Статуя дракона - Sputnik Việt Nam, 1920
Tổng kết 2023 và Dự báo 2024
Sputnik điểm lại các sự kiện, xu hướng chính trên thế giới và ở Việt Nam năm qua cùng những phân tích, dự báo cho năm 2024.

Năm 2023 với Việt Nam và ASEAN: Thắt lưng buộc bụng, cùng nhau vượt qua

© Depositphotos.comHoàng thành Huế
Hoàng thành Huế - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2022
Đăng ký
Năm 2022 đã kết thúc. Một cánh cửa đang đóng lại, nhưng một cánh cửa khác sắp mở ra, bước vào cái mới và chưa biết thế nào. Mọi người luôn muốn biết những gì đằng sau cánh cửa đó.
Dự báo là một thứ không đáng tin cậy, luôn có thể xảy ra điều gì đó không lường trước được làm cản trở trật tự thông thường của mọi thứ, và điều này đã được chúng tôi chứng minh rất rõ trong những năm gần đây.Tuy nhiên, chúng tôi đã hỏi các chuyên gia của mình, tổng hợp kết quả của năm 2022, nhìn vào năm 2023 và cố gắng dự đoán điều gì sẽ xảy ra đối với Việt Nam và Đông Nam Á.

“Năm 2022, sự kiện chính trong năm ảnh hưởng đến toàn bộ tình hình quốc tế là chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraina” , - Vladimir Kolotov, nhà khoa học chính trị và nhà phương Đông học, giám đốc Viện Đại học St Petersburg, cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik. - “Đó là kết quả của sự thay đổi trong cán cân quyền lực an ninh và sự mở rộng về phía đông của NATO. Liên bang Nga buộc phải sử dụng vũ lực, vì những nỗ lực đàm phán đảm bảo an ninh chomình đã bị phương Tây từ chối. Các quốc gia trên thế giới được chia thành hai nhóm: những nước có quan điểm thân phương Tây và những nước trung lập. Một bộ phận đáng kể các nước châu Á giữ quan điểm trung lập, vì không ai muốn biến đất nước mình thành chiến trường cho các thế lực bên ngoài. Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác nằm trong vùng trung lập”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hàn Quốc lần thứ 23 - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.11.2022
Thủ tướng Việt Nam nêu quan điểm về Ukraina: ‘Phải khéo léo’
Trong những điều kiện này, phương Tây đang nỗ lực tập hợp kiểu NATO châu Á để gây áp lực tích lũy lên CHND Trung Hoa. Một trong những mối đe dọa chính đối với khối ASEAN là sự chia rẽ thành hai phe thân Trung Quốc và thân Mỹ, ASEAN hiểu rất rõ và để chống lại những xu hướng này, họ đang cố gắng đối phó bằng sự đoàn kết. Nhiệm vụ chính của tất cả các nước Đông Nam Á là duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, không biến khu vực này thành chiến trường giữa Hoa Kỳ cùng các đồng minh với Trung Quốc. Kịch bản của Ukraina cho thấy tốt hơn hết là tránh điều này càng xa càng tốt. Trong điều kiện đó, giới lãnh đạo Việt Nam đang cố gắng làm mọi cách để củng cố vị thế của mình cả trên trường quốc tế và trong nước. Chính vì vậy, chiến dịch đưa ra công lý những quan chức cấp cao ăn cắp, tham nhũng, mất tư cách đạo đức được đưa ra. Nếu thời điểm khó khăn đến, đất nước phải duy trì quyền kiểm soát và có thể bảo vệ lợi ích của mình.
“Sự bất ổn quốc tế đang gây ra một cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á. Có sự quân sự hóa của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, các vấn đề biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ đang gia tăng. Trung Quốc và Hoa Kỳ vẫn chưa quá để ý tới các quốc gia Đông Nam Á, bởi vì họ có nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Nhưng ngay sau khi những vấn đề này được giải quyết, ASEAN sẽ là đối tượng tiếp theo. Và các quốc gia trong Hiệp hội sẵn sàng chịu áp lực như thế nào sẽ tùy thuộc vào số phận của họ vào giữa thế kỷ 21”, - Giáo sư Kolotov tổng kết.
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, tăng trưởng GDP của đất nước sẽ đạt 8% vào năm 2022, đây là một kết quả tuyệt vời và đưa Việt Nam trở thành nước dẫn đầu ASEAN. Nhưng ước tính của Ngân hàng Thế giới cũng như của nhiều chuyên gia từ các cơ quan khác cho thấy xuất khẩu và nhu cầu nội địa Việt Nam - hai động lực chính của tăng trưởng kinh tế đang chậm lại. Điều này là do ảnh hưởng từ các vấn đề kinh tế toàn cầu. Đại dịch COVID-19, chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina, giá năng lượng tăng cao, lạm phát cao và chính sách thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên thế giới đang khiến nhiều nền kinh tế lớn, trong đó có EU và Mỹ, lao đao. đơn hàng vào Việt Nam từ các thị trường này sẽ giảm. Ngân hàng Thế giới dự đoán một cuộc suy thoái trong nền kinh tế toàn cầu. Quốc hội Việt Nam năm 2023 đặt kế hoạch tăng trưởng GDP cả nước ở mức 6,5%.
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.11.2022
Việt Nam cần “bẻ lái” chính sách kinh tế 2023 như thế nào?

“Hậu quả kinh tế của các sự kiện ở Ukraina – cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng – đã bắt đầu đến với Việt Nam, vì vậy các dự báo của nó đang trở nên thận trọng và thực tế hơn”. Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN tại Viện nghiên cứu Trung Quốc và châu Á đương đại, Viện Hàn Lâm Khoa học Nga cho biết. - Tuy nhiên, theo tôi, những dự báo này vượt quá kết quả thực 2 điểm phần trăm, tức là tăng trưởng sẽ không vượt quá 4 - 4,5%. Chúng ta cần xem tình hình thế giới sẽ phát triển như thế nào. Nếu các thị trường chính của Việt Nam là EU và Hoa Kỳ bị cắt giảm và điều này sẽ xảy ra cho đến khi họ ngừng ủng hộ chủ nghĩa phát xít mới và ngừng chiến tranh, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sẽ bị đóng cửa ở Việt Nam, ngày làm việc sẽ rút ngắn, công nhân bị sa thải, và điều này không mang lại lợi ích gì".

Giá cả sẽ tăng, hiện tại giá than đã tăng 600%, Giáo sư Mazyrin tiếp tục. Giá điện cũng sẽ tăng, bởi trong bối cảnh giá năng lượng tăng mạnh, lãnh đạo Việt Nam đã đưa ra một quyết định rất quan trọng trong lĩnh vực điều hành kinh tế vĩ mô - bãi bỏ bao cấp của nhà nước và áp dụng giá điện tự do. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí sinh hoạt tại Việt Nam. Ngoài ra còn có các yếu tố có ảnh hưởng tiềm ẩn đến thị trường và giá cả. Phương Tây gây sức ép buộc Việt Nam phải từ bỏ các sản phẩm, mà việc sản xuất được cho là làm xấu đi môi trường: ngũ cốc, thịt, các sản phẩm từ sữa. Nếu sản xuất giảm, giá của những sản phẩm này chắc chắn sẽ tăng lên và tỷ lệ lạm phát vừa phải sẽ luôn tăng.
Nhà máy may xuất khẩu Sơn Hà (thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa). - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2022
Tổng kết 2023 và Dự báo 2024
Năm 2023: Việt Nam cần theo dõi điều gì từ Mỹ và Trung Quốc?
Tổng kết dự báo của mình, Giáo sư Mazyrin cho biết:
“Tôi cho rằng Việt Nam sẽ có một năm khó khăn. Ngoài những lý do trên, như tôi đã nhiều lần nói, chúng ta hiện đang ở giai đoạn đầu của chu kỳ kinh tế 10 năm. Theo quy luật, có một sự suy giảm vào thời điểm này,và sự gia tăng sẽ chỉ bắt đầu vào nửa sau của thập kỷ."
Nhưng trong mọi trường hợp, tình hình kinh tế ở Việt Nam sẽ tốt hơn về mọi mặt so với các nước ASEAN khác và về nhiều mặt sẽ vượt qua các nước phát triển, chuyên gia Nga nói thêm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала