Hệ thống mô phóng huấn luyện lái máy bay trực thăng Mi-171A2 được đưa vào vận hành

© Ảnh : Russian HelicoptersHệ thống mô phóng huấn luyện lái máy bay trực thăng Mi-171A2
Hệ thống mô phóng huấn luyện lái máy bay trực thăng Mi-171A2 - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.01.2023
Đăng ký
Vào những ngày cuối năm 2022, một trong những nhà máy của Tập đoàn Trực thăng Nga (thuộc Tập đoàn Nhà nước Rostec) đã bắt đầu vận hành thử nghiệm tổ hợp đầu tiên mô phóng huấn luyện lái máy bay trực thăng Mi-171A2 - một trong những phiên bản sửa đổi mới nhất và là bước phát triển tiếp theo của dòng trực thăng Mi-8/17.
Tổ hợp này được thiết kế để huấn huyện, đào tạo nâng cao hoặc đào tạo lại đối với phi công lái các máy bay trực thăng loại này. Xin nhắc lại rằng, Mi-171A2 khác biệt rõ rệt so với những chiếc Mi-8 cũ về trang bị và cách điều khiển. Ngay cả một phi công có kinh nghiệm cũng khó có thể chuyển từ Mi-8 sang Mi-171A2 và ngay lập tức tự tin cất cánh.
Buồng lái của tổ hợp mô phỏng huấn luyện được sản xuất tại Nhà máy Hàng không Ulan-Ude (Cộng hòa Buryatia, Đông Siberia) hoàn toàn lặp lại hình dáng của buồng lái thật và được trang bị các thiết bị điện tử thật. Tổ hợp này mô phỏng hoạt động của tất cả các hệ thống trên máy bay, nhờ đó phi công có thể học tập quy tắc lái máy bay trực thăng trong mọi điều kiện, ở mọi chế độ bay. Một trong những ưu điểm chính của tổ hợp này là khả năng thực hành các hành động của tổ lái một cách an toàn trong trường hợp thiết bị gặp sự cố, phi công mắc lỗi và những tình huống khẩn cấp khác. Khi huấn luyện phi công trên máy bay thật, việc trải nghiệm những tình huống như vậy là không thể có được hoặc ít nhất là cực kỳ nguy hiểm.
Tổ hợp mô phỏng huấn luyện có một hệ thống trực quan hiện đại cung cấp cái nhìn tổng quan hoàn chỉnh từ chỗ ngồi của phi công. Các bản đồ chi tiết với những đường bay khác nhau được tích hợp sẵn trong hệ thống trực quan, bao gồm một số sân bay khó khăn nhất ở Nga. Điều này cho phép mô phỏng điều kiện cất cánh và hạ cánh một cách chân thực nhất có thể. Bệ rung của tổ hợp này mô phỏng tình trạng quá tải và rung lắc ở mọi chế độ bay của Mi-171A2.

“Một trong những yêu cầu bắt buộc đối với các hãng hàng không trong công tác đảm bảo an toàn bay là tổ chức các khóa đào tạo lại định kỳ cho tổ lái. Việc Nhà máy Hàng không Ulan-Ude đưa vào vận hành hệ thống mô phóng huấn luyện lái máy bay trực thăng Mi-171A2 sẽ cho phép tối ưu hóa chi phí của các nhà khai thác trực thăng (đặc biệt là từ các khu vực khó khăn nhất cho các chuyến bay ở Siberia và Viễn Đông), cũng như nâng cao chất lượng đào tạo phi công, - ông Alexei Kozlov, Tổng Giám đốc Nhà máy Hàng không Ulan-Ude, lưu ý. - Chúng tôi đã xây dựng phòng riêng để bố trí tổ hợp mới tại Trung tâm Đào tạo Hàng không, để các nhân viên vận hành có thể dễ dàng kiểm soát hoạt động của nó”.

Trong quá trình thử nghiệm với mức độ phức tạp cao nhất theo phân loại của Hiệp hội Hàng không Dân dụng Quốc tế, các chuyên gia đã xác nhận rằng, hệ thống mô phỏng huấn luyện lái máy bay trực thăng Mi-171A2 đáp ứng các điều khoản tham chiếu.
Xin nhắc lại rằng, trước đây Nhà máy Hàng không Ulan-Ude đã nhận giấy chứng nhận và đưa vào vận hành tổ hợp mô phỏng huấn luyện lái máy bay trực thăng Mi-8AMT, và hiện nay những tổ lái từ các khu vực khác nhau thường xuyên được đào tạo tại đó. "Chuyến bay" trên tổ hợp huấn luyện giống chuyến bay thực ở mức tối đa.
Thử nghiệm xe ô tô không người lái ở Matxcơva. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.11.2022
Hệ thống mô phỏng huấn luyện xe không người lái được phát triển ở Nga
Trong hơn 80 năm tồn tại, Nhà máy Hàng không Ulan-Ude đã tạo ra hơn 8.500 phương tiện bay. Tiềm năng sản xuất và công nghệ của doanh nghiệp cho phép kết hợp việc tạo ra các nguyên mẫu với việc sản xuất hàng loạt các loại thiết bị. Ngày nay, nhà máy chuyên sản xuất các loại trực thăng Mi-8AMT (tên gọi khác là Mi-171E), Mi-171, Mi-171A2.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала