Đi máy bay nên biết: Có nguy cơ với những bệnh gì

© Ảnh : Irkut CorporationMS-21
MS-21 - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.01.2023
Đăng ký
Chuyến du ngoạn bằng đường hàng không có thể làm trầm trọng thêm một số căn bệnh, ông Roman Gorenkov TSKH Y của Nga cảnh báo trong cuộc đàm đạo với Sputnik. Chuyên gia giải thích rõ, ai là người dễ gặp nguy hiểm khi đi máy bay và những hành khách như vậy nên thực hiện những biện pháp phòng ngừa như thế nào.
Hiện tượng giảm áp suất khi máy bay cất cánh và hạ cánh, căng thẳng và ngồi lâu trong tư thế gò bó - sự kết hợp những yếu tố này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng sức khỏe, đặc biệt là khi cơ thể vốn mang một số bệnh. Đó là nhận xét của bác sĩ Roman Gorenkov TSKH Y khoa chuyên viên ngoại biên của Bộ Y tế khu vực Matxcơva về thực hành y đa khoa (y tế gia đình). Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông nói rằng những bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch cần thận trọng khi đi máy bay và thực hiện các biện pháp phòng ngừa trước khi thực hiện chuyến du ngoạn trên bầu trời.
Sự khác biệt về áp suất khi máy bay cất cánh và hạ cánh ảnh hưởng xấu đến những bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch chi dưới. Ngoài ra, việc ngồi lâu trên máy bay sẽ nén tĩnh mạch và ảnh hưởng xấu đến thể trạng con người, thậm chí có thể dẫn đến tụ huyết khối. Bác sĩ Roman Gorenkov khuyến cáo "những người có bệnh như vậy trước khi khởi hành nên dùng thuốc làm săn chắc tĩnh mạch và ngăn ngừa hình thành cục máu đông, hoặc dùng thuốc tĩnh mạch trong suốt thời gian chuyến bay".
Cà phê trứng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.12.2022
Chuyên gia thần kinh cảnh báo về sự nguy hiểm của cà phê trong cơn suy nhược
Chuyến bay dài có thể dẫn đến làm xấu đi rõ rệt tình trạng của bệnh nhân bị u tuyến tiền liệt, - bác sĩ nói tiếp.

"Do ngồi lâu ở một tư thế, tuần hoàn máu có thể bị rối loạn, thậm chí có thể sưng tuyến tiền liệt. Triệu chứng sẽ là đau nhói ở vùng bụng dưới, ngứa và nóng rát khi tiểu tiện. Tôi biết có trường hợp sau chuyến bay dài 9 tiếng đồng hồ, người bị u tuyến tiền liệt đã phải lên bàn mổ. Bệnh nhân u tuyến tiền liệt cần hạn chế tiếp nhận chất lỏng trước và trong chuyến bay, để không gây bí tiểu, đồng thời nên uống các loại thuốc đặc biệt theo đơn bác sĩ kê dành cho căn bệnh này", - đó là lời khuyên của TSKH Y Roman Gorenkov.

Những yếu tố rủi ro

Theo lời ông, trong những yếu tố nguy cơ rủi ro còn có các bệnh tim mạch, bệnh về đường hô hấp và thính giác.
“Trong các chuyến bay, các bệnh về hệ tim mạch thường trở nên trầm trọng hơn - tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não... Chẳng hạn, hồi hộp lo lắng hưng cảm do bay có thể dẫn đến tăng huyết áp, vì vậy tốt hơn hết nên bình thường hóa chỉ số này trước khi khởi hành. Do bầu không khí khô cũng có thể ảnh hưởng xấu đến thể trạng của những người mắc bệnh về đường hô hấp. Người bị hen phế quản thường bị nặng hơn trong thời gian chuyến bay. Nếu mắc các bệnh viêm mãn tính cơ quan thính giác, khi áp suất giảm trong khoang máy bay cũng có thể tác động xấu, không chỉ chứng ù tai thông thường", - ông Roman Gorenkov nói thêm.
Cô gái đứng trên một chân - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.11.2022
Bác sĩ nêu cách dễ dàng để mỗi người có thể tự kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình
Người mắc các bệnh mãn tính nên dự trữ một «hộp thuốc sơ cứu» trước chuyến bay, bác sĩ tin chắc như vậy.
"Tất nhiên bệnh nhân biết họ thường cần dùng những loại thuốc nào", - TSKH Y Roman Gorenkov kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала