Theo nguyện ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Sukarno

© Ảnh : TTXVN - Hoàng Thống NhấtLễ đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm cấp Nhà nước tới Indonesia
Lễ đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm cấp Nhà nước tới Indonesia - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.12.2022
Đăng ký
Chuyến thăm chính thức Indonesia của Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã kết thúc tốt đẹp, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của mình.
Nội dung chính trong chương trình nghị sự của chuyến thăm Indonesia của ông Nguyễn Xuân Phúc tất nhiên là cuộc hội đàm với Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Các bên thể hiện sự thống nhất trong cách tiếp cận các vấn đề chính trị thế giới hiện đại , bày tỏ ý định vững chắc tiếp tục phát triển quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, giáo dục, du lịch, thúc đẩy ngoại giao nhân dân và hợp tác cấp tỉnh, tiếp tục tăng cường tham vấn và phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế. Các bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, tự do hàng hải và hàng không ở khu vực Biển Đông, ủng hộ lập trường chung của ASEAN về vấn đề này.
Giới chuyên gia đặc biệt lưu ý về các thỏa thuận trong lĩnh vực kinh tế. Thứ nhất, lãnh đạo hai nước nhất trí nỗ lực hướng tới kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 15 tỷ USD vào năm 2028. Với việc hiện nay kim ngạch thương mại giữa hai nước là 12 tỷ USD thì con số 15 tỷ USD là hoàn toàn có thể đạt được.
© Ảnh : TTXVN - Hoàng Thống NhấtChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Indonesia Joko Widodo
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Indonesia Joko Widodo - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.12.2022
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Indonesia Joko Widodo
Thứ hai, và quan trọng hơn, trong chuyến thăm, một thỏa thuận đã được ký kết về ranh giới vùng đặc quyền kinh tế của hai nước. Ranh giới và chế độ của các khu vực này được thiết lập theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Trong 12 năm, các chuyên gia Việt Nam và Indonesia đã đàm phán về vấn đề này. Và bây giờ tất cả các thỏa thuận đã đạt được và khẳng định bằng văn bản. Rõ ràng, các vùng đặc quyền kinh tế này nằm trong vùng biển mà Bắc Kinh đã vạch ra bằng đường lưỡi bò 9 đoạn. Có thể chính quyền Trung Quốc sẽ phản ứng tiêu cực với các thỏa thuận này giữa Hà Nội và Jakarta, nhưng có thể họ sẽ giữ im lặng để không làm trầm trọng thêm tranh chấp lãnh thổ, bởi vì kẻ thù của Trung Quốc ở Washington sẽ vui mừng trước vấn đề đó.
Giải pháp cho vấn đề vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia và Việt Nam ở Biển Đông cần nhận được phản ứng tích cực. Các nước ASEAN khác có thể làm theo ví dụ này. Chẳng hạn, một chuyên gia Việt Nam cho rằng Việt Nam có thể ký các hiệp định tương tự về vùng đặc quyền kinh tế với Philippines và Malaysia.
Thêm nữa, Tổng thống Indonesia cũng đề xuất mở rộng vùng địa lý của các chuyến bay nối Indonesia với Việt Nam, đề xuất thiết lập đường bay thẳng TP.HCM - Jakarta, Đà Nẵng - Denpasar.
© Ảnh : TTXVN - Hoàng Thống NhấtChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Indonesia Joko Widodo
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Indonesia Joko Widodo - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.12.2022
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Indonesia Joko Widodo

Truyền thống láng giềng tốt đẹp lâu đời

Khi đưa tin về chuyến thăm Indonesia của Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc, giới quan sát truyền thông nước ngoài nhắc lại chuyến thăm cấp cao giữa Việt Nam và Indonesia năm 1959. Tháng 3 năm 1959, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh thăm chính thức Indonesia, và tháng 7 năm 1959, Tổng thống Indonesia Sukarno thăm Việt Nam. Cả hai chuyến thăm đều diễn ra trong bầu không khí nồng ấm thân thiện. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được trao huân chương của Indonesia, và Sukarno nhận huân chương của Việt Nam. Ngoài ra, Chủ tịch nước Việt Nam còn được trao tặng danh hiệu giáo sư danh dự tại một trong các trường đại học của Indonesia. Về phía mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng ông Sukarno bản viết tay một số bài thơ của Người.
Nhưng đó là bên ngoài. Các chuyến thăm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì hai nhà lãnh đạo kiệt xuất đã đạt được sự nhất trí về quan điểm đối với các vấn đề đời sống quốc tế, và nhấn mạnh thái độ chung của họ đối với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc. Rất thích hợp khi nhắc lại rằng, vào cuối những năm 1950, cả Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng hòa Indonesia đều có quan hệ rất chặt chẽ với Liên Xô.
Trong các chuyến thăm năm 1959, quan hệ giữa hai nước được nâng lên một tầm cao mới, ở cấp đại sứ. Kể từ đó, quan hệ song phương Việt Nam-Indonesia đã phát triển, với tinh thần láng giềng hữu nghị và cùng có lợi trong hơn 60 năm qua.
Khí đốt tự nhiên - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.12.2022
Nóng: Indonesia sẽ xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang Việt Nam
Và tôi muốn nhắc lại thêm một trang trong lịch sử quan hệ Việt Nam - Indonesia hiện nay. Năm 2003, Tổng thống Indonesia Megawati Sukarnoputri, ái nữ của Sukarno, thăm chính thức Việt Nam. Trong khuôn khổ chuyến thăm, hai bên đã ký kết Tuyên bố về Quan hệ hữu nghị và Hợp tác toàn diện giữa hai nước trong thế kỷ 21 và Hiệp định phân định ranh giới và thềm lục địa ở Biển Đông.
Quan hệ Việt Nam-Indonesia tiếp tục phát triển dựa trên di sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Sukarno để lại cho các thế hệ hiện tại.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала