Đạo luật mới của Mỹ: Tesla thách thức cả châu Á châu Âu?

© Sputnik / Anna RatkogloMột công nhân trong phân xưởng tại một nhà máy sản xuất ô tô.
Một công nhân trong phân xưởng tại một nhà máy sản xuất ô tô. - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.12.2022
Đăng ký
Từ ngày 1 tháng 1, Đạo luật Giảm lạm phát Hoa Kỳ (IRA) bắt đầu có hiệu lực. Điều khoản quan trọng then chốt trong đạo luật này là những ưu đãi về thuế, cấp xung lực khuyến khích người tiêu dùng mua xe ô tô điện. Tuy nhiên, đạo luật đã gây ra phản ứng tiêu cực trên thế giới (bất kể những ưu tiên được nêu trong đó).
Sputnik đã nêu câu hỏi với các chuyên gia: Tại sao đạo luật được thông qua ở Hoa Kỳ lại hứng chỉ trích gay gắt đến thể từ nhiều nước, trong đó có Nhật Bản, đang không muốn im lặng để vấn đề «chìm xuồng».
Hồi đầu tháng 11, Chính phủ Nhật Bản đã thẳng thắn bày tỏ sự quan ngại của mình dưới dạng một bức thư. Và gửi sang Chính phủ Hoa Kỳ với yêu cầu giảm nhẹ các đòi hỏi của đạo luật mới. Bởi có ý kiến ​​​​cho rằng việc ưu đãi mua xe ô tô điện ở Hoa Kỳ là không có lợi cho các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản.
Rốt cuộc, theo cách diễn đạt của luật pháp Hoa Kỳ, các miễn giảm liên quan đến việc cung cấp khoản khấu trừ thuế lên tới 7,5 nghìn USD sẽ chỉ áp dụng cho những ai mua xe ô tô lắp ráp tại Hoa Kỳ và có ắc-quy được sản xuất bằng linh kiện của Mỹ.
Có giả thiết cho rằng những biện pháp như vậy sẽ giúp tăng cường chuỗi cung ứng và hạ thấp độ phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng cảm thấy bị ảnh hưởng và thiệt hại, theo nhận xét của ông Andrey Fesyun, Phó Giám đốc phụ trách công tác khoa học từ Viện Các nước Á-Phi thuộc trường MGU.
Những lá cờ có biểu tượng của Liên minh châu Âu tại tòa nhà của Ủy ban châu Âu ở Brussels - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.12.2022
EU công bố các biện pháp trả đũa Luật giảm lạm phát của Mỹ

"Thực tế là mọi nước trên thế giới đều tham gia chủ nghĩa bảo hộ, nhưng Hoa Kỳ làm điều đó theo một cách đặc biệt đáng ngờ: liên quan đến các sản phẩm công nghệ cao nhất. Tức là, những loại xe điện đang được chuộng nhất. Mặc dù Nhật Bản thuộc số những nhà bảo hộ đầu tiên của sản phẩm này. Mà chính là nước cho ra đời mẫu xe hybrid thứ nhất trên thế giới, Toyota Prius, (chạy bằng cả động cơ xăng và điện). Người Nhật sau khi đã mua chiếc xe như vậy, đã nhận khuyến mãi nhất định. Ví dụ, khi sạc ắc-quy tại những điểm nhất định. Hoàn toàn có thể thực hiện như vậy được, vì thế ngày nay hầu hết dân Nhật Bản đều di chuyển bằng xe ô tô điện. Tuy nhiên, khi Hoa Kỳ nhúng tay vào chuyện này, thì trên thế giới chẳng mấy ai thích. Bởi tình hình kèm theo thực tế «tước đoạt» ngành công nghiệp của Cựu Thế giới. Ngành công nghiệp ô tô châu Âu buộc phải tích cực chuyển sang Hoa Kỳ, nơi do giá năng lượng thấp hơn nên tổng thành sản xuất và lắp ráp cũng rẻ hơn đáng kể", - chuyên gia Andrei Fesyun lưu ý.

Nhật Bản gióng lên hồi chuông báo động

Không có gì đáng ngạc nhiên khi Nhật Bản gióng lên hồi chuông báo động, mặc dù cho đến gần đây nước này vẫn thấy bình tĩnh: các nhà quản lý và công nhân lành nghề về ô tô đều nhận mức lương cao. Tuy nhiên, về lâu dài, đạo luật mới của Mỹ chẳng hứa hẹn điều gì tốt đẹp cho Nhật Bản.
Mặc dù ban đầu có thể Hoa Kỳ không định gây hại cụ thể cho Nhật Bản một cách cụ thể, - ông Alexandr Timofeev, Giám đốc phân tích thị trường tài chính và kinh tế vĩ mô tại «Instant Invest» đánh giá.

"Đạo luật Mỹ được thông qua trước hết nhằm chống người châu Âu. Nói chính xác hơn, là chống lại các đại gia sản xuất ô tô ở Đức và Pháp. Ở đó có cái gọi là «ba ông lớn»: Volkswagen-Audi, Mercedes-Benz và BMW. Do đó, ngay từ mùa hè Brussels đã giữ lập trường rất khắc nghiệt. Tuy nhiên vào thời điểm hiện tại châu Âu đơn giản là chưa sẵn sàng cho cuộc chiến thương mại toàn diện với Hoa Kỳ. Tương ứng, ngành công nghiệp châu Âu, hiển nhiên, sẽ sớm bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Nhưng Nhật Bản, tất nhiên, cũng sẽ bị động chạm. Bởi xét cho cùng, bản chất của vấn đề thậm chí không hàm chứa ở «ưu việt xanh» của xe điện, mà là trong khoản khấu trừ thuế khổng lồ. Chính khoản thưởng bằng tiền mặt (lên tới 7.500 USD) sẽ trở thành luận chứng quyết định, hấp dẫn và kích thích người dùng mua xe Tesla của Mỹ thay vì BMW của Đức", - ông Alexandr Timofeev nói thêm.

People work on the production line of the Toyota Motor Prius at the company's Tsutsumi plant in Toyota, Aichi prefecture on December 4, 2014 - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.11.2018
Chuyên gia:"Chính sách của Trump đối với ngành công nghiệp ô tô Mỹ hoàn toàn không có lợi"
Chuyên gia lưu ý rằng bất chấp tính chất ứng nghiệm đổi mới của Tesla, thị trường bán hàng của mác xe này không phát triển nhanh như người Mỹ mong muốn.

"Hơn thế nữa, châu Âu cũng có thứ gì đó để cung cấp cho người tiêu dùng xe điện. Mà lại là trong cùng phân khúc giá như của Tesla. Do đó, Hoa Kỳ quyết định tham gia vào cuộc chiến khó khăn với các «lão trượng» sản xuất ô tô của châu Âu, và người Mỹ hành động theo phương pháp riêng của mình: không phải thị trường, mà là «sự bảo trợ hoàn toàn công nhiên» cho các sản phẩm Mỹ. Chẳng đáng ngạc nhiên khi Nhật Bản cũng phải lo ngại. Mặc dù ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản sẽ bị ảnh hưởng theo kiểu «tiếp tuyến» hơn, vì nước này đã mất vị thế trên thị trường toàn cầu sớm hơn nhiều so với người châu Âu. Vì vậy, lần này, vai trò «nạn nhân» chính được giao riêng cho châu Âu chứ không phải là Nhật Bản", - ông Alexandr Timofeev nói.

Dù sao chăng nữa, người Nhật đang công khai bày tỏ mối lo ngại của họ về những gì đang diễn ra.
Như ghi nhận trong báo cáo của chính giới Tokyo, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã đầu tư vào Hoa Kỳ trong hơn 40 năm, tạo ra chỗ làm việc và đóng góp phần mình. Các nhà sản xuất ăc-quy cũng đã đầu tư vào Hoa Kỳ và hỗ trợ các nhà sản xuất xe điện của Mỹ.
"Chúng tôi lo ngại rằng những công ty như vậy sẽ do dự trong việc rót vốn đầu tư và như vậy sẽ ảnh hưởng xấu đến việc mở rộng đầu tư cùng như bình diện việc làm ở chính nước Mỹ", - báo cáo viết.
Nhưng có vẻ là phía Hoa Kỳ chẳng bận tâm chút nào về mối lo ngại này. Bởi nước Mỹ là trên hết.
Đạo luật mới của Mỹ là chủ nghĩa bảo hộ ở dạng tồi tệ nhất. Tuy nhiên, người châu Âu không thể tác động gì đến điều này theo bất kỳ cách nào, cũng giống như người Nhật. Thời điểm hiện nay cả hai đều thiếu vắng đòn bẩy đủ sức ảnh hưởng hiệu quả đến tình hình, và thế là buộc phải thuần tuý là chấp nhận, chuyên gia Alexandr Timofeev tin chắc.
Người đàn ông trong chiếc SUV Tesla Model Y ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.02.2021
Tesla sẽ rời Trung Quốc vì ngày càng có nhiều phàn nàn?
Tình hình hiện tại đang «gây ra cơn hoảng loạn công nhiên» ngay cả ở một nước châu Âu «nặng ký» như Đức. Không ngẫu nhiên mà EU muốn Hoa Kỳ ký kết giao kèo, theo đó cả các công ty châu Âu cũng có thể được hưởng những ưu đãi của Mỹ.
Tuy nhiên, «thỏa thuận ngừng bắn» với Hoa Kỳ có vẻ khó xảy ra cả trên «mặt trận» châu Âu và châu Á. Nhưng trong tương lai, rất có thể người Mỹ cũng lâm vào thế thua cuộc khi đối đầu với Trung Quốc. Bởi do sự suy yếu của châu Âu, thì vốn không gặp vấn đề gì với năng lượng giá rẻ, Bắc Kinh hẳn đang chờ thời cơ củng cố vị thế của mình.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала