Kỷ niệm tốt đẹp về Liên Xô vẫn còn sống mãi ở Việt Nam

© foto-expo.ru Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Trại Thiếu nhi trong chuyến công du đầu tiên của nhà lãnh đạo Việt Nam đến Liên Xô, ngày 14 tháng 7 năm 1955.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Trại Thiếu nhi trong chuyến công du đầu tiên của nhà lãnh đạo Việt Nam đến Liên Xô, ngày 14 tháng 7 năm 1955. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2022
Đăng ký
Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi sự sụp đổ của Liên Xô - nhà nước được thành lập cách đây một thế kỷ, vào ngày 30 tháng 12 năm 1922 và kéo dài 69 năm, cho đến ngày 26 tháng 12 năm 1991 – là "thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ 20".
Cho đến nay, ở Nga không có đánh giá thống nhất về những lý do dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô. Trong số nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này, các chuyên gia nêu tên sự kém hiệu quả của nền kinh tế kế hoạch ở Liên Xô, chủ nghĩa giáo điều của đảng và lãnh đạo nhà nước Liên Xô, mô hình đảng lãnh đạo trong hệ thống chính trị Liên Xô, sự không đồng nhất về văn hóa, sắc tộc của các thành phần cấu thành Liên Xô, và hàng chục yếu tố khác.
Đồng thời, việc xóa bỏ tình trạng thất nghiệp, hệ thống giáo dục và chăm sóc sức khỏe miễn phí trên toàn quốc, chiến thắng phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản trong Thế chiến II, và việc đưa con người đầu tiên vào vũ trụ được gắn liền với Liên Xô trong ký ức lịch sử.

Dấu ấn không thể xóa nhòa trong lịch sử nhân loại

Trả lời phỏng vấn Sputnik, Tiến sĩ Khoa học Lịch sử, Giáo sư Vladimir Kolotov nhấn mạnh:

"Liên Xô đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử nhân loại. Đặc biệt, vai trò quan trọng nhất của Liên Xô trong quá trình chống thực dân và giải phóng nhân dân các nước thuộc địa là điều không thể hoài nghi. Nhờ sử dụng sáng tạo các công nghệ chính trị của Liên Xô mà các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam và một số quốc gia khác đã có thể tự giải phóng và có cơ hội phát triển với tư cách là quốc gia có chủ quyền. Liên Xô ngày nay tiếp tục sống trong hệ tư tưởng của các quốc gia đã có thể sáng tạo lại hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin và lập ra các phiên bản quốc gia của riêng họ, trước hết là Trung Quốc và Việt Nam.

Có thể thấy cờ đảng cộng sản cầm quyền ở hai quốc gia này mang hình búa liềm màu vàng trên nền đỏ, giống như trên cờ của Liên Xô. Di sản tư tưởng Liên Xô ở Việt Nam và Trung Quốc, vốn đang bảo vệ hiệu quả lợi ích quốc gia của mình trên trường quốc tế, tiếp tục phát huy thành công. Không ai đặt câu hỏi nghi ngờ về sự tăng trưởng thuyết phục của nền kinh tế và phúc lợi của người dân các quốc gia này sau sự sụp đổ của Liên Xô, cũng như sự gia tăng uy tín quốc tế của họ. Và trong bối cảnh này, chúng ta có thể nói rằng di sản ý thức hệ của Liên Xô vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ở các nước đó".

Trả lời phỏng vấn Sputnik, Giáo sư Nguyễn Quốc Sĩ, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT nói rằng Liên Xô không chỉ là bạn bè, đối tác của Việt Nam, mà còn là đất nước hữu nghị anh em.

Liên Xô và Việt Nam

"Liên Xô luôn sát cánh giúp đỡ Việt Nam. Sự công nhận ngoại giao của Liên Xô có tầm quan trọng lớn đối với đất nước chúng tôi. Chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ anh em của Liên Xô trong những năm chiến tranh và thời kỳ xây dựng lại đất nước bị thực dân Pháp và đế quốc Mỹ tàn phá. Liên Xô đã viện trợ kỹ thuật quân sự cho Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc và giúp xóa bỏ chế độ tội ác Pol Pot ở Campuchia. Hơn nữa, đối với chúng tôi, không chỉ có sự hỗ trợ về vật chất mà còn có sự hỗ trợ về tinh thần của Liên Xô", - ông Nguyễn Quốc Sĩ lưu ý.
Theo chuyên gia này, tấm gương của các anh hùng Liên Xô trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít đã truyền cảm hứng cho các chiến sĩ Việt Nam chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc. Và tinh thần hăng say lao động của nhân dân Liên Xô là tấm gương trong công cuộc tái thiết và xây dựng đất nước Việt Nam hòa bình sau chiến tranh. Hợp tác với Liên Xô trong lĩnh vực văn hóa cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Việt Nam.
Phòng không hoạt động ngày 19/12/1972 trong cuộc không kích của máy bay B-52 Mỹ vào Hà Nội và miền Bắc Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.12.2022
“Những bàn tay vàng” Việt Nam và Liên Xô đã làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”

"Chúng tôi cho rằng giữa hai nền văn hóa Nga và Việt Nam có nhiều điểm chung, có sự tương đồng sâu sắc. Những năm tháng chiến tranh đã ngăn cản khoa học và công nghệ của Việt Nam phát triển độc lập. Liên Xô đã hỗ trợ Việt Nam rất nhiều trong việc này. Liên Xô đã đào tạo nhiều thế hệ cán bộ khoa học và kỹ sư cho Việt Nam. Chính Liên Xô đã xây dựng trên đất Việt Nam nhiều viện nghiên cứu khoa học và phòng thí nghiệm quan trọng nhất vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay. Liên Xô đã hào phóng chia sẻ với Việt Nam các thành tựu khoa học và công nghệ, cử chuyên gia trên nhiều lĩnh vực sang làm việc tại đất nước chúng tôi, trong đó có lĩnh vực quân sự.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, thế giới đã thay đổi. Cả Nga và Việt Nam đều đổi khác. Hai nước chúng ta ngày nay là các đối tác toàn diện. Tiếp nối truyền thống vẻ vang của Liên Xô, nước Nga thời hậu Xô Viết vẫn đang hỗ trợ cho sự phát triển của Việt Nam, khẳng định bằng những việc làm cụ thể trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Ví dụ về những gì chúng ta đã thực hiện trong những năm Liên Xô tồn tại cho thấy chúng ta có thể cùng nhau giải quyết thành công các vấn đề cốt yếu để phát triển ở giai đoạn mới trong lịch sử của chúng ta", - ông Nguyễn Quốc Shi nói.

Phân tích lịch sử Liên Xô và rút ra kết luận cho Việt Nam

Trả lời phỏng vấn Sputnik, Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Nga, doanh nhân Đỗ Xuân Hoàng cũng nói về vai trò then chốt của Liên Xô trong việc hình thành nước Việt Nam hiện đại và tầm quan trọng của việc nghiên cứu lịch sử Liên Xô đối với tương lai của Việt Nam.
Ông Đỗ Xuân Hoàng cho rằng chính tại Liên Xô trong những năm 20 và 30 của thế kỷ trước, các nhà cách mạng Việt Nam đã tìm ra những công cụ lý luận và thực tiễn để đạt được mục tiêu của mình.

"Mối quan hệ tốt đẹp và sự giúp đỡ của Liên Xô đã gắn bó hai nước chúng ta từ sau Cách mạng Tháng Tám cho đến khi Liên Xô sụp đổ. Ngay cả vào cuối những năm 80, khi tình hình kinh tế của Liên Xô sa sút nghiêm trọng, Việt Nam vẫn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ về kinh tế, khoa học và kỹ thuật của Liên Xô. Không thể nghi ngờ vai trò then chốt của Liên Xô trong quá trình giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Việt Nam. Đến nay, thế hệ sinh ra sau khi Liên Xô sụp đổ đã lớn lên ở Việt Nam. Tất nhiên, thế hệ này không thể có sự hiểu biết sâu sắc về Liên Xô như cha mẹ họ.

Giới trẻ ngày nay nhìn nhận Liên bang Nga là một đất nước hùng mạnh với những con người nhân hậu, với nền văn hóa xuất sắc, một đất nước có nhiều điểm chung với Việt Nam, một đất nước có thể và cần thiết để hợp tác. Tuy nhiên, tôi thấy rằng đại đa số người Việt Nam vẫn giữ những kỷ niệm tốt đẹp và đánh giá cao tất cả những gì Liên Xô đã làm cho Việt Nam, luôn tiếc nuối sâu sắc về sự sụp đổ của Liên Xô. Trong số những người Việt Nam, những trải nghiệm liên quan đến sự sụp đổ của Liên Xô cũng sâu sắc không kém gì các công dân Liên Xô. Thật vậy, đã có lúc người Việt Nam coi Liên Xô như một quốc gia lý tưởng, như một tấm gương cho sự phát triển của đất nước mình", - ông Đỗ Xuân Hoàng nói.

Theo ông Đỗ Xuân Hoàng, hiện nay trên các phương tiện truyền thông Việt Nam, đặc biệt là mạng xã hội, chủ đề về Liên Xô ngày càng ít được nhắc đến. Tuy nhiên, sự tồn tại và sụp đổ của Liên Xô đang trở thành chủ đề ngày càng quan trọng đối với các chính trị gia và học giả, bằng cách phân tích lịch sử Liên Xô, những người này đang cố gắng rút ra những kinh nghiệm phù hợp cho Việt Nam đương đại. Kết luận chiến lược được Việt Nam nghiên cứu phát triển nhằm áp dụng tối đa những lợi thế của mô hình Liên Xô và tránh những nhược điểm của nó, đã dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô.
Công nhân cảng Hải Phòng chào đón các thủy thủ Liên Xô đưa chuyến hàng mới tới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.12.2022
Liên Xô đã cho Việt Nam những gì?
Tổng thống Nga Putin nói rằng: "Ai không nuối tiếc về sự sụp đổ của Liên Xô là không có trái tim".
Trả lời phỏng vấn Sputnik, các chuyên gia Việt Nam nhấn mạnh rằng ở Việt Nam rất ít những người thiếu trái tim như vậy.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала