Từng tuyên bố chắc nịch, vì sao Ngân hàng Nhà nước bất ngờ ‘bẻ lái’?

© AFP 2023 / Hoang Dinh Nam Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.12.2022
Đăng ký
Từ đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước luôn nhất quán chủ trương không nới room tín dụng quá 14% năm nay, tuy nhiên, diễn biến ngày 5/12 vừa qua rõ ràng là một ‘cú bẻ lái’ ngoạn mục, đầy bất ngờ của nhà điều hành.
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có lý giải cụ thể về các động thái mới nhất của nhà điều hành liên quan đến chính sách tín dụng, thanh khoản và nỗ lực kiểm soát an toàn hệ thống ngân hàng, đảm bảo các mục tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam.

Sắp hết năm, vì sao Ngân hàng Nhà nước lại đột ngột nới room tín dụng?

Như Sputnik đã thông tin, ngày 5/12, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quyết định tăng chỉ tiêu tín dụng (room) cho toàn hệ thống ngân hàng thêm khoảng 1,5 - 2%.
Trái với các tuyên bố chắc nịch trước đó rằng, Ngân hàng Nhà nước không có ý định nới room quá 14% năm 2022 để kiểm soát lạm phát, NHNN đã bất ngờ nới room cho toàn hệ thống ngân hàng thêm khoảng 1,5 - 2%, đồng thời, theo hướng ngân hàng có thanh khoản tốt hơn, lãi suất thấp hơn sẽ được tăng trưởng tín dụng cao hơn.
Trong thông cáo phát đi ngày 5/12, NHNN bày tỏ, do "tình hình tác động từ bên ngoài dịu bớt, thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng cải thiện hơn", nên cơ quan điều hành đã quyết định điều chỉnh hạn mức tín dụng.
“Đây là những giải pháp linh hoạt trong tình hình hiện nay. Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ bám sát những dự báo, tình hình, đặc biệt là diễn biến của lạm phát để xây dựng chỉ tiêu định hướng và các giải pháp điều hành tiền tệ, tín dụng năm 2023”, NHNN nêu rõ.
Ngày 8/12, trả lời báo chí, lý giải về việc vì sao nới room tín dụng khi 3 tuần nữa hết năm, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho hay, mục tiêu thời điểm này Ngân hàng Nhà nước quyết định nới room tín dụng từ 1,5-2% tức là tăng thêm hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng để có điều kiện tăng thêm nguồn lực, khả năng mở rộng tín dụng cho những doanh nghiệp, đối tượng, lĩnh vực cần thiết trong nền kinh tế.
Những người đang đi xe máy qua trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở trung tâm thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.12.2022
Động thái của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là khá bất ngờ
Theo Phó Thống đốc, thời điểm quý III, các chỉ số vĩ mô nói chung cho thấy không phải điều kiện thuận lợi để tăng room tín dụng, hơn nữa thanh khoản của một ngân hàng lúc đó chưa phải là đã đảm bảo cho việc tăng trưởng tín dụng.
“Đồng thời, thời điểm đó, Ngân hàng Nhà nước cũng thấy rằng vẫn đảm bảo được tất các các chính sách có mối quan hệ chặt chẽ với tỷ giá, lãi suất. Chính vì thế, thời điểm quý III chưa phải thời điểm thuận lợi để tăng trưởng tín dụng”, ông Tú phân tích.
Theo đại diện cơ quan điều hành, dù chỉ còn 3 tuần nữa sẽ kết thúc năm 2022, tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước thấy rằng, tác động của tình hình thế giới đối với Việt Nam cũng đã “dịu bớt”.
Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, dưới sự chỉ đạo rất quyết liệt, tích cực, bằng nhiều giải pháp của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, một số chỉ tiêu vĩ mô đã có những dấu hiệu rất tích cực.
“Chính vì thế, Ngân hàng Nhà nước đã xem xét và quyết định nới thêm hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại để tạo dư địa hỗ trợ cho các doanh nghiệp, dự án, chương trình, lĩnh vực cần thiết trong nền kinh tế hiện nay”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định.

Thêm 240.000 tỷ đồng cho nền kinh tế

Báo cáo của nhà điều hành cho hay, tính đến 29/11 tín dụng toàn nền kinh tế tăng 12,10%.
Cập nhật số liệu NHNN tín dụng theo ngành kinh tế tạm tính đến cuối tháng 10/2022, dư nợ ngành nông – lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, lần lượt tăng 7,9%, 7,93%, 13,63% so với cuối năm 2021 (cùng kỳ năm 2021 tăng lần lượt 3,45%, 8,42%, 9,64%) tương ứng chiếm 7,64%, 26,57% và 65,79% tổng dư nợ nền kinh tế.
“Tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên đến cuối tháng 10/2022 tăng trưởng tốt, có lĩnh vực có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung”, theo NHNN.
Cụ thể, tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tăng 10,93%, chiếm 25% dư nợ chung toàn nền kinh tế (cuối năm 2021 tăng 14,88%, cùng kỳ năm 2021 tăng 10,21%); Tín dụng đối với lĩnh vực DNNVV tăng 6,88%, chiếm 18,5% (cuối năm 2021 tăng 11,01%, cùng kỳ năm 2021 tăng 7,45%); Tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao có mức tăng trưởng lần lượt là 12,99% và 5,86%...
Thông qua việc nới room tín dụng, với mức tăng 1,5-2% tương đương với 240 nghìn tỷ đồng được cung ứng thêm cho nền kinh tế, theo Phó Thống đốc Thường trực NHNN.
Ông Tú nhắc lại, đến thời điểm hiện nay tăng trưởng tín dụng 12,2%. Như vậy room tín dụng mà theo phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14% vẫn còn 1,8%, cộng gần 2% tăng thêm thì có khoảng 3,8% room tín dụng cho thời gian tới.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.11.2022
Tiền Việt mất giá, Ngân hàng Nhà nước đã tăng lãi suất điều hành thêm 200 điểm cơ bản
Theo Phó Thống đốc, có thể nói là dư địa khá lớn cho các ngân hàng thương mại cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, nền kinh tế. Tuy vậy, điều quan trọng khi có thêm room tín dụng các ngân hàng thương mại cũng phải chủ động, tích cực huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để tạo nguồn cho vay.
“Ngân hàng Nhà nước cũng tiếp tục vừa theo dõi hướng dòng tiền sử dụng room tín dụng vừa sẵn sàng tạo điều kiện các nguồn lực vốn dài hạn cho các ngân hàng thương mại để có điều kiện cung ứng vốn một cách ổn định đảm bảo nhu cầu dự án rất cần thiết như hiện nay”, ông Tú cho biết.

Lý do ‘nơi nhiều, nơi ít’

Lý giải việc ‘nơi nhiều, nơi ít’, hoặc có những ngân hàng không được nới room tín dụng Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, việc phân bổ tín dụng có nhiều mong muốn và mục tiêu đặt ra.
Cụ thể, trước hết là làm sao tạo điều kiện có thêm dư địa để các ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng vào các lĩnh vực cần thiết.
Việc phân bổ tín dụng cũng khuyến khích dành cho những ngân hàng thương mại có khả năng thanh khoản dồi dào và có thực hiện chính sách giảm lãi suất hiện nay.
Mặt khác, theo ông Đào Minh Tú, một số ngân hàng vẫn còn room tín dụng theo như đã được phân bổ từ đầu năm.
Đại diện lãnh đạo NHNN dẫn chứng như Agribank dư địa tín dụng còn khá dồi dào nên những ngân hàng đó không cần thiết phải nới room thêm lần này hoặc một ngân hàng đang tăng lãi suất ở mức cao thì Ngân hàng Nhà nước thấy rằng cũng cần phải hạn chế tăng trưởng tín dụng.
“Việc phân bổ tín dụng lần này có thể được xem là một trong những chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại tập trung huy động vốn và giảm lãi suất, tạo điều kiện rất thuận lợi, tích cực kể cả về nguồn vốn, lãi suất cho doanh nghiệp, cho các dự án, chương trình cần thiết của nền kinh tế”, Phó Thống đốc đúc kết lại.

Kiểm soát dòng tiền

Bàn về các biện pháp kiểm soát việc nới room tín dụng như thế nào để dòng vốn đi đúng mục đích, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, việc quản lý dòng tiền, theo dõi hoạt động của các ngân hàng thương mại là rất cần thiết.
Đối tượng Ngân hàng Nhà nước muốn tập trung và cũng là chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng- trước hết vào lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp phục vụ cho xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, đặc biệt là phục vụ cho lĩnh vực có vai trò động lực cho tăng trưởng của nền kinh tế lúc này.
Do vậy, Ngân hàng Nhà nước hướng các Ngân hàng Thương mại hướng dòng vốn vào các lĩnh vực này.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.11.2022
Động thái đáng hoan nghênh của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM
Cạnh đó, thời gian vừa qua, Thủ tướng cũng có chỉ đạo quan tâm đến lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là lĩnh vực giúp cho người dân có tiền mua nhà ở xã hội cũng như nhà ở phục vụ thực sự cho nhu cầu đời sống của người dân.
“Từ trước đến nay, Ngân hàng Nhà nước luôn coi đây là một trong những lĩnh vực quan tâm và vẫn chỉ đạo các Ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho những lĩnh vực mua nhà ở xã hội của người dân được khơi thông cũng như có nguồn lực để người dân mua nhà”, ông Đào Minh Tú nhắc lại.
Ngân hàng Nhà nước dành room tín dụng, ưu tiên thoả đáng cho những ngân hàng thương mại có khả năng thanh khoản cao và đặc biệt là những ngân hàng đang giảm lãi suất hiện nay.
Đây là một trong những chính sách để khuyến khích các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay.
“Tất nhiên, cùng với đó là sự cố gắng tích cực của các ngân hàng thương mại bằng mọi cách giảm chi phí hoạt động của mình để tạo điều kiện giảm lãi suất cho các doanh nghiệp, dự án, lĩnh vực cần thiết lúc này”, ông Tú nói.

Tiếp tục giảm lãi suất, hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp, người dân

Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú thông tin, Ngân hàng Nhà nước giao cho Hiệp hội Ngân hàng tiếp tục kêu gọi, vận động các ngân hàng thương mại giảm lãi suất.
“Tất nhiên tùy vào mức độ, khả năng cũng như năng lực tài chính của mỗi tổ chức tín dụng để đưa ra những quyết định giảm lãi suất, nhưng tinh thần chung có sự vận động để các ngân hàng thương mại tiếp tục chia sẻ, đặc biệt trong đợt dịch vừa qua, sự chia sẻ của các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp rất nhiều”, theo đại diện NHNN.
Đồng thời, điều kiện kinh tế vĩ mô cũng phải cho phép để các ngân hàng có thể giảm lãi suất không chỉ đảm bảo hỗ trợ doanh nghiệp mà vẫn phải đảm bảo khả năng thanh khoản, an toàn của mỗi ngân hàng cũng như cả hệ thống.

“Tất cả cơ chế chính sách hiện nay của Ngân hàng Nhà nước đặt ra đều xuất phát từ mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ tăng trưởng kinh tế một cách bền vững và tiếp tục quán xuyến thực hiện tốt mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô”, Phó Thống đốc khẳng định.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала