- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Ai chịu trách nhiệm về sai phạm ở TP.HCM bị Thanh tra Chính phủ chuyển Bộ Công an?

© Sputnik / Vladimir Pesnya / Chuyển đến kho ảnhTiêm vaccine ngừa coronavirus
Tiêm vaccine ngừa coronavirus - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.12.2022
Đăng ký
Thanh tra Chính phủ đã chuyển sang Bộ Công an hồ sơ 2 vụ việc có dấu hiệu thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản Nhà nước xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC).
Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ trách nhiệm của giám đốc Sở Y tế TP.HCM (bị nhắc đến nhiều lần) trong hàng loạt gói thầu mua sắm thiết bị, sinh phẩm phòng chống dịch Covid-19 vừa qua.

Sai phạm thiệt hại tiền tỷ ở TP.HCM

Trong kết luận mới công bố Thanh tra Chính phủ đã phát hiện hàng loạt nhà thầu có dấu hiệu lợi dụng dịch bệnh để nâng giá bất thường khi đấu thầu thiết bị y tế phòng chống dịch COVID-19 tại TP.HCM.
Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa ban hành thông báo kết luận thanh tra về việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vaccine và thuốc phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM do Phó Tổng thanh tra Đặng Công Huẩn ký. Thời kỳ thanh tra từ 1/1/2020 đến 31/12/2021.
Theo kết quả thanh tra, TTCP phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đấu thầu tại một số gói thầu, cần phải xem xét, xử lý theo quy định, đặc biệt, tổng số tiền chênh lệch của thiết bị và gói thầu có dấu hiệu nâng giá do Sở Y tế TP.HCM và nhiều bệnh viện làm chủ đầu tư lên đến gần 80 tỷ đồng.
Trong đó có 2 gói thầu mua khẩu trang y tế, trang phục phục vụ công tác phòng, chống dịch do HCDC làm chủ đầu tư. Cụ thể, HCDC xác định giá gói thầu trái quy định, có dấu hiệu vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng với số tiền thiệt hại 6,3 tỷ đồng. Ngoài ra, 2 gói thầu mua sinh phẩm xét nghiệm do Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp làm chủ đầu tư cũng có vi phạm.
Cụ thể, chủ đầu tư có dấu hiệu thiếu trách nhiệm gây thiệt hại ngân sách nhà nước, tuy nhiên số tiền thiệt hại nhỏ, chưa đủ cơ sở để kiến nghị xử lý hình sự. Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị UBND TP.HCM chỉ đạo xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân theo quy định.
Tại kết luận được Phó Tổng thanh tra Đặng Công Huẩn ký, xuất hiện hàng loạt “ông lớn” quen mặt tham gia hàng loạt gói thầu về cung cấp vật tư và trang thiết bị y tế tại nhiều tỉnh thành với giá trị từ vài tỷ đến vài trăm tỷ đồng…bị điểm tên, trong đó có cả những doanh nghiệp đã liên tiếp vướng vào các vụ án lớn.
Điều trị bệnh nhân bị COVID-19 trong bệnh viện dự bị tại VDNKh - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.12.2022
Đại dịch COVID-19
Cách hiệu quả nhất để hình thành khả năng miễn dịch với COVID-19

Từ BBA, BNC đến TNT & AIC

Thanh tra Chính phủ xác định có dấu hiệu nhà thầu Công ty BBA và nhà thầu Công ty BNC thông thầu, vi phạm quy định luật Đấu thầu năm 2013 tại: gói thầu “Mua sắm Bộ trang phục phòng chống dịch cấp 1 năm 2021 (07 món)”, gói thầu “Mua sắm Bộ trang phục phòng chống dịch cấp 1 năm 2021 - lần 2 (07 món)” do Bệnh viện Từ Dũ làm chủ đầu tư và gói thầu “Mua sắm vật tư y tế phục vụ công tác phòng chống và điều trị dịch Covid-19 lần 10 năm 2021 (04 món)” do Bệnh viện Nhi Đồng thành phố làm chủ đầu tư.
Từ kết quả thanh tra này, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Chủ tịch UBND TP.HCM khẩn trương chỉ đạo các đơn vị có liên quan chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm.
Cùng với đó, Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị chuyển hồ sơ 2 vụ việc có dấu hiệu thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước tại HCDC đến Bộ Công an để điều tra, xử lý theo quy định.
Theo Thanh tra Chính phủ, một số gói thầu có dấu hiệu lợi dụng dịch bệnh, mua bán qua nhiều khâu trung gian để nâng giá bán cao bất thường, cần phải xem xét để xử lý theo quy định của pháp luật.
Nhà chức trách chỉ rõ 4 nhà thầu cung cấp một số loại trang thiết bị y tế thuộc các gói thầu do sở y tế làm chủ đầu tư, có giá trúng thầu cao bất thường so với giá vốn nhập khẩu. Chẳng hạn như mặt hàng Máy X-quang di động DR (hãng Philips - Hà Lan sản xuất) do Công ty TNHH thương mại và công nghệ kỹ thuật TNT trúng thầu thuộc gói thầu số 03.
Đáng chú ý, kết quả xác minh cho thấy giá trúng thầu cao gấp 4,67 lần so với giá vốn nhập khẩu, với giá trị chênh lệch gần 19 tỷ đồng.
Tương tự, một số gói thầu mua sắm vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm và thuốc chữa bệnh Covid-19 có sự mua bán qua nhiều khâu trung gian, có chênh lệch lớn giữa giá trúng thầu với giá vốn nhập khẩu, hoặc giá bán của nhà sản xuất đối với hàng hóa sản xuất trong nước. Cụ thể như gói thầu “Mua sắm kit hoá chất dùng trong xét nghiệm Covid-19 bằng phương pháp PCR” do Bệnh viện Nhi Đồng 1 làm chủ đầu tư. Sản phẩm kit tách chiết acid nucleic Virus do QiaGen GmbH/Đức sản xuất, Công ty TNHH thiết bị y tế Phương Đông là nhà thầu trúng thầu, có giá trúng thầu cao gấp 2,59 lần so với giá vốn nhập khấu, với giá trị chênh lệch gần 6,7 tỉ đồng.
Gói thầu mua thuốc Generic điều trị bệnh nhân Covid-19 tại nhà (lần 1) do Bệnh viện Nhi Đồng 1 làm chủ đầu tư. Đối với mặt hàng thuốc Xelostad lOmg, bệnh viện mua 300.000 viên của Công ty CP Gonsa với đơn giá 35.000 đồng/viên; tuy nhiên Công ty CP Gonsa mua lại thuốc của Công ty TNHH GSPHARM với đơn giá 21.000 đồng/viên; thuốc do Công ty TNHH liên doanh Stellpharm - Chi nhánh 1 sản xuất; Công ty TNHH GSPHARM cũng là một đơn vị trung gian. Như vậy, chỉ tính một khâu trung gian mua, bán của nhà thầu Công ty CP Gonsa, trong thời gian rất ngắn (5 ngày) số tiền chênh lệch do tăng giá là 4,2 tỉ đồng.
Gói thầu mua sắm 20.000 test xét nghiệm chống dịch Covid-19 lần 1 theo hình thức chỉ định thầu rút gọn, gói thầu mua sắm sinh phẩm - hoá chất xét nghiệm điều trị và phòng dịch năm 2021 theo hình thức chỉ định thầu rút gọn và gói thầu mua sắm sinh phẩm - hoá chất xét nghiệm - hoá chất sát khuẩn và ô xy y tế cho phòng, chống dịch năm 2021 do Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới làm chủ đầu tư.
Trong khi đó, Công ty TNHH khoa học kỹ thuật Kiến Đức là đơn vị trúng thầu và cung cấp: LightCycler 480 multi-well plate 96; Proteinase K, rec., PCR grade, solution; LC Multi RNA Virus Master, 200; LightMix Modular Wuhan CoV RdRP-gen; LightMix SarbecoV E-gene plus EAV control.
Các vật tư, hoá chất này do hãng Roche Diagnostics International Ltd và Hãng Tib MolBiol, Đức, sản xuất, Công ty TNHH Roche Việt Nam nhập khẩu, Công ty TNHH MTV Vimedimex Bình Dương và Công ty TNHH DKSH Việt Nam bán cho Công ty TNHH Khoa học kỹ thuật Kiến Đức.
Kết quả xác minh cho thấy sản phẩm LC Multi RNA Virus Master 200, giá trúng thầu cao gấp 2,61 lần so với giá vốn nhập khẩu, với giá trị chênh lệch gần 4,5 tỷ đồng; sản phẩm LightMix Modular Wuhan CoV RdRP-gen, giá trúng thầu cao gấp 2,84 lần so với giá vốn nhập khẩu, với giá trị chênh lệch hơn 1 tỷ đồng; sản phẩm LightMix SarbecoV E-gene plus EAV control, giá trúng thầu cao gấp 2,89 lần so với giá vốn nhập khẩu, với giá trị chênh lệch gần 15 tỷ đồng.
Trong số các doanh nghiệp bị điểm tên, Công ty TNHH thương mại và công nghệ kỹ thuật TNT đã dính đến đại án Nguyễn Thị Thanh Nhàn AIC. Giám đốc của TNT là Lê Thị Bích Thủy, người đang bị đưa ra xét xử vì làm “quân xanh” cho AIC trong dự án Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.
Lãnh đạo TNT Lê Thị Bích Thuỷ đã đồng ý với đề nghị của “nữ viện sĩ” Nguyễn Thị Thanh Nhàn làm "quân xanh" cho Công ty AIC tham gia đấu thầu với mục đích để bán thiết bị vào dự án. Bà Thủy đã chỉ đạo nhân viên phối hợp với nhân viên AIC làm hồ sơ dự thầu của Công ty TNT để tham dự 11 gói thầu. Theo thông tin trên Tuổi trẻ, TNT làm "quân xanh" của 10 gói thầu và làm "quân đỏ" trúng một gói thầu hộ Công ty AIC.
Riêng bà Thủy bị cáo buộc cùng với cựu chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn gây thiệt hại hơn 112 tỷ đồng. Sau khi AIC trúng thầu, TNT được AIC giao thi công xây lắp một gói thầu và bán 22 thiết bị y tế cung cấp vào dự án. Trong vụ này, giám đốc TNT thu lợi nhuận 3,5 tỷ đồng.

Trách nhiệm của Giám đốc Sở Y tế TP.HCM

Tại kết luận này, Thanh tra Chính phủ cho biết đã chuyển thông tin các vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; các vụ việc có dấu hiệu lợi dụng dịch bệnh để nâng giá bán cao bất thuờng như đã nêu ở kết luận đến Bộ Công an để xem xét, xử lý theo quy định.
Đặc biệt, trách nhiệm của giám đốc Sở Y tế TP.HCM bị nhắc đến nhiều lần liên quan đến hàng loạt gói thầu. Kết quả thanh tra cũng xác định chủ đầu tư của tất cả các gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy trình rút gọn bị kiểm tra đều "chưa làm đúng quy trình". Việc này dẫn đến kéo dài thời gian mua sắm, không đáp ứng tính cấp bách trong chống dịch.
Trách nhiệm thuộc về giám đốc Sở Y tế, giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và người đứng đầu 14 đơn vị bị thanh tra.
Đồng thời, Thanh tra Chính phủ cũng cho rằng Sở Y tế khi phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm thuốc đã không ưu tiên loại thuốc có trong danh mục thuốc sản xuất trong nước do Bộ Y tế ban hành mà vẫn đáp ứng yêu cầu điều trị. Sở Y tế TP.HCM cũng đã chọn các mặt hàng thuốc nhập khẩu không phù hợp quy định pháp luật. Trách nhiệm này cũng thuộc giám đốc sở và giám đốc 14 đơn vị có mua sắm thuốc chữa bệnh COVID-19.
Chồng tài liệu trên bàn - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.12.2022
Đà Nẵng: 4 cá nhân bị kỷ luật liên quan đến dịch COVID-19 là ai?
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và Giám đốc các bệnh viện như Nhiệt đới, Từ Dũ, Nhi đồng TP, Nhi đồng 2, Trưng Vương, TP Thủ Đức... cũng phải chịu trách nhiệm vì sai phạm, thiếu sót trong các gói thầu mua sắm thiết bị chống dịch bị thanh tra chỉ ra.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала