Việt Nam có "kho báu" lớn thứ hai thế giới được nhiều cường quốc để mắt tới

© Depositphotos.com / Antoine2KĐất hiếm
Đất hiếm - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.01.2023
Đăng ký
Việt Nam bất ngờ thu hút sự chú ý lớn từ các siêu cường thế giới khi trở thành nhà cung cấp đất hiếm mới của thế giới.
Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên, có nguồn khoáng sản phong phú. Việt Nam hiện đang đứng thứ 2 trên thế giới về trữ lượng đất hiếm và thứ 3 về vonfram theo dữ liệu của Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ.

Các cường quốc chú ý đến nguồn đất hiếm của Việt Nam

Vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng đất hiếm toàn cầu ngày càng quan trọng.
Báo cáo mới đây của công ty nghiên cứu Argus Media của Anh nhận định, Việt Nam đang khẳng định vị trí trọng yếu của mình về tài nguyên đất hiếm và quốc gia Đông Nam Á này đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng chuỗi cung ứng đất hiếm toàn cầu nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc vào thế độc tôn của Trung Quốc.
Vai trò của Việt Nam càng được nhắc tới nhiều hơn khi nhu cầu đối với ứng dụng của đất hiếm tăng lên và những lo ngại về địa chính trị thúc đẩy xu hướng mở rộng cơ sở cung ứng nhằm phá bỏ sự độc quyền bấy lâu nay của Bắc Kinh.
Nắm trong tay cả một ‘kho báu’, Augus Media nhấn mạnh rằng, Việt Nam được ước tính có nguồn tài nguyên đất hiếm có thể khai thác lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc, với trữ lượng 22 triệu tấn so với 44 triệu tấn của Trung Quốc, theo dữ liệu được công bố bởi Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS).
Trên thực tế, Triều Tiên là quốc gia có trữ lượng đất hiếm được cho là lớn nhất thế giới, tuy nhiên, những biện pháp trừng phạt mà Mỹ và phương Tây giáng vào Bình Nhưỡng đã cản trở việc khai thác nguồn tài nguyên này để phát triển cho chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đất hiếm gồm 17 nguyên tố, phần lớn trong số đó đóng vai trò không thể thay thế trong sản xuất thiết bị công nghệ cao, pin, nam châm vĩnh cửu phục vụ cho xe điện, tuabin điện gió, máy bay, điện thoại và công nghiệp quốc phòng.
Giới chuyên gia lưu ý rằng, đến nay, Việt Nam vẫn chưa thể khai thác triệt để tiềm năng đất hiếm dồi dào của mình mặc dù đã có nhiều năm thăm dò.

Việt Nam đứng thứ hai thế giới về đất hiếm

Dữ liệu tổng hợp từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho thấy, quốc gia này chỉ khai thác 400 tấn đất hiếm vào năm 2021, giảm từ 700 tấn vào năm 2020, thấp hơn so với mức tăng của Trung Quốc lên 168.000 tấn vào năm 2021 từ 140.000 tấn vào năm 2020.
Nhật Bản đã rất sáng suốt khi xuay trục sang Việt Nam nhằm tìm kiếm nguồn cung cấp đất hiếm từ năm 2010 sau khi bùng nổ loạt xung đột chính trị khiến chính quyền Trung Quốc quyết định hạn chế xuất khẩu đất hiếm cho Tokyo.
Thống kê từ các cơ quan thương mại của Nhật Bản cho thấy Việt Nam là nước xuất khẩu kim loại đất hiếm lớn thứ hai sang Nhật Bản sau Trung Quốc, dù phần lớn trong số lượng đất hiếm nhập về vẫn là nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc.
Nhật Bản là nhà sản xuất đất hiếm chứa nam châm vĩnh cửu lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc và các công ty Nhật đã đầu tư vào nhiều dự án tại Việt Nam trong thập kỷ qua nhằm đảm bảo nguồn tài nguyên không phải của Trung Quốc.
Động lực phát triển nguồn cung đất hiếm của Việt Nam bị đình trệ với việc bình thường hóa thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản, nhưng giờ đây lại xuất hiện làn sóng quan tâm mới khi Chính phủ Nhật Bản áp dụng chiến lược an ninh quốc gia khuyến khích các công ty đa dạng hóa chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng của họ. Và rồi, Việt Nam lại trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư như một quốc gia cung ứng đất hiếm top đầu thế giới.
Đất hiếm là nguyên liệu thô quan trọng không chỉ cho xe điện và tuabin điện gió - vốn là chìa khóa trọng yếu cho quá trình chuyển đổi năng lượng sạch khắp hành tinh- mà còn ứng dụng trong sản xuất các thiết bị điện tử, y tế và trang bị quân sự.
Gần đây, nhiều quốc gia khác đã bắt đầu quay sang Việt Nam với tư cách nhà cung ứng đất hiếm để đảm bảo nguồn cung thông qua đầu tư vào các dự án phát triển, khai thác tài nguyên đặc biệt này.
Nền kinh tế của Việt Nam đang tăng trưởng nhanh — theo ước tính của Fitch Solutions GDP Việt Nam ước đạt 7,8% vào năm 2022 và 6,5% trong năm 2023. Việt Nam cũng đang trở thành một trung tâm sản xuất mới ngày càng hấp dẫn đối với các công ty đa quốc gia tìm cách đa dạng chuỗi cung ứng nhằm ứng phó với căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, mở rộng dây chuyền sản xuất hậu Covid-19 và khi chi phí lao động tại Trung Quốc tăng cao.
“Việt Nam đang trở thành một cơ sở sản xuất quan trọng ở Đông Nam Á đối với ngành hàng thiết bị và linh kiện điện tử, đồng thời là một trong những thị trường năng lượng tái tạo phát triển nhanh nhất thế giới”, Augus Media bày tỏ.
Với lợi thế đó, một số quốc gia đang hình thành quan hệ đối tác với chính phủ Việt Nam và nhiều công ty tư nhân nhằm thiết lập chuỗi cung ứng tích hợp cho đất hiếm và nhiều nguồn cung vật liệu quan trọng khác.
1,5 gam neodymium nguyên tố trong khí quyển argon trong một ống thủy tinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2022
Úc nhìn thấy “kho báu” ở Việt Nam giúp phá thế độc tôn về đất hiếm của Trung Quốc

Nhiều nước tăng hợp tác về đất hiếm với Việt Nam

Đầu tháng 12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã ký thỏa thuận với người đồng cấp Hàn Quốc về hợp tác thăm dò và phát triển các khoáng sản cốt lõi bao gồm đất hiếm tại Việt Nam để cung cấp chuỗi cung ứng toàn cầu ổn định.
Cụ thể, hôm 5/12, Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Lee Chang-yang và Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã ký tổng cộng 3 thỏa thuận, sau hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Yoon Suk-yeol và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến thăm của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam đến Seoul.
Trước đó, Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Lee Chang-yang đã đề xuất tăng cường hợp tác về cung cấp đất hiếm vào tháng 8 và cử một nhóm điều tra để tìm cách phát triển lĩnh vực này.
Theo các khung hợp tác, Việt Nam và Hàn Quốc nhất trí tăng cường hợp tác trong chuỗi cung ứng khoáng sản cần thiết để sản xuất thiết bị công nghệ thông tin, pin xe điện, năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường và dệt may.
“Kể từ khi Bộ trưởng Lee đề xuất tăng cường hợp tác trong chuỗi cung ứng khoáng sản cốt lõi bao gồm cả đất hiếm trong cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam vào tháng Tám, ông Lee đã tiếp tục thảo luận về các cách hợp tác trong lĩnh vực này bằng cách cử một nhóm điều tra”, phía Hàn Quốc cho biết.
Riêng về hợp tác khoáng sản lõi, hai Bộ trưởng nhất trí tăng cường hợp tác thăm dò và phát triển khoáng sản lõi tại Việt Nam, thúc đẩy đầu tư, ổn định nguồn cung và cùng nhau quản lý chuỗi cung ứng khoáng sản toàn cầu.
Ngoài Hàn Quốc, các công ty Australia cũng đang xem xét đầu tư vào lĩnh vực khai khoáng của Việt Nam, bao gồm Công ty Khoáng sản Chiến lược Úc (ASM) đã ký một thỏa thuận vào giữa tháng 12 với Công ty CP Đất hiếm Việt Nam để cung cấp dài hạn quặng đất hiếm nhằm đảm bảo nguyên liệu cho Nhà máy kim loại Hàn Quốc của ASM trước khi Mỏ Dubbo đi vào hoạt động.
Theo thông tin được phía Việt Nam công bố, doanh nghiệp Việt Nam sẽ khai thác mỏ đất hiếm Yên Phú ở Yên Bái, chế biến và dự kiến mỗi năm xuất khẩu 1.000-2.000 tấn sang Hàn Quốc. Nếu các bên thương thảo thành công, nhất trí hợp tác thì dự kiến, việc khai thác đất hiếm sẽ diễn ra trong khoảng 10 năm. Lượng đất hiếm thành phẩm phía đối tác Hàn Quốc yêu cầu ở giai đoạn đầu khoảng 1.000 tấn/năm, sau đó nâng lên 2.000 tấn/năm.
Canada cũng đã tăng cường hợp tác thương mại với Việt Nam theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và vào tháng 12, tỉnh Saskatchewan của Canada đã cử một phái đoàn đến Việt Nam để thảo luận về các cơ hội hợp tác mở rộng. Bộ trưởng Bộ Thương mại và Phát triển Xuất khẩu Canada ghi nhận tiềm năng hợp tác giữa các quốc gia về năng lượng xanh, bao gồm khai thác bền vững và các nguyên tố đất hiếm với Việt Nam.
Các đối tác nước ngoài đặc biệt vui mừng vì trong bối cảnh nguồn cung bị hạn chế, thì việc được hợp tác với phía Việt Nam là “may mắn rất lớn”. Saskatchewan có ngành khoáng sản rất đa dạng và đặc biệt giàu kali, uranium và heli. Tỉnh này là nơi sản xuất kali lớn nhất thế giới và sản xuất một số uranium cấp cao nhất thế giới. Ngoài ra, Saskatchewan còn có tiềm năng chưa được khai thác về kim loại cơ bản, đặc biệt là kẽm, niken, coban và đồng.
Việc Việt Nam bắt tay hợp tác với Saskatchewan sẽ thúc đẩy việc khai thác và phát triển nguồn nguyên liệu chiến lược như đất hiếm ngày càng tốt hơn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала