Việt Nam hưởng lợi khi Mỹ trừng phạt ngành chip bán dẫn Trung Quốc?

© Depositphotos.com / mikeshotsCông nghệ điện tử nano
Công nghệ điện tử nano - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.12.2022
Đăng ký
Căng thẳng cuộc chiến ngành sản xuất chip bán dẫn giữa Mỹ và Trung Quốc lại bất ngờ mở ra cánh cửa cơ hội cho những quốc gia mới nổi khác như Việt Nam và Ấn Độ.
Việc Hoa Kỳ áp đòn trừng phạt và ban hành nhiều biện pháp hạn chế, siết chặt xuất khẩu chip sang Trung Quốc là động thái mới nhất khiến nhiều công ty công nghệ đa quốc gia cân nhắc chuyển một số dây chuyền sản xuất chip sang Việt Nam và Ấn Độ lân cận để tránh hệ luỵ.
Tuy nhiên, trao đổi với CNBC, giới chuyên gia chia sẻ góc nhìn khá thực tế rằng, những hạn chế xuất khẩu chất bán dẫn mà chính quyền Biden áp lên Trung Quốc sẽ không làm gián đoạn cuộc chơi toàn cầu về sản xuất chip. Hoặc ít nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Không ‘bỏ hết trứng vào một giỏ’

Chuyên gia Walter Kuijpers, luật sư của công ty kiểm toán KPMG, cho biết, gần đây, số lượng yêu cầu đối với KPMG từ khách hàng và người dùng tiềm năng về việc mở rộng khả năng sản xuất chip trên khắp Đông Nam Á đã tăng từ 30% đến 40% so với trước đại dịch.
Thực tế, nhiều công ty nhận thấy lợi ích trong việc tách biệt các chuỗi cung ứng thay vì chỉ dựa vào một địa điểm duy nhất và “bỏ hết trứng vào một giỏ”.
“Những diễn biến địa chính trị gần đây dự kiến sẽ đẩy nhanh chiến lược đa dạng hoá dòng vốn và tách chuỗi cung ứng”, - Kuijpers cho hay.
Trên nền các lệnh trừng phạt và hàng loạt động thái siết chặt xuất khẩu chip của Mỹ đối với Bắc Kinh, hồi tháng 10, Hoa Kỳ đã chính thức yêu cầu các doanh nghiệp phải xin giấy phép trước khi xuất khẩu chất bán dẫn tiên tiến hoặc máy móc thiết bị sản xuất liên quan đến Trung Quốc.
Phía doanh nghiệp cũng cần có sự chấp thuận của Washington nếu họ sử dụng thiết bị của Mỹ để sản xuất các loại chip cao cấp rồi bán cho Bắc Kinh.
Các công ty bán dẫn đã cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề nan giải này.
Dự án Công ty SEHC tại Khu công nghệ cao TP.HCM - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.12.2022
Samsung sẽ xây nhà máy chip bán dẫn tại Việt Nam?
Công ty sản xuất chip Đài Loan TSMC và các đối thủ Hàn Quốc như Samsung hay SK Hynix được cho là đã nhận được miễn trừ 1 năm để tiếp tục gửi thiết bị sản xuất chip của Mỹ đến các cơ sở của mình ở Trung Quốc.
Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Hà Lan ASML cho biết nhân viên tại Mỹ bị cấm cung cấp hay chuyển giao một số dịch vụ nhất định cho các nhà máy chế tạo chất bán dẫn tiên tiến ở Trung Quốc.

Làn sóng chuyển dịch từ Trung Quốc sang châu Á

Các hạn chế này là động thái mới nhất trong một loạt biến động đối với ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu trị giá 600 tỷ USD.
Trong những năm gần đây, hàng loạt nhà sản xuất chip từng bị thu hút bởi khả năng cạnh tranh của Trung Quốc trong sản xuất chip đã phải tìm cách ứng phó với chi phí lao động ngày càng tăng ở quốc gia tỷ dân, sự gián đoạn chuỗi cung ứng do các hạn chế của Covid-19 và rủi ro địa chính trị gia tăng.
Các ông lớn ngành chip đang tìm động lực mới để thiết lập hay mở rộng dây chuyền sản xuất đó ở một nơi khác ngoài Trung Quốc. Vấn đề khấu hao thiết bị là chi phí tốn kém nhất cho những ông lớn công nghệ này.
Chuyên gia Jan Nicholas, giám đốc điều hành phụ trách lĩnh vực bán dẫn tại Deloitte cho biết, họ muốn chuyển đến một nơi gần đó để sản xuất và cho sản lượng đạt hiệu quả cao nhất có thể.
Sản xuất chip - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2022
Chip “made in Vietnam”: Cơ hội để Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn thế giới
Đại diện Deloitte cũng cho rằng, Đông Nam Á đã trở thành một lựa chọn hiển nhiên cho các nhà máy muốn chuyển ra bên ngoài Trung Quốc.
“Khi bạn đưa ra quyết định đầu tư lớn quan trọng, muốn định hướng phát triển lâu dài cho nhà máy và tránh xa mọi tình huống rủi ro khi thế giới ngày càng nhiều bất định, đương nhiên, sẽ phải theo đuổi kế hoạch định hướng chắc chắn hơn”, - Nicholas nói.
Đông Nam Á được đánh giá hấp dẫn hơn so với các cường quốc sản xuất chip như Hàn Quốc và Đài Loan do khu vực này được coi là trung lập trong bối cảnh căng thẳng thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc.
“Các quốc gia như Việt Nam, Ấn Độ và Singapore đang định vị mình là bên thứ ba, một cầu nối trung lập giữa hai người khổng lồ”, - Sarah Kreps, giáo sư tại Đại học Cornell, nói với CNBC.

Lợi thế của Việt Nam

“Việt Nam đã nổi lên như một cơ sở sản xuất thay thế Trung Quốc cho các nhà sản xuất chất bán dẫn toàn cầu”, - CNBC khẳng định.
Đất nước này đã đầu tư hàng tỷ đô la vào các khoản đầu tư để thành lập các trung tâm nghiên cứu và giáo dục, thu hút các nhà sản xuất chip lớn đến đầu tư, phát triển.
Samsung, nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới, được cho là đã cam kết đầu tư thêm 3,3 tỷ USD vào quốc gia Đông Nam Á này trong năm nay. Tập đoàn Hàn Quốc đặt mục tiêu sản xuất linh kiện chip vào tháng 7 năm 2023.
“Các công ty đã có cơ sở sản xuất ở Trung Quốc như Samsung có thể đầu tư vào các phương án sản xuất thay thế mang lại nhiều lợi ích cho các cơ sở sản xuất ở Trung Quốc mà không phải chịu gánh nặng chính trị”, - Kreps cho biết.
Logo FPT đã gắn bản quyền lên con chip IoT Y tế - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.12.2022
Chuyên gia về việc cấy chip vào não: Nếu thiết bị hỏng thì sao?
Bên lề chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vừa qua, như Sputnik đã đưa tin, truyền thông xứ Hàn đã thẳng thắn đề cập khả năng Samsung thành lập nhà máy chip bán dẫn tại Việt Nam.
Điều này là có cơ sở khi Việt Nam hiện đang là cứ điểm sản xuất chiến lược của gã khổng lồ điện tử Hàn Quốc. Thêm vào đó, Việt Nam đã có kinh nghiệm thu hút gã khổng lồ bán dẫn Intel của Hoa Kỳ xây dựng nhà máy và ngày càng nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn quan tâm đến quốc gia này.
Hồi tháng 8 vừa qua, tại cuộc gặp giữa ông Roh Tae-moon, Tổng giám đốc Tập đoàn Samsung Electronics với Thủ tướng Phạm Minh Chính, phía Samsung cho biết đang chuẩn bị các điều kiện để sản xuất thử các sản phẩm lưới bóng chip bán dẫn. Đây là tiền đề rất quan trọng để Samsung tiếp tục củng cố vị thế cứ điểm sản xuất chiến lược toàn cầu của Việt Nam.

Hạn chế của Ấn Độ

Theo ông Kuijpers, Ấn Độ cũng đang nổi lên như một cơ sở tiềm năng cho các nhà sản xuất chip, vì quốc gia này có nguồn tài năng công nghệ thiết kế ngày càng tăng, nhất là về bộ vi xử lý, hệ thống bộ nhớ con và thiết kế chip tương tự.
Đặc biệt, Ấn Độ cũng là nước có nguồn lao động dồi dào và chi phí thấp. Tuy nhiên, việc thiếu khả năng sản xuất đã làm giảm sức hấp dẫn của quốc gia này.
Tiếp xúc với các thiết bị để kiểm tra vi mạch - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.11.2022
Sản xuất chip, chất bán dẫn và vị thế đang lên của Việt Nam trong cuộc chơi tỷ đô
“Mặc dù trước đây Ấn Độ đã cố gắng xây dựng các đơn vị chế tạo, nhưng các sáng kiến này gặp phải nhiều trở ngại, bao gồm các khoản đầu tư tốn kém cho chi phí thành lập”, - chuyên gia KPMG nhận định.

Trung Quốc vẫn ở vị thế dẫn đầu

Bất chấp sức hấp dẫn ngày càng tăng của các nước châu Á mới nổi đối với các nhà sản xuất chip, giới chuyên gia chỉ ra rằng Trung Quốc vẫn duy trì vị trí dẫn đầu so với những nền kinh tế khu vực.
Điều này đặc biệt đúng, ít nhất là ở thời điểm hiện tại, về khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực đòi hỏi công nghệ, đầu tư lớn như chip bán dẫn, vi mạch.
Trong kế hoạch chi tiết “Made in China 2025” được công bố vào năm 2015, Bắc Kinh cho thấy họ đã xây dựng được nền móng cho việc tự cung tự cấp công nghệ trong sản xuất chip.
Theo ông Kuijpers, lĩnh vực chip nội địa của Trung Quốc đang phát triển nhờ nhu cầu ngày càng tăng đối với chip trong thiết bị ứng dụng như 5G, xe tự hành (AGV) và trí tuệ nhân tạo (AI).
Sơ đồ các thành phần trong chip điện thoại thông minh được công nhân xử lý tại nhà máy Oppo ở Đông Quan, Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.11.2022
Các công ty Trung Quốc cố tình làm chậm chip của họ để lách lệnh trừng phạt của Mỹ
Ngày nay, Trung Quốc vẫn là một nhà sản xuất chất bán dẫn quan trọng, đặc biệt là với các sản phẩm chip cấp thấp hơn.
Theo một số ước tính, Trung Quốc là nhà sản xuất chip bán dẫn lớn thứ ba, chiếm thị phần khoảng 16% công suất sản xuất chất bán dẫn toàn cầu, xếp trên Hoa Kỳ nhưng sau Hàn Quốc và Đài Loan.
“Trung Quốc đã dành một thời gian dài để phát triển toàn bộ nền tảng, kỹ năng cần thiết phục vụ ngành công nghiệp chip bán dẫn”, - Nicholas nói và lưu ý, nếu một quốc gia khác muốn theo chân Trung Quốc thì cũng sẽ mất một khoảng thời gian tương tự và kết quả không thể đến ngay lập tức như mong đợi.

Khó ngã ngũ

Dù vậy, theo CNBC, không phải ai cũng đồng ý rằng Việt Nam hoặc Ấn Độ sẽ là những người hưởng lợi trực tiếp từ những hạn chế của Hoa Kỳ đối với Bắc Kinh đối với ngành chip bán dẫn.
Yongwook Ryu, nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Singapore, nhận định: “Hiện vẫn chưa chắc chắn liệu Việt Nam và Ấn Độ có thể hưởng lợi hay không từ các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, do những nước này không có thế mạnh về năng lực sản xuất chế tạo”.
Tuy nhiên, chuyên gia không loại trừ mọi khả năng biến động rằng “một nước hoặc một doanh nghiệp có thể sản xuất chip chất lượng với giá cạnh tranh – nói cách khác, một quốc gia hoặc công ty có thể thay thế Trung Quốc hoặc các nhà sản xuất chip Trung Quốc – để trở thành người chiến thắng trong tương lai”.
Công nhân nhà máy tại Suncore Photovoltaic Technology Co., Ltd. ở thành phố Hoài Nam, tỉnh An Huy phía đông Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.10.2022
Viettel quyết tâm sản xuất chip, VMC sẽ tạo ra những thiết bị, vũ khí gì cho Việt Nam?
Có thể nói, việc Việt Nam nỗ lực tìm cách thu hút đầu tư từ các nhà sản xuất chip nước ngoài, những doanh nghiệp hiện đang bị ảnh hưởng bởi xung đột Mỹ-Trung thời gian qua được thúc đẩy không chỉ bởi sách lược hiện đại hoá đất nước rõ ràng mà còn nhờ lợi thế dân số trẻ, môi trường đầu tư cởi mở, nguồn nhân lực qua đào tạo được đảm bảo, thực tế, Việt Nam không hề thiếu chuyên gia giỏi về chip bán dẫn và ngành vi mạch.
Theo các chuyên gia, việc Việt Nam cần quan tâm nhất lúc này chính là một định hướng phát triển ngành sản xuất chip bán dẫn cụ thể, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của đất nước ở thời điểm hiện tại, phát huy nguồn lực nội sinh và tranh thủ sự hỗ trợ từ bên ngoài một cách tối ưu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала