Dell muốn ngừng sử dụng chip từ Trung Quốc, sử dụng linh kiện sản xuất ở Việt Nam

© Sputnik / Alexey Kudenko / Chuyển đến kho ảnhSản xuất chip
Sản xuất chip - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.01.2023
Đăng ký
Căng thẳng Mỹ - Trung đã khiến cho Dell và nhiều hãng máy tính phải cắt giảm số lượng linh kiện "made-in-China" trong các sản phẩm của mình.
Mới đây, Dell đã đặt ra mục tiêu "giảm đáng kể" việc sử dụng chip do Trung Quốc sản xuất, và chấm dứt hoàn toàn sử dụng chip từ Trung Quốc vào năm 2024.
Hãngcòn yêu cầu các nhà cung cấp linh kiện và nhà lắp ráp sản phẩm sẵn sàng để sản xuất ở các quốc gia bên ngoài Trung Quốc, ví dụ như tại Việt Nam.

Dell sẽ ngừng sử dụng chip Trung Quốc

Tờ Nikkei Asia mới đây có đăng tải bài viết cho biết, công ty Dell (Mỹ) - nhà sản xuất máy tính lớn thứ 3 thế giới - dự kiến ngừng sử dụng chip sản xuất tại Trung Quốc vào năm 2024. Hãng này đã yêu cầu các nhà cung cấp cắt giảm số lượng linh kiện "made-in-China" trong các sản phẩm của mình, trong nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng trước lo ngại về căng thẳng Mỹ - Trung.
Trao đổi với các nhà cung cấp vào cuối năm ngoái, Dell cho biết họ đặt mục tiêu "giảm đáng kể" việc sử dụng chip do Trung Quốc sản xuất, theo Nikkei Asia. Mục tiêu là đến năm 2024, tất cả các con chip được sử dụng trong các sản phẩm của họ đều được sản xuất tại các nhà máy bên ngoài Trung Quốc.
Công nghệ điện tử nano - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.12.2022
Việt Nam hưởng lợi khi Mỹ trừng phạt ngành chip bán dẫn Trung Quốc?
Một lần nữa, có thể thấy cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung đang đẩy nhanh nỗ lực đa dạng hóa sản xuất khỏi Trung Quốc của các nhà sản xuất điện tử.
"Nếu các nhà cung cấp không có biện pháp ứng phó, cuối cùng họ có thể mất đơn đặt hàng từ Dell", - một người trong ngành cho biết.
Theo một số nguồn tin, đối thủ của Dell là HP cũng đã bắt đầu khảo sát các nhà cung cấp của mình để đánh giá tính khả thi của việc chuyển hoạt động sản xuất và lắp ráp ra khỏi Trung Quốc.
Ngoài con chip, Dell còn yêu cầu các nhà cung cấp linh kiện khác như mô-đun điện tử và bảng mạch in, cũng như các nhà lắp ráp sản phẩm sẵn sàng để sản xuất ở các quốc gia ngoài Trung Quốc, ví dụ như tại Việt Nam.

Xu hướng không thể đảo ngược

Trước đây, cáchãng máy tính như Dell và HP đều mua chip từ các nhà phát triển chip mà không phải lo lắng quá nhiều về xuất xứ. Những động thái gần đây đã khiến một số người trong ngành ngạc nhiên.
"Có hàng ngàn linh kiện cho máy tính xách tay, và hệ sinh thái đã phát triển và hoàn thiện ở Trung Quốc trong nhiều năm. Trước đây, chúng tôi biết Dell có kế hoạch đa dạng hóa khỏi Trung Quốc, nhưng lần này làm khá triệt để. Họ thậm chí không muốn chip của mình được sản xuất tại Trung Quốc, vì lo ngại chính sách của chính phủ Mỹ...", - CEO của một nhà cung cấp chip cho cả Dell và HP nói với Nikkei Asia.
Theo vị này, đây là một kế hoạch thực sự đang diễn ra, và xu hướng này có vẻ không thể đảo ngược.
Người đàn ông châu Á cầm một con chip điện tử - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.01.2023
Liệu Việt Nam có thể trở thành “cứ điểm” sản xuất chip toàn cầu?
Về phần mình, đại diện Dell cho hãng liên tục khám phá sự đa dạng hóa chuỗi cung ứng trên toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh rằng Trung Quốc là một thị trường quan trọng, “nơi chúng tôi có các thành viên trong tập đoàn và nhiều khách hàng để phục vụ”.
Hãng không bình luận chi tiết về các kế hoạch đa dạng hóa của mình nhưng cho biết, công ty có sự đa dạng về địa lý, tính linh hoạt và ổn định, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu và mong đợi của khách hàng cũng như đối tác.

Apple cũng có kế hoạch tương tự

Trong năm 2021, Dell và HP đã cùng nhau xuất xưởng hơn 133 triệu máy tính xách tay và máy tính để bàn. Nhà cung cấp dữ liệu Canalys cho biết, hầu hết được lắp ráp tại các thành phố Côn Sơn, tỉnh Giang Tô và Trùng Khánh, tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc.
Trước đó, Apple đã công bố kế hoạch sản xuất máy tính MacBook tại Việt Nam. Như vậy, “Táo khuyết” sẽ có một số cơ sở sản xuất thay thế ngoài Trung Quốc cho tất cả các dòng sản phẩm chính của mình.
"Căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc là một trong những lý do hàng đầu khiến các nhà sản xuất thiết bị điện tử hiện nghiêm túc hơn trong việc xây dựng một cơ sở sản xuất thay thế bên cạnh Trung Quốc. Điều đó đúng với Apple cũng như các nhà sản xuất thiết bị điện tử khác của Mỹ", - Eddie Han – chuyên gia của Isaiah Research – nói với Nikkei Asia.
Apple. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.12.2022
Foxconn đầu tư 800 triệu USD vào nhà máy Apple tại Việt Nam và Ấn Độ
Nhà phân tích Ivan Lam đến từ Counterpoint thì cho rằng, các trung tâm sản xuất khu vực sẽ nổi lên ở Ấn Độ, Đông Nam Á và cả Mỹ Latinh. Sự chuyển đổi sẽ bắt đầu từ chỉ lắp ráp sản phẩm sang sản xuất nhiều linh kiện hơn.
“Chúng tôi vẫn nghĩ rằng (việc đa dạng hoá chuỗi cung ứng) sẽ mất nhiều thời gian, nhưng lần này xu hướng đang thực sự nổi lên và đó sẽ là tương lai của chuỗi cung ứng công nghệ", - ông Lam nói.
Trong khi đó, khi được Nikkei Asia yêu cầu bình luận về các kế hoạch của mình, đại diện HP cho biết, công ty có vận hành chuỗi cung ứng mạnh mẽ ở Trung Quốc và trên toàn thế giới để phục vụ khách hàng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала