Việt Nam củng cố vị thế ở quần đảo Trường Sa

© AP Photo / Ritchie B. TongoTrung Quốc bồi đắp rạn san hô Mischif trong quần đảo Trường Sa
Trung Quốc bồi đắp rạn san hô Mischif trong quần đảo Trường Sa - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.12.2022
Đăng ký
Tuần này, những thông tin về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài xoay quanh các chủ quốc phòng-an ninh, kinh tế và du lịch.
Chúng tôi sẽ đề cập đến các chủ đề này trong mục điểm báo truyền thống "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Vùng đất mới và vũ khí mới

Một trong hai chủ đề về Việt Nam được nhắc đến nhiều nhất là thông tin của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington, nói rằng trong vòng sáu tháng, Việt Nam đã tham gia vào hoạt động nạo vét và đắp nổi mới tại ba địa điểm mà họ chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa. Việt Nam đã tiếp tục các hoạt động nâng cấp nhẹ và xây dựng các tòa nhà mới trên một số tiền đồn tại quần đảo này, điều đó cho thấy rằng, Việt Nam có ý định củng cố đáng kể yêu sách của mình đối với tuyến đường thủy đang tranh chấp, The Guardian viết. Trong thập kỷ qua, Việt Nam đã tạo ra khoảng 170 héc ta đất mới và nâng tổng diện tích lên 220 héc ta.
Chủ đề thứ hai mà truyền thông nước ngoài và Nga quan tâm là cuộc đàm phán giữa các quan chức chính phủ Việt Nam và đại diện của các công ty quốc phòng Mỹ Lockheed Martin, Boeing, Raytheon, Textron và IM Systems Group về khả năng mua thiết bị quân sự, bao gồm máy bay trực thăng và máy bay không người lái. Các chuyên gia cho rằng, điều này cho thấy rằng, Nga đang mất dần vai trò nhà cung cấp vũ khí chính cho Việt Nam.
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được Apple Maps bổ sung trên dữ liệu bản đồ - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.12.2022
Biển Đông
Đúng sai việc Mỹ cho rằng Việt Nam đang lấp biển
Tuy nhiên, Reuters lưu ý, cuộc đàm phán không có nghĩa là các thỏa thuận được đảm bảo. Theo các nhà phân tích, hiện có nhiều trở ngại cho việc này: Washington có thể chặn việc bán vũ khí vì vấn đề nhân quyền; Hà Nội lo ngại rằng, thỏa thuận này có thể gây căng thẳng, bất đồng trong quan hệ với Trung Quốc; Mỹ bán vũ khí với giá cao; không có khả năng tích hợp vũ khí do Mỹ sản xuất vào hệ thống vũ khí của Việt Nam.

Xuất khẩu giảm tốc, hàng chục nghìn lao động bị mất việc

Trong số tin tức về nền kinh tế Việt Nam, chủ đề chính là thỏa thuận của Việt Nam với nhóm G7. Nhóm Bảy quốc gia công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết cấp gói tài chính 15,5 tỷ USD để giúp Việt Nam loại bỏ than như một phần của nỗ lực thực hiện thoả thuận Đối tác Năng lượng Chuyển đổi Công bằng (JTEP). Việt Nam đứng thứ 9 trên thế giới về tiêu thụ than. Vào năm 2021, điện than chiếm khoảng một nửa sản lượng điện toàn hệ thống. Trong vòng 3-5 năm tới, JETP sẽ huy động 15,5 tỷ USD hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam, theo Cổng thông tin Chính phủ Vương quốc Anh. Việt Nam là quốc gia thứ ba triển khai JETP, sau sự ra mắt thành công của JETP Nam Phi tại COP26 và JETP của Indonesia tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20 năm nay. Là một nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, JETP của Việt Nam sẽ chứng minh rằng tăng trưởng kinh tế có thể tách rời khỏi tiêu thụ năng lượng nhiên liệu hóa thạch.
CNBC dành một bài dài về vai trò của Việt Nam và Ấn Độ trong lĩnh vực sản xuất chip trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Joe Biden đưa các công ty của Trung Quốc vào "danh sách đen thương mại". Việt Nam và Ấn Độ đang nổi lên là hai cơ sở sản xuất thay thế Trung Quốc đối với ngành công nghiệp chất bán dẫn toàn cầu với rủi ro chính trị thấp hơn so với các quốc gia khác, tác giả bài báo lưu ý.
Công nghệ điện tử nano - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.12.2022
Việt Nam hưởng lợi khi Mỹ trừng phạt ngành chip bán dẫn Trung Quốc?
The Star cảnh báo nguy cơ “khủng hoảng tài chính đang tiềm ẩn” ở Việt Nam, cần phải tăng tốc hành động nhằm ngăn chặn nguy cơ này. Hầu hết các công ty đang gặp khó khăn trong việc huy động vốn trong bối cảnh các doanh nghiệp cố gắng tránh nguy cơ rủi ro vỡ nợ với trái phiếu trong vài năm tới. Nhiều ấn phẩm của các quốc gia khác nhau chú ý đến việc xuất khẩu hàng hóa Việt Nam giảm tốc. Hầu hết doanh nghiệp đang phải thu hẹp quy mô sản xuất, giảm giờ làm, thậm chí cắt giảm lao động. Trong 11 tháng đầu năm nay, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) đã chậm lại do nhu cầu thấp hơn, chi phí cao hơn và thiếu nguyên liệu, theo Daily Times. Lượng đơn hàng của Việt Nam từ thị trường châu Âu đã giảm tới 60%, trong khi từ Mỹ giảm 30-40% so với năm ngoái. Hơn 500 doanh nghiệp Việt Nam đã bị ảnh hưởng nặng nề, khiến khoảng 637.000 lao động có nguy cơ bị sa thải, trong đó 53.000 người đã mất việc làm.

Đừng mắc sai lầm khi đi du lịch Việt Nam!

Các ấn phẩm quốc tế tiếp tục giới thiệu các khách sạn và khu nghỉ dưỡng mới tại Việt Nam. Traveller cho biết về những bãi biển đẹp và khách sạn sang trọng với dịch vụ tốt nhất ở Quy Nhơn đang ngày càng hấp dẫn khách quốc tế. Hospitalitynet giới thiệu một thương hiệu khách sạn quốc tế sang chảnh mới có tên là Wafaifo nằm gần Hội An. Còn tờ báo chuyên tư vấn du lịch của Úc là Escape cảnh báo đồng hương về những sai lầm phổ biến họ có thể mắc phải khi tận hưởng kỳ nghỉ tại Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала