Nhiều công nhân mất việc ở Việt Nam: “Rất bi đát”

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamMay đồng phục công nhân tại Hà Nội
May đồng phục công nhân tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.12.2022
Đăng ký
Ông Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nêu những con số đáng suy ngẫm: Tính đến ngày 7/12, có khoảng 500.000 người lao động bị ảnh hưởng việc làm, trong đó có 42.000 lao động bị mất việc.
Đáng chú ý, đây mới chỉ là thống kê sơ bộ, chưa đầy đủ và chưa phải là tất cả. Khảo sát được Công đoàn thực hiện trong tháng 11 với trên 6.200 công nhân ở trên cả ba miền Bắc – Trung – Nam cho thấy, 59% người lao động “không tích luỹ được một đồng nào”, đặc biệt, trong trường hợp mất việc (bị sa thải), chỉ 11,7% người lao động có tích lũy cầm cự được dưới một tháng.

“Rất bi đát”

Cuộc toạ đàm “Việc làm của người lao động trong bối cảnh doanh nghiệp thiếu đơn hàng – thực trạng và giải pháp” do Viện Công nhân và công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) tổ chức chiều 8/12 đề cập đến thực trạng khó khăn về việc làm, thu nhập của người lao động Việt Nam thời gian qua.
Phát biểu sơ bộ về tình hình đời sống, việc làm của người lao động trong bối cảnh hiện nay, ông Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), cho biết, theo “thống kê chưa đầy đủ” từ công đoàn cơ sở, tính đến ngày 7/12, có khoảng 500.000 người lao động bị ảnh hưởng việc làm, trong đó có 42.000 lao động bị mất việc, tương đương kéo theo 100.000 người nữa bị ảnh hưởng. Đáng chú ý, trong tổng số lao động bị ảnh hưởng việc làm, có khoảng 31.000 lao động nữ trên 35 tuổi, trong đó, có 10.000 lao động nữ nuôi con nhỏ, đang mang thai.
Yên Bái cơ cấu lại ngành chè theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2022
Lao động ngành nào, tỉnh nào có thu nhập bình quân cao nhất Việt Nam?
Ông Tiến cho biết, Viện Công nhân và Công đoàn đã tiến hành khảo sát về đời sống, thu nhập của người lao động trong tháng 10 và tháng 11/2022 với hơn 6.200 công nhân ở ba miền Bắc – Trung – Nam của đất nước. Kết quả điều tra mới nhất của Viện Công nhân và Công đoàn cho thấy, 42% người lao động không có nhà; 54% không có đất ở.
“Có 59% không có tích lũy; 11,7% có tích lũy nhưng chỉ duy trì dưới 1 tháng, 16,7% có tích lũy, duy trì từ 1-3 tháng; 12,7% có tích lũy, có thể cầm cự trên 3 tháng”, - ông Vũ Minh Tiến nói.
Thậm chí, theo Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, có đến 38% công nhân đang nợ nần, trong số này có 14% rất khó khăn để trả nợ đúng hạn, dễ sa vào tín dụng đen, vay nặng lãi.
“Công nhân lao động chỉ tuần trước mất việc, tuần này đã không cầm cự được, như vậy rất là bi đát”, - ông Tiến thừa nhận.

Hết đơn hàng, tiếp tục cắt giảm lao động

Đại diện Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nêu tại toạ đàm, tình hình lao động việc làm trong một tháng trở lại đây có nhiều khó khăn do một số ngành giảm đơn hàng dẫn đến tình trạng cắt giảm lao động, giãn việc, giảm giờ làm, lao động phải nghỉ việc luân phiên, tạm hoãn hợp đồng lao động.
Những lao động này tập trung ở các doanh nghiệp thuộc ngành gỗ, dệt may, da giày, điện-điện tử. Điều này cho thấy, khi có biến động thì lao động phổ thông, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật sẽ là nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng.
“Dự báo, trong 3 tháng tới, sẽ giảm thêm khoảng 75.000 lao động. Số lao động này chủ yếu là lao động phổ thông (chiếm 92,9%), trong đó nhiều nhất là ngành dệt may-da giày chiếm 41,8%, điện-điện tử chiếm 40,8%”, - Cục Việc làm nhấn mạnh.
An Giang: Bắt giữ 40 người vượt sông nhập cảnh trái phép vào Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2022
Việt Nam khuyến cáo người dân tìm hiểu kỹ thông tin trước khi xuất khẩu lao động
Nêu ra con số 52 triệu lao động đang tham gia trên thị trường sau đại dịch, trong khi trước dịch là 55 triệu lao động, TS. Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) lưu ý, đại dịch gây ảnh hưởng rất nặng nề đến cuộc sống của người lao động.
Bà Hương cho rằng, chính sách dành cho lao động có nhiều nhưng hiệu quả chưa cao do đối tượng được thụ hưởng chủ yếu tập trung vào doanh nghiệp có đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp. Chuyên gia kiến nghị, cần tiếp tục hiện thực hóa những chính sách đã đưa ra cho người lao động như hỗ trợ về các dịch vụ xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp, chính thức hóa các chính sách tạm thời như hỗ trợ nhà ở cho người lao động.

Giảm thu nhập, lương không đủ sống

Tại Việt Nam, công nhân không chỉ mất việc, giãn việc, gặp khó khăn về việc làm, mà còn phải đối mặt với tình trạng giảm giờ làm khiến thu nhập của người lao động bị sụt giảm mạnh.
Chia sẻ tại sự kiện, ông Nhạc Văn Linh, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn lưu ý, kết quả khảo sát của đơn vị ghi nhận sự sụt giảm giờ làm việc đáng kể của người lao động ở hầu hết các ngành nghề trong khu công nghiệp.
Cụ thể, thời gian làm việc bình thường của người lao động giảm còn 7,25 giờ mỗi ngày thay vì 8 giờ như quy định và không làm thêm giờ, tăng ca.
Về thu nhập, ông Linh dẫn chứng, nếu như số liệu của Tổng cục Thống kê trong quý 3/2022 mức thu nhập trung bình của người lao động đạt khoảng 6,7 triệu đồng/người, thì khảo sát của đơn vị này tại thời điểm tháng 10 và tháng 11 giảm chỉ còn 5,9 triệu đồng/người.
Lao động đi xuất khẩu - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.08.2022
Xuất khẩu lao động mang về hàng tỷ đô la cho Việt Nam
Ông Nhạc Văn Linh nhắc lại, vấn đề không phải ở con số mà quan trọng là số thu nhập và số chi tiêu của người lao động đã phản ánh ‘tiền lương không đủ sống’ của họ.
“Tổng thu nhập chúng tôi khảo sát khi cộng các khoản lương, phụ cấp của người lao động khoảng 8,74 triệu đồng/tháng, nhưng mức chi tiêu mà người lao động phải chi ra cho đời sống một tháng khoảng 10,3 triệu đồng. Tức là mức thu nhập chỉ bằng 84% của mức chi tiêu. Điều này phản ánh rằng đời sống của người lao động cực kỳ khó khăn”, - ông Linh nêu thực tế đáng suy ngẫm.
Kéo theo đó là rất nhiều hệ luỵ. Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn cho hay, khó khăn về việc làm, thu nhập khiến có 18% người lao động đã từng hoặc có ý định rút bảo hiểm xã hội một lần.
“Nhiều công nhân đã trả phòng về quê. Tết năm nay đến sớm, thời gian nghỉ với họ dài hơn mọi năm nhưng lại không vui vẻ gì”, - ông Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Công nhân và Công đoàn bày tỏ.

Lànsóng tồi tệ hơn

Tại TP.HCM, theo ông Nguyễn Thành Đô, Trưởng Ban Chính sách & Pháp luật (Liên đoàn Lao động TP.HCM), thành phố hiện có khoảng 108.000 người lao động bị ảnh hưởng việc làm, nhiều nhất là giảm giờ làm (khoảng 102.000 lao động), khoảng 6.000 người bị mất việc.
Ở Bình Dương, theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh có hơn 30.000 lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương và có trên 240.000 lao động phải giảm giờ làm. Từ đầu năm đến nay hơn 140.000 người làm hồ sơ lĩnh trợ cấp thất nghiệp.
Công đoàn Đồng Nai kiến nghị cần gấp rút hỗ trợ cho lao động mất việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Đồng Nai dự báo hết quý II/2023 sẽ có khoảng 30.000 người rơi vào tình cảnh này. Đồng Nai đề xuất Chính phủ đồng thời xem xét gia hạn gói tiền trọ để công nhân có thêm một khoản trong khi tìm việc mới và Quốc hội cân nhắc trích tiếp Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp vì còn kết dư nhiều.
Tiền đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.06.2022
Việt Nam: Chính thức lương tăng tối thiểu 6% từ 1/7, người lao động “bớt khó khăn”
Tại Hà Nội, ông Nguyễn Đình Thắng, Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp và Khu chế xuất Hà Nội cũng nói về làm sóng cắt giảm việc làm lan rộng, chuyện giảm giờ làm, giảm thu nhập hiện đang diễn ra tại các doanh nghiệp trên địa bàn.
“Thậm chí, trên thực tế, mức tích lũy của công nhân có thể rất thấp hơn cả số liệu được khảo sát”, - ông Thắng nói.
ông Thắng lấy ví dụ ở Hà Nội, thời điểm này của các năm trước người lao động thường phải tăng ca để đảm bảo các đơn hàng nhưng hiện nay việc tăng ca không còn. Thu nhập của người lao động vì thế sụt giảm, không đạt được mức 8 – 9 triệu đồng như thời còn tăng ca.
Thu nhập giảm, cộng với những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhất là sau khi trả qua 4 đợt giãn cách xã hội để phòng dịch, nên Hà Nội đã có sự dịch chuyển lao động về quê. Khảo sát của công đoàn Hà Nội ghi nhận tình trạng công nhân tại các khu nhà trọ đã trả phòng về quê.
“Dù mức thu nhập tại các vùng có thể thấp hơn nhưng bù lại người lao động phải trả các chi phí thấp hơn, tiền thuê nhà cũng rẻ hơn”, - ông Nguyễn Đình Thắng cho biết.

Nhanh chóng hỗ trợ công nhân bị sa thải, giãn việc

Trước thực tế khó khăn, để hỗ trợ cho người lao động trong bối cảnh giảm việc làm, thu nhập, đại diện Công đoàn Hà Nội đề xuất cần tăng cường các giải pháp kiểm soát giá cả, không để lạm phát tăng cao, đặc biệt là những mặt hàng thiết yếu với công nhân lao động.
Ông Thắng nhắc lại, dự báo ra Tết sẽ có thêm gần 287.000 lao động tiếp tục bị cắt giảm giờ làm, mất việc, công đoàn các tỉnh kiến nghị Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam sớm đề xuất Chính phủ có biện pháp hỗ trợ trước mắt và lâu dài.
Sản xuất đồ điện gia dụng tại nhà máy của Công ty TNHH Panasonic Life Solutions Việt Nam, Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) ở thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.08.2022
Việt Nam chi thêm 1.155 tỉ đồng hỗ trợ người lao động
“Thống kê công bố CPI tăng chỉ 4% nhưng giá các mặt hàng tiêu dùng tăng rất cao, cứ theo chân công nhân ra chợ thì biết”, - ông Thắng thẳng thắn và mong giá cả sẽ bớt tăng để công nhân đỡ khổ.
Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp và Khu chế xuất Hà Nội đề cập nữa là tăng cường thanh, kiểm tra pháp luật lao động tại doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho lao động.
Với Chính phủ, Công đoàn kiến nghị tiếp tục có chính sách hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại để nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động.
Cùng với đó, thực hiện tiếp các chính sách đã ban hành như giảm thuế, giãn thuế, hỗ trợ lãi suất, cho vay vốn để giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động, qua đó tạo việc làm cho người lao động.
Được biết, hiện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang tổng hợp tình hình thực tế tại các doanh nghiệp để báo cáo Chính phủ, cơ quan chức năng sẽ phân loại từng nhóm đối tượng để có các giải pháp phù hợp.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала