Chuyên gia nêu điểm chung giữa kinh tế Việt Nam và Ba Lan

© Ảnh : Friedrich Naumann Foundation for FreedomGiám đốc Viện Tự do Friedrich Naumann Andreas Stoffer
Giám đốc Viện Tự do Friedrich Naumann Andreas Stoffer - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.12.2022
Đăng ký
Ông Andreas Stoffer, Giám đốc Quốc gia Viện Friedrich Naumann for Freedom chỉ ra điểm chung giữa 2 nền kinh tế Việt Nam và Ba Lan.
Theo vị chuyên gia, có hai quốc gia trên thế giới có mức độ tăng trưởng nhanh trong vòng 20 – 30 năm qua là Ba Lan và Việt Nam. Đặc biệt, đà tăng trưởng của Việt Nam vẫn chưa kết thúc bởi còn rất nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ.
Cùng với đó, giới chuyên gia cũng nhấn mạnh, tự do kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia, Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Việt Nam và Ba Lan đạt tăng trưởng nhanh

Phát biểu bên lề Hội thảo Thúc đẩy tự do kinh doanh và nâng cao hiệu quả thị trường, GS. Andreas Stoffer, Giám đốc Quốc gia Viện Friedrich Naumann for Freedom cho biết, tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam đang là 43,7%, mức này hiện đang khá tốt và môi trường kinh doanh thân thiện với nhà đầu tư.
“Có hai quốc gia trên thế giới có mức độ tăng trưởng nhanh trong vòng 20 – 30 năm qua là Ba Lan và Việt Nam. Tôi lạc quan với tương lai tươi sáng của Việt Nam”, ông Andreas Stoffer khẳng định.
Hội thảo “Thúc đẩy tự do kinh doanh và nâng cao hiệu quả thị trường” do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VERP) phối hợp với Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tổ chức ngày 6/12 bao hàm nhiều nội dung thảo luận đáng chú ý.
Nêu tham luận tại sự kiện, Giám đốc Quốc gia Viện Friedrich Naumann for Freedom bày tỏ ấn tượng với quá trình phục hồi của Việt Nam khi đạt thành công kép – duy trì được ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng ấn tượng.
GS. Andreas Stoffers nhấn mạnh, việc kiểm soát dịch bệnh tốt, có các cam kết rõ ràng đối với tự do hóa thương mại, môi trường kinh doanh thuận lợi so với các quốc gia khác chính là những yếu tố góp phần giúp Việt Nam đạt được thành quả này.
Sản xuất kim loại tấm ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.12.2022
Kinh tế Việt Nam đang xấu đi?

Đà tăng trưởng của Việt Nam chưa kết thúc

Chuyên gia quốc tế khẳng định, đà tăng trưởng của Việt Nam vẫn chưa kết thúc bởi còn rất nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ cho kinh tế Việt Nam, đi kèm với đó là quá trình cải cách và thúc đẩy tự do kinh doanh.
Ông Andreas Stoffer cho biết, trong năm nay, kinh tế toàn cầu có thể tăng trưởng từ 3,2 đến 3,6% còn CPI tăng từ 3,3 đến 3,5%, tuy nhiên cần rất thận trọng khi tính toán các chỉ số, chẳng hạn như lạm phát.
“Dù vậy, điểm tích cực là tỷ giá hối đoái hiện nay đã tương đối ổn định, có thể coi như khía cạnh rất tích cực kinh tế Việt Nam”, ông Stoffer nói.
Giám đốc Quốc gia Viện Friedrich Naumann for Freedom nêu, từ đầu năm đến cuối tháng 10, Việt Nam vẫn đạt được sản xuất và kinh tế tăng trưởng ổn định ở mức cao, thành công này có được cũng phần nào nhờ vào các yếu tố từ bên ngoài.
Thương mại của Việt Nam hiện vẫn tương đối tốt khi ghi nhận kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng sang các thị trường lớn như Mỹ, mặc dù có khủng hoảng nhưng thương mại có dấu hiệu rất tích cực.
“Tuy nhiên, các cuộc xung đột địa chính trị hay việc lạm phát cao tại một số quốc gia trên thế giới trong đó có Mỹ, EU cũng sẽ tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam khi đây là thị trường quan trọng đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu”, Doanh nghiệp và Kinh doanh dẫn ý kiến của ông Stoffers lưu ý.
Do đó, ông Andreas Stoffers khuyến nghị, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đứng trước rủi ro suy giảm và nhiều bất định, điều quan trọng là cần tiếp tục tạo ra được môi trường kinh doanh thuận lợi hơn nữa thông qua đẩy mạnh cải cách để vượt qua được các thách thức, khó khăn hiện nay.

Việt Nam có động lực tăng trưởng kinh tế rất mạnh

Ông Fred McMahon, chủ trì nghiên cứu về tự do kinh tế tại Viện Fraser, Canada (tổ chức này hàng năm có công bố báo cáo xếp hạng mức độ Tự do kinh tế thế giới) nhận xét, Việt Nam hiện có động lực tăng trưởng kinh tế rất mạnh.
Việt Nam có lực lượng lao động có trình độ, kỷ luật tốt, có tiềm lực kinh tế và chính sách kinh tế mạnh mẽ.

“Ngoài ra, Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên các chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn ở mức rất hấp dẫn”, ông McMahon nói.

Chuyên gia nêu phân tích, mức lương thấp sẽ giúp Việt Nam thu hút được nguồn lực đầu tư và chi phí thấp thì giúp thu hút được nguồn lực đầu tư nước ngoài vào cơ sở hạ tầng, nền kinh tế cũng có động lực phát triển, thu nhập bình quân đầu người và năng suất lao động tăng lên giúp tăng trưởng kinh tế.
Thực tế theo bảng xếp hạng tự do kinh tế toàn cầu của Viện Fraser, Việt Nam luôn nằm trong nhóm dưới trong số 165 nền kinh tế được đánh giá.
Trong đó, năm 2010 đạt 5,9 điểm và thứ hạng 128; năm 2015 đạt 6,04 điểm với thứ hạng 126. Mới nhất, năm 2022, Việt Nam xếp thứ 113/165 nền kinh tế, với 6,42 điểm (thang điểm 10).
“Tin xấu thì đây là một thứ hạng rất thấp, nhưng tin tốt thì đó chính là dư địa để Việt Nam cải cách mạnh hơn nữa để thúc đẩy tự do kinh tế, qua đó có được tăng trưởng nhanh và thịnh vượng, cạnh tranh hơn”, đại diện Viện Fraser thẳng thắn.
Chuyên gia nhắc lại, cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy tự do hoá là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế đối với Việt Nam.
Hạ nghị sĩ Ba Lan Andrzej Sheina và Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bà Bùi Thị Minh Hoài tại Ba Lan - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.09.2022
Ba Lan coi Việt Nam là ‘đối tác ưu tiên’
Ông dẫn chứng, các quốc gia ở Bắc Âu có sự tự do môi trường kinh doanh rất cao, đây cũng là những quốc gia phát triển.
“Môi trường kinh doanh càng tự do thì quốc gia càng phát triển”, sông Fred McMahon gợi mở.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала