Chuyên gia Nga bàn về kinh tế Việt Nam năm 2022

© Depositphotos.com / Nguyenkhanhvukhoa@gmail.comThủ Thiêm
Thủ Thiêm - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.12.2022
Đăng ký
Tình hình kinh tế Việt Nam đến cuối năm 2022 sẽ ra sao? Giáo sư tiến sĩ kinh tế Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện nghiên cứu Trung Quốc và Châu Á hiện đại, đã bàn về chủ đề này trong cuộc phỏng vấn với Sputnik. Ông bắt đầu bản phân tích của mình từ tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm nội địa (GDP).

Tăng trưởng GDP là thành công rõ ràng của Việt Nam

“Tất nhiên là chưa có số liệu cuối cùng và trong các báo cáo thống kê 11 tháng đầu năm cũng chưa có chỉ tiêu này. Mới có số liệu về tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm là khoảng 3%. Các tổ chức xếp hạng và ngân hàng thế giới dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm nay và những năm tới ở mức 6,5-7%. Theo tôi, nó chỉ ở mức 4-5%. Nhưng đây cũng đã là một thành công lớn đối với kinh tế Việt Nam, vì do hậu quả của việc phong tỏa chống đại dịch và hậu Covid, chỉ số này của nhiều quốc gia về âm”, - ông Vladimir Mazyrin lưu ý.

Ở khía cạnh này, thu nhập bình quân đầu người rất đáng lưu ý, giáo sư Mazyrin nói. Sau Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam đã đưa ra một lộ trình đầy tham vọng quyết tâm rằng đến năm 2030, nước này sẽ lọt vào nhóm trung bình của các nước phát triển trung bình về thu nhập bình quân đầu người, và đến năm 2045, mức này sẽ cân bằng với mức của các nền kinh tế phát triển cao châu Âu. Việt Nam kết thúc năm 2020 với thu nhập bình quân đầu người là 2.700 USD. Năm ngoái con số này là khoảng 3200-3400 USD. Hiện giờ các cơ quan xếp hạng đang ca ngợi thành công của Việt Nam và báo cáo rằng mức này đã tăng lên 3.700-4.000 USD. Như vậy, thu nhập bình quân đầu người và GDP của Việt Nam đã tăng 26% trong một thời gian ngắn. Nhưng điều này, theo định nghĩa là không thể.
Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.12.2022
Tổng kết 2023 và Dự báo 2024
Kinh tế Việt Nam: ‘3 lùi, 4 tiến, 5 cải cách’

Trò chơi thống kê

“Gần đây tôi mới tìm được lời giải thích cho hiện tượng này. Hóa ra cơ quan thống kê của nhà nước Việt Nam đã thay đổi phương pháp tính toán và đưa vào đó các nguồn bổ sung: kinh tế ngầm, hộ gia đình - những thứ được cho là chưa được tính đến trước đây. Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất sử dụng các kỹ xảo như vậy, chúng từng được sử dụng bởi Trung Quốc, Ấn Độ và một số quốc gia khác. Vì vậy, đây không phải là một phát minh mới nào cả, mặc dù nói chung, đây là một sự bóp méo, một trò chơi thống kê. Những thành công được phóng đại một cách có chủ ý để cho thấy sức hấp dẫn đầu tư của đất nước”, – ông Vladimir Mazyrin nói tiếp.

Công nghiệp là đầu tàu của nền kinh tế Việt Nam

Khi phân tích số liệu sản xuất công nghiệp 11 tháng, Giáo sư Mazyrin lưu ý tình hình đang khả quan.

“Tăng trưởng sản xuất ngành công nghiệp là khoảng 9%, trong đó sản xuất điện tăng trưởng 7,7%. Điều này cho thấy công nghiệp vẫn là ngành chủ đạo của nền kinh tế Việt Nam. Và với sự hỗ trợ đầy đủ của phương Tây, Việt Nam đang chuyển đổi thành công thành xưởng sản xuất thế giới, thay thế một phần vai trò này của Trung Quốc. Phương Tây tìm cách biến Trung Quốc thành kẻ bị tẩy chay, họ lập luận điều này với sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và các nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy từ Trung Quốc sang Việt Nam”, – Giáo sư Vladimir Mazyrin nói.

Vốn đầu tư nước ngoài không nằm chết

Theo kết quả 11 tháng, vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam đạt 25 tỷ USD, mức này thấp hơn 5% so với cùng kỳ năm ngoái, chuyên gia Nga cho biết.
Nhưng nhìn chung, con số hiện tại là khá tốt. Hơn nữa, có hai tỷ lệ vốn khác nhau: vốn được đăng ký và vốn đã sử dụng. Cần lưu ý rằng tỷ lệ hấp thụ vốn tại Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt. Trong 11 tháng, chỉ số này đã tăng 15% và đạt gần 20 tỷ USD. Hơn nữa, như chúng ta thấy sự khác biệt giữa vốn đăng ký và vốn đã sử dụng là rất nhỏ, điều này cho thấy hiệu quả của nền kinh tế Việt Nam.

“Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một phần lớn trong dòng vốn chảy vào là do các doanh nghiệp nước ngoài - chủ yếu là các tập đoàn xuyên quốc gia Mỹ và châu Âu, đang tích cực chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam và đã góp phần lớn trong gia tăng sản xuất. Mức tăng trưởng này lớn đến mức khiến chúng ta phải suy nghĩ lại về những lý do giải thích cho mức tăng trưởng GDP kỷ lục của nước này do các cơ quan xếp hạng thế giới dự đoán.

Có lẽ họ đang thống kê cho Việt Nam khối lượng sản xuất tại các nhà máy trước đây đặt tại Trung Quốc nhưng hiện đã chuyển sang Việt Nam, tức là họ đang thống kê cho Việt Nam sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc. Tuy nhiên, đây là giả thiết của riêng tôi và không chắc là nó sẽ được phương Tây chấp nhận vì quan điểm của phương Tây là Trung Quốc thì xấu - mọi thứ của Trung Quốc đều đi xuống, còn Việt Nam thì mọi thứ đi lên”, – ông Vladimir Mazyrin nói.

Nivedita Das Kundu, Muhammad Athar Javed, Natalya Stapran, Jung Yongshik tại một cuộc họp của Câu lạc bộ Valdai - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.12.2022
Chuyên gia VN: Việc dỡ bỏ các hạn chế Covid ở Trung Quốc mở ra các tuyến vận tải mới đến Việt Nam

Khối lượng ngoại thương đang tiến gần đến một nghìn tỷ đô la

Giáo sư Mazyrin cho rằng ngoại thương là một ví dụ về thành công nổi bật nhất của nền kinh tế Việt Nam.
Trong suốt thời kỳ đại dịch, cũng như trong năm 2022, quan hệ ngoại thương của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định, trong khi ở nhiều nước chỉ số ngoại thương là âm. Ở Việt Nam, cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu đều tăng trưởng, trong đó xuất khẩu có phần tăng nhanh hơn. Trong 11 tháng của năm nay, cán cân thương mại ngoại thương của Việt Nam tăng lên tới 10,6 tỷ USD. Đây là một chỉ số tuyệt vời ngay cả khi so sánh với những năm thuận lợi trước đây.

“Tôi tin rằng đến cuối năm, cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu sẽ đạt khoảng 400 tỷ USD và kim ngạch thương mại của Việt Nam sẽ đạt con số 800 tỷ USD. Các cơ quan xếp hạng có cơ sở báo cáo rằng chỉ số ngoại thương của Việt Nam sẽ đạt mốc nghìn tỷ USD trong thời gian tới”, chuyên gia Nga tin tưởng.

Tuy nhiên, theo chuyên gia Nga Mazyrin, ở đây cần tính đến việc trong hoàn cảnh chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Trung Quốc vì không có lợi khi cung cấp trực tiếp nhiều mặt hàng cho Hoa Kỳ nên thực hiện điều này thông qua Việt Nam, bằng cách chuyển các sản phẩm gần như đã hoàn thành đến Việt Nam. Ở đó, nó được chuyển đổi lại giấy tờ, có thể được hoàn thiện, đóng gói rồi gửi đến Hoa Kỳ dưới dạng hàng xuất khẩu của Việt Nam. Kết thúc cuộc phỏng vấn, Giáo sư Mazyrin cho biết, khối lượng của những sản phẩm như vậy được đo bằng những con số khổng lồ, bởi vì xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ vào cuối năm rõ ràng sẽ vượt quá 120-150 tỷ USD.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала