Статуя дракона - Sputnik Việt Nam, 1920
Tổng kết 2023 và Dự báo 2024
Sputnik điểm lại các sự kiện, xu hướng chính trên thế giới và ở Việt Nam năm qua cùng những phân tích, dự báo cho năm 2024.

SCB tiếp tục bị kiểm soát đặc biệt, lãi suất ở Việt Nam khó đi ngược dòng chảy thế giới

© Ảnh : SCBNgân hàng TMCP Sài Gòn
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2022
Đăng ký
Loạt biến động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) sau vụ bắt bà chủ Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan được đánh giá là “sự kiện nóng” năm 2022. Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, SCB tiếp tục nằm trong diện kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước.
Năm 2023, theo nhiều dự báo cho rằng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam có thể phải tiếp tục xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ trong bối cảnh xu hướng tăng lãi suất trên thế giới vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại.

VND mất giá khoảng 3,8%

Phát biểu tại cuộc họp báo triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2023 hôm 27/12, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho hay, năm 2022 là năm có nhiều khác biệt so với mọi năm.
Nền kinh tế vừa trải qua hai năm khó khăn do dịch bệnh Covid-19, gây ra tác động không nhỏ tới đời sống kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.
Nhờ có nhiều biện pháp hỗ trợ phục hồi của Chính phủ, nền kinh tế đang từng bước hồi phục, nhiều doanh nghiệp vực dậy rất nhanh, nhưng vẫn còn không ít doanh nghiệp gặp khó khăn về dòng tiền, thị trường lao động, thiếu hụt nguyên vật liệu, đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, chuỗi sản xuất trong nước và quốc tế…
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.11.2022
Tiền Việt mất giá, Ngân hàng Nhà nước đã tăng lãi suất điều hành thêm 200 điểm cơ bản
Bên cạnh đó, xung đột Nga - Ukraina kéo dài, ảnh hưởng đến sản xuất, dòng tiền lưu thông hàng hóa, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Ngoài ra, lạm phát thế giới tăng cao, xu hướng tăng lãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ… đã tác động trực tiếp tới tới điều hành kinh tế vĩ mô nói chung và điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng nói riêng.
Nhìn lại hoạt động ngân hàng trong năm 2022, Phó Thống đốc nhấn mạnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiên định việc giữ ổn định mặt bằng lãi suất suốt 9 tháng đầu năm.
“Tuy nhiên tình hình thế giới tác động quá lớn đến tỷ giá Việt Nam nên Ngân hàng Nhà nước đã buộc phải hai lần tăng lãi suất điều hành (vào các ngày 23/9 và 25/10/2022) nhằm đảm bảo phù hợp với xu hướng chung. Sau đó, các ngân hàng thương mại cũng tăng lãi suất cả hai chiều”, - ông Tú nói.
Về tổng thể, mức tăng lãi suất tiền gửi khoảng 0,77%/năm, còn lãi suất cho vay 0,81%/năm, thấp hơn rất nhiều so với các nước. Đến nay tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đạt 13%. Tỷ giá được giữ duy trì ổn định với mức tăng 3,81%, đây cũng là mức mất giá thấp hơn rất nhiều so với các đồng tiền khác.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.12.2022
Việt Nam: Biến động nhân sự cấp cao tại SCB và hàng loạt ngân hàng
Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, ngày 27/12, VND mất giá khoảng 3,8%, mặt bằng lãi suất tăng khoảng gần 1%/năm, mức biến động này thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới và khu vực.
Trong kỳ báo cáo tháng 11/2022, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam ra khỏi Danh sách giám sát nâng cao về thao túng tiền tệ, đồng thời, đánh giá cao công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của NHNN. Bà Hồng đánh giá, nhà điều hành đã sự ứng phó linh hoạt trên cơ sở bám sát diễn biến tình hình, cân nhắc thời điểm, liều lượng phù hợp của từng công cụ, giải pháp đã có thể hóa giải các bài toán khó.

Tiếp tục kiểm soát đặc biệt SCB

Đáng chú ý, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục kiểm soát đặc biệt đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Các ngân hàng khó khăn như SCB nổi lên như trong năm 2022, do tác động của những doanh nghiệp, tập đoàn, cá nhân có sai phạm và liên quan trực tiếp với SCB đã làm ảnh hưởng đến niềm tin của người gửi tiền ở ngân hàng này. Để đảm bảo an ninh hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã phải kiểm soát đặc biệt đối với SCB.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú đánh giá, có thể coi vấn đề về ngân hàng SCB là sự kiện nóng của năm 2022.
“Đến nay, chúng tôi vẫn tiếp tục kiểm soát ngân hàng này và tiếp tục từng bước duy trì hoạt động ổn định và hạn chế những khó khăn cho SCB”, - Phó Thống đốc Đào Minh Tú lý giải.
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, kiểm soát đặc biệt là cơ chế được Ngân hàng Nhà nước thực thi khi cần thiết để đảm bảo hoạt động của ngân hàng thương mại cụ thể khi tổ chức tín dụng đó rơi vào khó khăn, cũng như an toàn cho toàn hệ thống. Việc kiểm soát đặc biệt một tổ chức tín dụng là biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật nhằm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tác động tiêu cực đến tổ chức tín dụng đó và hệ thống các tổ chức tín dụng.
̣Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.11.2022
Biến động từ cú sốc Vạn Thịnh Phát-SCB, trái phiếu, Ngân hàng Nhà nước ngăn khủng hoảng
Như vậy, hoạt động của SCB được thực hiện dưới sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước lựa chọn, chỉ định những cán bộ có kinh nghiệm, năng lực, trình độ chuyên môn từ các ngân hàng thương mại nhà nước (Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank) tham gia quản trị, điều hành SCB. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện đồng bộ các giải pháp cần thiết để ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh.
Về việc xử lý các ngân hàng yếu kém, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nêu rõ, Ngân hàng Nhà nước đang có giải pháp tích cực sớm để xử lý các ngân hàng yếu kém, theo hướng chuyển giao bắt buộc.
Trước SCB, tại Việt Nam cũng đã có nhiều ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt như: DongABank. Ngoài ra, có 3 ngân hàng được mua lại với giá 0 đồng là GPBank, OceanBank, CBBank.

Chính sách tiền tệ thắt chặt năm 2023

Thông tin về định hướng điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2023, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khẳng định tiếp tục tập trung nhiệm vụ kiểm soát lạm phát với mục tiêu khoảng 4,5% và hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.
“Ngân hàng Nhà nước điều hành linh hoạt, thận trọng phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam”, - lãnh đạo NHNN khẳng định.
Dù không nêu cụ thể hướng tăng trưởng tín dụng trong năm sau, nhưng lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cam kết ngành ngân hàng tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn đầy đủ và kịp thời.
Theo các chuyên gia, lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ chạm đỉnh vào giữa năm 2023 và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Trên báo Hải quan dẫn ý kiến của chuyên gia kinh tế TS. Đinh Thế Hiện nhận định, kinh tế Việt Nam sẽ giảm khó khăn từ quý 2/2023 và có sự tăng trưởng tích cực từ quý 3 trở đi với hiệu ứng đầu tư công và ổn định tài chính tiền tệ. Nhờ đó, lãi suất sẽ hạ nhiệt trong quý 1 và trở về ổn định vào cuối quý 2/2023.
Tại Báo cáo kinh tế châu Á mới cập nhật, Ngân hàng HSBC đánh giá, NHNN Việt Nam là ngân hàng trung ương cuối cùng ở ASEAN thắt chặt tiền tệ nhằm đối mặt với tình hình đồng VND yếu đi và lạm phát nhập khẩu tăng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.12.2022
Chính sách tiền tệ của Việt Nam gây bất ngờ cho phương Tây
Đối với năm 2023, HSBC cho rằng, Fed nhiều khả năng giảm tốc độ điều chỉnh tăng lãi suất làm áp lực tỷ giá ngoại tệ dịu bớt. Tuy nhiên, lạm phát cơ bản tăng càng chứng minh chu kỳ tăng lãi suất của NHNN vẫn đang trên đà diễn ra. Do đó, HSBC dự báo, NHNN sẽ nâng lãi suất tái cấp vốn 50 điểm cơ sở trong quý 1/2023 và quý 2/2023, nâng lãi suất tái cấp vốn lên 7% vào giữa năm 2023.
Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) dự báo lãi suất liên ngân hàng có thể tăng thêm 0,5-1 điểm % trong nửa đầu năm 2023 khi Fed dự kiến sẽ tiếp tục tăng lãi suất. Đồng thời, ACBS cũng kỳ vọng rằng lãi suất điều hành của Việt Nam có thể thêm 1-2 điểm % vào năm 2023.
Trong khi đó, nhóm nghiên cứu của Công ty Chứng khoán VNDirect cho rằng áp lực đối với mặt bằng lãi suất trong nước và tỷ giá hối đoái có thể kéo dài cho đến quý 2/2023. Sau đó áp lực này sẽ giảm bớt đáng kể sau khi Fed chuyển dịch chính sách tiền tệ sang hướng trung lập hơn. Vậy nên VNDirect cho rằng NHNN có thể giữ nguyên lãi suất điều hành trong năm 2023.
Theo đơn vị này, áp lực đối với đồng VND dự báo sẽ giảm đáng kể từ quý 2/2023. VND có thể tăng 1-2% so với USD trong năm 2023 do FED chuyển từ chính sách "thắt chặt tiền tệ" sang "bình thường hóa".
Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) dự báo kinh tế toàn cầu có khả năng đi vào suy thoái lớn vào năm 2023, Fed còn tiếp tục xu hướng tăng lãi suất. Do xu hướng lãi suất quốc tế còn tăng, Việt Nam khó đi ngược dòng chảy chung, nên việc giảm lãi suất thời gian tới là nỗ lực lớn để duy trì ổn định mặt bằng lãi suất thị trường.
“NHNN sẽ sử dụng các công cụ tỷ giá, lãi suất, tín dụng một cách thận trọng để kiểm soát lạm phát, hỗ trợ kinh tế phục hồi và bảo đảm an toàn hệ thống”, - đại diện nhà điều hành khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала