Bắc Kinh ‘nắm át chủ bài’, Việt Nam nên vui hay buồn khi Trung Quốc mở cửa?

© AP Photo / Andy WongQuốc kỳ Trung Quốc
Quốc kỳ Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.12.2022
Đăng ký
Giới phân tích cho rằng, Trung Quốc - nền kinh tế tỷ dân lớn hàng đầu thế giới đang nắm trong tay “con át chủ bài” có tác động đến tăng trưởng, lạm phát và nhu cầu tiêu dùng toàn cầu.
Việt Nam được hưởng lợi gì và chịu thiệt hại ra sao khi chính quyền Trung Quốc quyết định nới lỏng các biện pháp phòng dịch và tiến hành mở cửa lại nền kinh tế?

Trung Quốc nắm trong tay ‘át chủ bài’ ảnh hưởng đến lạm phát toàn cầu

Chính quyền Trung Quốc gần đây cho thấy nhiều dấu hiệu sẽ mở cửa lại và sớm nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 sau 3 năm kiên định theo đuổi chính sách Zero Covid.
Theo nhiều chuyên gia, Trung Quốc được đánh giá năm trong tay ‘con át chủ bài’ có thể ảnh hưởng đến tình trạng lạm phát toàn cầu. Theo Bloomberg, việc Trung Quốc mở cửa trở lại nhiều khả năng sẽ đẩy giá hàng hoá toàn cầu lên cao và gây áp lực cho chuỗi cung ứng.
Theo đó, trong trường hợp Trung Quốc mở cửa hoàn toàn vào giữa năm 2023 thì theo Bloomberg Economics, giá năng lượng sẽ tăng 20% và CPI của Mỹ có thể tăng lên 5,7% vào cuối năm.
Điều này làm vơi đi hy vọng năm tới lạm phát toàn cầu sẽ hạ nhiệt khi lãi suất leo thang, nguy cơ suy thoái kinh tế hiện hữu và người tiêu dùng sẽ chi tiêu ít hơn. Hay như, việc giá hàng hoá, thực phẩm và năng lượng giảm bớt sẽ rõ rệt hơn khi so với mức tăng mạnh trong năm nay. Mọi thứ có thể sẽ khác khi Trung Quốc mở cửa lại.
Năm 2022, thực tế, nền kinh tế khổng lồ của Trung Quốc đã góp phần kiềm chế lạm phát khi thị trường địa ốc im ắng, hoạt động tiêu dùng trầm lắng hơn do các biện pháp phòng dịch của Bắc Kinh. Bloomberg cũng hạ dự báo tăng trưởng GDP cho năm 2022 từ 3,5% xuống 3% và năm tới, kinh tế Trung Quốc cũng bị cắt giảm triển vọng từ 5,7% xuống 5,1%.
Khi tái mở cửa, Trung Quốc sẽ buộc phải tăng nhập khẩu thêm năng lượng, hàng hoá và nguyên liệu thô, người dân tăng di chuyển bằng máy bay, lưu trú khách sạn và đầu tư bất động sản nước ngoài, hoạt động kinh tế sôi động lên cũng sẽ đẩy giá cả tăng hơn.
Theo Iris Pang, chuyên gia kinh tế trưởng ING Groep ở Trung Quốc Đại lục nhận định, chắc chắn lạm phát toàn cầu sẽ bị đẩy lên cao nếu Trung Quốc hoàn toàn mở cửa trở lại.
“Du lịch quốc tế được đẩy mạnh, hoạt động mua bán nhộn nhịp hơn và tình hình kinh doanh sản xuất bùng nổ”, Iris Pang cho biết.
Như Sputnik đã thông tin, ngày 9/12, Hãng Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã nối lại đường bay bay thương mại thường lệ giữa Việt Nam và Trung Quốc sau gần ba năm tạm dừng.
Đây là dấu hiệu quan trọng cho thấy nỗ lực tái mở cửa của Bắc Kinh và còn thúc đẩy giao thương, trao đổi giữa hai nước. Theo kế hoạch, Vietnam Airlines khôi phục 3 đường bay đến Trung Quốc bao gồm: TP HCM - Quảng Châu từ ngày 9/12, Hà Nội - Thượng Hải từ ngày 12/12 và TP HCM - Thượng Hải từ ngày 14/12.

Việt Nam lợi và bất lợi gì khi Trung Quốc mở cửa?

Đánh giá về động thái rục rịch mở cửa lại của Trung Quốc và tác động đến nền kinh tế Việt Nam, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho hay, điểm tích cực nhất là khi Trung Quốc mở cửa là việc tạo ra sức cầu về đầu tư, tiêu dùng, du lịch và cả thương mại đối với Việt Nam khi chúng ta đang rất lo ngại về sức cầu của hàng xuất khẩu trong năm tới.
“Thêm vào đó, việc Trung Quốc mở cửa sẽ giảm bớt hiện tượng đứt gãy trong chuỗi cung ứng toàn cầu, giảm chi phí nguyên vật liệu cho doanh nghiệp Việt khi nhiều lĩnh vực của chúng ta đang phải nhập khẩu hàng hoá, thiết bị từ nước này", ông Lực nhận định.
Tiếp đó, việc Trung Quốc mở cửa sẽ góp phần để Việt Nam triển khai tốt hơn một số Hiệp định Thương mại tự do có Trung Quốc tham gia như RCEP chẳng hạn, từ đó đa dạng hoá thị trường xuất khẩu.
TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, việc Trung Quốc mở cửa có cả hai tác động tích cực và tiêu cực đối với Việt Nam.
Trong đó, về quan hệ trực tiếp, ông Thành cho biết, Trung Quốc là đối tác chiến lược của Việt Nam trong thương mại, xuất nhập khẩu, trước mắt là thị trường xuất khẩu nông sản, thuỷ sản quan trọng của Việt Nam.
Doanh nghiệp và Kinh doanh dẫn lời vị chuyên gia cũng nêu rõ, đây cũng là thị trường cho một số hàng công nghiệp Việt Nam và là nơi cung cấp hàng trung gian, đầu vào cho rất nhiều mặt hàng của Việt Nam sản xuất để xuất khẩu. Trung Quốc là đối tác đứng thứ 6 trong số các nhà đầu tư FDI vào Việt Nam.
“Theo nghĩa này, việc quốc gia này nới lỏng chính sách Zero Covid mang ý nghĩa tích cực”, ông Thành nhìn nhận.
Xét về tác động gián tiếp, kinh tế Trung Quốc đóng góp rất lớn vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu và quan hệ của Trung Quốc với các nước.
“Do đó, nếu kinh tế Trung Quốc tốt lên thì tăng trưởng toàn cầu cũng tươi sáng theo và Việt Nam là nền kinh tế rất mở nên sẽ giảm bớt các tác động tiêu cực từ việc suy thoái kinh tế toàn cầu”, chuyên gia nhấn mạnh.

Cạnh tranh gay gắt?

Dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy, hầu hết các nền kinh tế trên thế giới sẽ tăng trưởng chậm lại đáng kể trong năm 2023 nhưng riêng Trung Quốc thì tăng trưởng lại tốt hơn 2022.
TS. Võ Trí Thành lý giảilý do khiến quốc gia tỷ dân được dự báo sẽ tăng trưởng tốt hơn năm 2022 mặc dù không ở mức cao là vì hai yếu tố - nới lỏng chính sách Zero Covid và xử lý tốt hơn thị trường bất động sản.
Cụ thể, sau giai đoạn thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng, Trung Quốc đã đưa ra 16 điểm quan trọng để giải cứu toàn diện. Đồng thời, việc Trung Quốc nới lỏng các chính sách Zero Covid cũng sẽ mang đến tác động tích cực đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ở góc độ tác động tiêu cực với Việt Nam khi Trung Quốc mở cửa lại, các chuyên gia cho rằng, lo ngại lớn nhất là vấn đề cạnh tranh giữa doanh nghiệp Việt và doanh nghiệp Trung Quốc.
Lốp xe ô tô. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.11.2022
Chuyện gì đang xảy ra với doanh nghiệp phân phối ô tô lớn nhất Việt Nam?
Theo TS. Cấn Văn Lực, tác động tiêu cực lớn nhất trong việc Trung Quốc mở cửa là họ sẽ cạnh tranh với Việt Nam ở nhiều mặt hàng xuất khẩu tương đồng.
“Lâu nay, điều này đã và đang xảy ra rồi nhưng năm tới sẽ càng gay gắt. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải nỗ lực rất nhiều để trụ lại và thậm chí là thắng được trong cuộc cạnh tranh đó”, ông Lực nói.
TS. Võ Trí Thành cũng lưu ý về nguy cơ về lâu dài, việc doanh nghiệp Việt dựa quá nhiều vào một thị trường xuất khẩu nông sản hay nhập khẩu nguyên vật liệu phụ thuộc vào Trung Quốc cũng để lại những hệ luỵ to lớn để có thể xây dựng nền kinh tế tự lực, tự cường, độc lập, tự chủ.
Trong báo cáo mới công bố, CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết, việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau dịch có thể giúp cải thiện một phần tình trạng tăng trưởng xuất nhập khẩu đang chậm dần của Việt Nam.
BSC cũng nêu các nhóm ngành nào của Việt Nam sẽ hưởng lợi nếu Trung Quốc mở cửa trở lại.
Chứng khoán BIDV dự báo lượng khách du lịch Trung Quốc quay trở lại Việt Nam sẽ giúp gia tăng tốc độ hồi phục của ngành dịch vụ lữ hành trong năm 2022 và 2023. Đồng thời, nhu cầu tiêu thụ thủy sản nội địa của Trung Quốc tăng lên, từ đó, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала