Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Hoa Kỳ sẽ cho phép đánh bắt cá ở Biển Đông

© AFP 2023 / Ted Aljibe Một công nhân dỡ sản phẩm đánh bắt được từ một chiếc thuyền đánh cá ở cảng Masinloc, Philippines
Một công nhân dỡ sản phẩm đánh bắt được từ một chiếc thuyền đánh cá ở cảng Masinloc, Philippines - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.12.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Gần đây, Hoa Kỳ áp đặt các lệnh trừng phạt đối với một số công ty Trung Quốc hàng đầu đánh bắt cá ở Thái Bình Dương, Piotr Tsvetov viết trong bài viết của mình cho Sputnik.
Thực tế việc Nhà Trắng đưa ra ngày càng nhiều biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc không còn gây ngạc nhiên cho bất kỳ ai. Chính quyền Hoa Kỳ đã trừng phạt Trung Quốc, giải thích điều này bằng sựvi phạm nhân quyền trong một số khu vực, sử dụng các phương pháp gián điệp công nghiệp để phát triển công nghệ cao của Trung Quốc, v.v. Rõ ràng trong cuộc đấu tranh cho vai trò toàn cầu của mình, Hoa Kỳ đã sẵn sàng sử dụng mọi cơ hội để tấn công vào Trung Quốc trên trường quôc tế.
Vài tháng trước, Tổng thống Biden đã ký một bản ghi nhớ về cuộc chiến chống đánh bắt cá bất hợp pháp. Chính thức, tài liệu này ngụ ý Hoa Kỳ sẽ thực hiện các biện pháp để chống lại việc đánh bắt cá bất hợp pháp, chủ yếu ở Thái Bình Dương.
Đại diện của Nhà Trắng cho biết, sáng kiến ​​này sẽ tăng cường khả năng các đối tác của Hoa Kỳ trên các quần đảo Thái Bình Dương, ở Đông Nam Á và Ấn Độ Dương, «để kiểm soát hoàn toàn vùng nước ngoài khơi, hỗ trợ khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở».
Chính quyền Mỹ đàm phán với đại diện của các quốc gia ASEAN, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc về việc thực hiện sáng kiến ​​này. Người ta cho rằng tất cả các quốc gia này sẽ trao đổi thông tin về việc đánh bắt cá bất hợp pháp, trong đó sẽ sử dụng các trung tâm giám sát ở Ấn Độ, Singapore, Quần đảo Solomon và Vanuatu.
Để chống lại các tàu Trung Quốc tiến hành đánh bắt cá bất hợp pháp, sẽ có các tàu của Lực lượng bảo vệ bờ biển Hoa Kỳ.
Hiện tại, Washington cáo buộc Trung Quốc gây thiệt hại cho hệ sinh thái biển bằng cách làm cạn kiệt nguồn cá và trong nỗ lực mở rộng khu vực hoạt động kinh tế bằng cách tạo ra một mạng lưới các cảng bên ngoài Trung Quốc. Về vấn đề này, tuần trước, các lệnh trừng phạt đã được công bố đối với 157 tàu dưới lá cờ Trung Quốc, và một số công ty, đặc biệt là Pingtan Marine Enterprise (PME) và Dalian Ocean Fishing Co. Tài sản của các công ty này sẽ bị đóng băng, các chuyến đi và hoạt động kinh doanh của các nhà quản lý của doanh nghiệp sẽ bị hạn chế.

Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt của Mỹ?

Săn trộm hoặc đánh bắt cá bất hợp pháp là một hiện tượng khá phổ biến ở Thái Bình Dương. Biên phòng Nga liên tục phải đối mặt với thực tế là ngư dân từ Nhật Bản và Bắc Triều Tiên bắt cá mà không được phép ở khu kinh tế độc quyền của Nga ở Viễn Đông. Những cuộc đụng độ này đôi khi biến thành các vụ xả súng, trong đó phía Nga thường chiến thắng.
Ở Biển Đông, không chỉ ngư dân Trung Quốc dẫn đầu trong việc đánh bắt cá bất hợp pháp. Được biết, các tàu đánh cá Việt Nam đã liên tục bị chính quyền Indonesia và Thái Lan ngăn chặn vì vi phạm vùng nước của nước khác. Theo chuyên gia Mỹ Dominic Thomson, chỉ vào tháng 9 năm 2020, chính quyền Thái Lan bắt giữ 59 tàu Việt Nam và 430 thủy thủ vì vi phạm vùng lãnh thổ Thái Lan.
Nói một cách công bằng, phải nói việc cáo buộc vi phạm hoặc đánh bắt cá bất hợp pháp cho tất cả các trường hợp này là rất không chính xác. Rốt cuộc, biên giới biển giữa các quốc gia ở Biển Đông không được xác định và cách tiếp cận của phía Mỹ đối với vấn đề này thường khác với tất cả các phương pháp địa phương.
Người Mỹ hiện chỉ thừa nhận khu vực 12 dặm là vùng nội thủy, còn những gì bên ngoài được coi là vùng biển quốc tế.
Washington có ý định sử dụng quân đội của mình trong cuộc chiến chống lại việc đánh bắt cá bất hợp pháp đã gây ra một phản ứng hỗn hợp ở các quốc gia Đông Nam Á. Do đó, không có khả năng các nước trong khu vực sẽ đồng ý vô điều kiện với cái nhìn của Mỹ về cuộc chiến chống đánh bắt cá bất hợp pháp.

«Ý kiến ​​của Gilang Kembara, một trong những nhân viên thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Indonesia: «Tôi nghĩ sẽ tốt nếu Hoa Kỳ đề nghị Indonesia hợp tác với Cảnh sát biển, vì việc đánh bắt cá bất hợp pháp là một hoạt động tội phạm, vì vậy chúng tôi cần các cơ quan thực thi pháp luật để chống lại» - , ông nói - «Tuy nhiên, nếu những gì họ làm là đề xuất hợp tác với Hải quân Hoa Kỳ, nó sẽ trở thành vấn đề quân sự ... cách tiếp cận này là dư thừa vì tôi không nghĩ đánh bắt cá bất hợp pháp là một mối đe dọa hiện hữu đối với bất kỳ quốc gia nào», - South China Morning Post trích dẫn lời ông.

Ngư dân Việt Nam đánh bắt cá ở ngư trường truyền thống ở quần đảo Hoàng Sa - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2022
Biển Đông
Đánh bắt cá ở Biển Đông – vấn đề chính trị
Các ví dụ cụ thể trên cho phép chúng tôi lập luận Hoa Kỳ, áp dụng luật về cuộc chiến chống đánh cá bất hợp pháp, khôn phải để chăm lo đến việc bảo tồn đa dạng sinh học của biển hoặc bảo vệ các quốc gia nhỏ của khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Họ có một mục tiêu hoàn toàn chính trị - để làm suy yếu đối thủ cạnh tranh của mình - Trung Quốc. Điều này không được chính quyền Mỹ ẩn giấu. Do đó, ngư dân Việt Nam hoặc Indonesia khó có thể sợ hãi việc người Mỹ săn đuổi họ. Điều này không có nghĩa là việc đánh bắt cá bất hợp pháp của họ sẽ được coi là hợp pháp.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала