Nam mà PGS-TS lịch sử Hoàng Thị Hồng Hoa đã từng phỏng vấn trong sự nghiệp làm báo của mình. Bài giảng về lịch sử được thể hiện ngắn gọn bằng hai thứ tiếng Việt và Nga và bằng những thước phim quay truyền hình và phim tài liệu.
© SputnikCuộc gặp gỡ giao lưu sinh viên chuyên đề Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
Cuộc gặp gỡ giao lưu sinh viên chuyên đề Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2022
Cuộc gặp gỡ giao lưu sinh viên chuyên đề Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
“Buổi gặp mặt mang tính truyền thống của Câu lạc bộ Tiếng Việt MGLU diễn ra, như thường lệ, rất thú vị, sôi nổi và bổ ích. Chủ đề của phần đầu tiên lần này là trận không chiến tháng 12/1972 - "Điện Biên Phủ trên không" - một trong những trang khó khăn nhất trong lịch sử Việt Nam, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với diễn biến cuộc chiến. Không thể không nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu biết lịch sử của đất nước bạn, cũng như đất nước của ngôn ngữ đang học. Hôm nay, các em sinh viên không chỉ được nghe kể sơ qua về 12 ngày bom đạn ác liệt đó mà còn được xem các đoạn phim: Những thước phim lịch sử, cuộc phỏng vấn các cựu chiến binh, ký ức của những người tham gia trận đánh ác liệt ấy”, - Bà Svetlana Glazunova, giảng viên cao cấp MGIMO chia sẻ với Sputnik.
Những năm tháng gian khổ và khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã ghi nhận sự đóng góp đầy ý nghĩa của hơn 10 nghìn chuyên gia quân sự xô viết đã cùng vai sát cánh tham gia chiến trận với các chiến sĩ Việt Nam, đặc biệt là các chuyên gia tên lửa phòng không không quân.
Từ tháng 8/1964 tới 12/1972 Mỹ đã tiến hành “cuộc chiến không lực” trên bầu trời miền Bắc Việt Nam với hơn hai triệu lượt bay bao gồm nửa triệu là trận công kích.
Từ 1961 đến 1964 các chuyên gia quân sự, kỹ thuật tên lửa, phi công đầu tiên đã bắt đầu có mặt ở Việt Nam.
Kể từ năm 1965 những loại vũ khí cần thiết của Liên Xô, đặc biệt về hệ thống phòng không không quân đã được chi viện tới chiến trường Việt Nam. Song song với việc cung cấp vũ khí là quá trình đào tạo quân sự.
Nhiệm vụ của các chuyên gia xô viết là thiết lập hệ thống phòng thủ PKKQ vững chắc ở miền Bắc Việt Nam để phá tan các trận không kích của Mỹ.
Những trận đánh không kích đầu tiên do chính các sĩ quan quân đội xô viết đảm nhiệm, các chiến sĩ Việt Nam là thực tập viên. Nhưng sau đó, tất cả các hoạt động chuẩn bị và phóng tên lửa do các chiến sĩ Việt Nam thực hiện, các chuyên gia Liên Xô chỉ hướng dẫn và đảm bảo kịp thời sửa chữa sai sót.
Giao tranh ác liệt bảo vệ Matxcơva (30/09/1941 - 20/04/1942). - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.12.2022
Những người Việt chống phát xít Đức bảo vệ Matxcơva
Các cựu chiến binh Việt Nam và Nga nói rằng, điều kiện chiến tranh khốc liệt tới mức họ đơn giản chỉ thực hiện công việc của mình, nghĩa vụ của mình, một cách tốt nhất, với danh dự lớn. Và không ai có phút giây nào nghi ngờ rằng sẽ không chiến thắng.
Các cựu chiến binh Nga tham gia chiến tranh Việt Nam cho biết: Quân đội Việt Nam trưởng thành và hùng mạnh trong chiến tranh. Kinh nghiệm chiến đấu của chiến sĩ quân đội Việt Nam sau này còn được dạy ở các trường quân sự Liên xô.
Đỉnh cao là 12 ngày đêm 1972 (18/12 – 29/12) lực lượng PKKQ Việt Nam bằng vũ khí và máy bay Liên Xô viện trợ đã bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 chiếc B52 của Mỹ trên bầu trời miền Bắc, buộc Mỹ phải ký hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Mỹ muốn biến Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá, còn Việt Nam đã chiến thắng và cuối cùng quân xâm lược Mỹ đã phải cút khỏi Việt Nam. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” chấn động địa cầu như Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Sức mạnh, trí tuệ của lực lượng PKKQ Việt Nam cộng với vũ khí của Liên Xô đã làm nên Chiến thắng vĩ đại “Điện Biên Phủ trên không”.
Hiểu được giá trị của hòa bình, người Việt Nam luôn ghi nhớ và tưởng nhớ tới công lao của những chiến sĩ xô viết năm xưa đã giúp Việt Nam làm nên chiến thắng. Không gì bị lãng quên. Không ai bị lãng quên.
Sau buổi giao lưu chuyên đề, các sinh viên Nga và Việt Nam đã chia sẻ những suy nghĩ và cảm tưởng của mình với phóng viên Sputnik.

Việt Nam xa xôi và bí ẩn trở nên gần gũi và dễ hiểu hơn

Cao Minh Tuấn, sinh viên năm thứ Nhất, trường MGLU:
"Buổi giao lưu ngày hôm nay rất là có ý nghĩa vì ngoài biết lịch sử của ông cha ta thì em còn biết thêm góc nhìn của người Nga về đất nước mình. Em thật sự thấy cảm động khi các bác người Nga xem Việt Nam là quê hương thứ hai của mình, sẵn sàng cống hiến cho Việt Nam. Em cảm thấy những chuyên đề như thế này rất bổ ích vì không chỉ giúp cho các bạn sinh viên Nga có thêm kiến thức, mà còn cả sinh viên Việt Nam. Em hy vọng sẽ thường xuyên có những buổi chuyên đề như thế này".
Naina Taibova, sinh viên tiếng Việt năm 3, Khoa Phiên dịch, trường MGLU:
"Chiến dịch “ Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời miền Bắc Việt Nam là sự kiện quan trọng trên đường giải phóng Việt Nam khỏi đế quốc Mỹ cho nên em nghĩ là cuộc gặp gỡ về chủ đề này hữu ích cho chúng em. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 có ý nghĩa lịch sử to lớn, đánh dấu sự thất bại âm mưu của bọn xâm lược Mỹ. Chiến thắng này đóng vai trò quyết định và buộc chính phủ Mỹ ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Chiến thắng này minh chứng rằng, người Việt Nam có truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm".

"Các giáo viên tiếng Việt của chúng em đã kể về sự kiện lịch sử này nhiều lần nhưng những cuộc gặp gỡ như hôm nay nâng cao thêm trình độ hiểu biết về lịch sử Việt Nam. Đối với em những cuộc gặp gỡ như thế là khả năng tìm hiểu thêm về lịch sử Việt Nam và kết bạn với người Việt Nam. Cuộc gặp gỡ này để lại cho em ấn tượng tích cực. Em rất cảm ơn Ban tổ chức, trước hết là cô Elena Zubtsova. Em sẽ rất vui lại được tham dự những cuộc gặp gỡ chuyên đề như hôm nay".

© SputnikCuộc gặp gỡ giao lưu sinh viên chuyên đề Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
Cuộc gặp gỡ giao lưu sinh viên chuyên đề Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2022
Cuộc gặp gỡ giao lưu sinh viên chuyên đề Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
Baina Derbetova, sinh viên năm 2, IAAS MGU:
"Hôm nay cuộc họp của câu lạc bộ Việt Nam đặc biệt thú vị. Chúng em được nghe thuyết trình bằng hai thứ tiếng về một trong những trận không chiến vĩ đại nhất, là đỉnh cao cuộc chiến của nhân dân Việt Nam chống Mỹ. Thật vô cùng hữu ích khi được nghe về một đề tài lịch sử như vậy bằng cả tiếng Việt và tiếng Nga, vì đây chính là một trải nghiệm thực tế với chúng em, những nhà Việt Nam học tương lai. Sự tương tác với sinh viên, xem buổi phỏng vấn các chuyên gia quân sự Liên Xô - tất cả những điều này đã khiến cuộc gặp gỡ chuyên đề hôm nay trở nên thú vị hơn".
Maxim Dunaev, sinh viên năm thứ Nhất, IAAS MGU:
Đối với tôi, một sinh viên năm thứ nhất, một người mới bắt đầu tìm hiểu về Việt Nam, sự kiện ngày hôm nay, ở một mức độ nào đó, là một sự khám phá. Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi áp dụng kiến ​​​​thức và kỹ năng của mình, dù chưa nhiều, trong một môi trường tự nhiên, điều này không thể không khích lệ tôi trong việc học tiếng Việt. Tôi rất ấn tượng trước những người mà tôi đã có thể nói chuyện. Đối với tôi, Việt Nam xa xôi và bí ẩn trở nên gần gũi và dễ hiểu hơn một chút. Đặc biệt là trong bối cảnh kỷ niệm một trong những sự kiện quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam hiện đại. Cuộc giao lưu chuyên đề hôm nay đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong tôi, tạo động lực cho tôi nghiên cứu sâu hơn về Việt Nam.

Ngoại giao nhân dân ra đời chính từ những buổi giao lưu như thế

Theo truyền thống hoạt động của Câu lạc bộ tiếng Việt, sau phần chính thức là giao lưu uống trà giữa các sinh viên Nga học tiếng Việt từ các trường đại học khác nhau của Moskva và sinh viên Việt Nam học tại MGLU. Chia sẻ ấn tượng với phóng viên Sputnik, các sinh viên nói buổi giao lưu uống trà cũng không kém phần thú vị. Tất cả sinh viên đã làm quen với nhau và có một cuộc trò chuyện ấm áp.
“Buổi giao lưu với các bạn Nga thật sự rất hữu ích vì chúng em được giao tiếp cũng như là rèn luyện được tiếng, đồng thời là giúp các bạn trau dồi tiếng Việt. Cả các bạn Nga cả các bạn Việt Nam đều đã có thể chia sẻ những cái hay trong ngôn ngữ mẹ đẻ của mình”, - Cao Minh Tuấn, sinh viên năm thứ Nhất, trường MGLU nói với Sputnik.
“Tham gia buổi gặp gỡ hôm nay, em không chỉ được giao tiếp với các bạn bản địa, mà còn được tìm hiểu sâu hơn về lịch sử, văn hóa Việt Nam, đặc biệt là được lắng nghe những chia sẻ hết sức xúc động của cô Hoa về Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. Buổi giao lưu đã cho em nhiều kiến thức mới, giúp cải thiện kỹ năng, nghe nói, giúp em thêm tự tin trong giao tiếp và đặc biệt đã cho em những người bạn mới – những người bạn yêu đất nước, con người, văn hóa Việt Nam. Em mong có nhiều buổi gặp gỡ giao lưu như ngày hôm nay. Đó cũng chính là một môi trường tuyệt vời để chúng em có thể cải thiện vốn tiếng Nga, các bạn Nga thực hành tiếng Việt tốt hơn. Và mỗi buổi sinh hoạt như vậy chúng em có thể cùng nhau học tập, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ”, - Lê Thúy Thanh, sinh viên dự bị, khoa Ngôn ngữ, trường MGLU chia sẻ với Sputnik.
Một sứ mệnh kinh doanh cho các doanh nhân từ Nga và Việt Nam bắt đầu tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.12.2022
Khởi đầu tại Hà Nội sự kiện kinh doanh cho các doanh nhân từ Nga và Việt Nam
“Uống trà với bạn bè, đó là làm quen, là giao tiếp, là trao đổi liên lạc và ý kiến. Hai phần quan trọng của một buổi giao lưu thân mật như thế này chính là: Làm quen với các đồng nghiệp của mình - những sinh viên đang học tiếng Việt ở các trường đại học khác; giao tiếp với sinh viên Việt Nam - thực hành những kiến ​​​​thức đã đạt được bằng trải nghiệm ngôn ngữ giao tiếp, như đặt những câu hỏi thú vị về Việt Nam, về văn hóa, cuộc sống hiện đại và nhận được những câu trả lời trực tiếp. Và đây chính là cách mà ngoại giao nhân dân ra đời, đây chính là cách gây dựng nền tảng của tình bạn, sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau”, - Bà Svetlana Glazunova, giảng viên cao cấp MGIMO nhấn mạnh với Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала