Siêu bom KAB-500 của Nga: Nghệ thuật điều khiển trọng lực

© Sputnik / Evgeny Biyatov / Chuyển đến kho ảnhBom hàng không KAB 500S E
Bom hàng không KAB 500S E - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.01.2023
Đăng ký
Các loại bom với độ chính xác cao được trang bị bộ phận dẫn hướng cho phép trạm mặt đất hoặc phi công điều chỉnh tín hiệu đường bay là một xu hướng toàn cầu trong lĩnh vực phát triển vũ khí hàng không.
Ở đây có thể nhắc đến các mẫu vũ khí như các loại bom của Mỹ SDB-I GBU-39, SDB-II GBU-40, GBU-31JDAM, AGM-154JSOW, phiên bản sửa đổi của bom nhiệt hạch B61-12, cũng như bom-tên lửa AASM của Pháp, MPR-500JDAM của Israel, các loại bom của Trung Quốc LT-2 ,LS-6,TG-250,TG-500,TG-1000, và các loại bom của Iran như Yasir JDAM-ER, Balaban, Qaem-1/5/9.
Lực lượng Không quân Vũ trụ và lực lượng không quân của Hải quân Nga cũng sử dụng các loại bom dẫn đường, kể cả trong các trận chiến thực sự.
Ưu điểm của bom thông minh (dẫn đường, bay lượn) so với tên lửa không đối đất là trọng lượng đầu đạn lớn hơn đáng kể (bom không có động cơ cũng như nhiên liệu).
Ban đầu, những phương tiện chiến đấu như vậy chỉ được sử dụng để tiêu diệt mục tiêu trên mặt biển. Theo dữ liệu chính thức, nước Đức Quốc xã là quốc gia đầu tiên bắt đầu phát triển và chế tạo bom dẫn đường vào năm 1938. Vào tháng 9 năm 1943, chiếc máy bay ném bom Do-217 của Đức đã thả quả bom dẫn đường FX-1400 từ độ cao 8 km nhắm vào hai thiết giáp hạm Roma và Italia của Ý – quốc gia đến lúc đó đã đứng về phía liên minh chống Hitler. Một chiếc tàu bị chìm, chiếc còn lại bị hư hỏng nặng. Trong cùng tháng đó, thiết giáp hạm HMS Warspite và tàu tuần dương HMS Uganda của Anh, và tàu tuần dương USS Savannah của Mỹ bị tấn công bằng cùng một loại bom. Sau chiến tranh, người Mỹ đã tận dụng sự phát triển này của Đức và trong một thời gian dài Hoa Kỳ đã dẫn đầu thế giới về phát triển loại vũ khí này.
CC BY-SA 4.0 / Arjun Sarup / Fritz-X at RAF Museum Cosford (cropped photo)Bom dẫn đường của Đức trong Thế chiến II Fritz-X (FX-1400)
Bom dẫn đường của Đức trong Thế chiến II Fritz-X (FX-1400) - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.12.2022
Bom dẫn đường của Đức trong Thế chiến II Fritz-X (FX-1400)
Tuy nhiên, có những bằng chứng cho thấy rằng, ngay trước Thế chiến thứ nhất, Đế quốc Nga đã phát triển dự án “ngư lôi dẫn đường trên không” - một loại máy bay không người lái mang quả bom nặng 100 kg có khả năng tấn công các mục tiêu trên biển ở khoảng cách lên tới 40 km. Nhưng, dự án này đã không được thực hiện do sự không hoàn hảo của công nghệ quân sự đầu thế kỷ 20 và chi phí quá cao.
Vào những năm 1930, các chuyên gia Liên Xô đã tạo ra một ngư lôi lượn mang đầu đạn có 500 kg thuốc nổ với tầm bắn lên tới 100 km. Ngư lôi được phóng từ máy bay ném bom tầm xa DB-3 (IL-4). Đáng tiếc, dự án này cũng không được phát triển. Vào những năm 1950, các chuyên gia Liên Xô đã cố gắng tạo ra những quả bom nổ mạnh mang đầu đạn có từ 2 đến 5 tấn thuốc nổ, nhưng, những dự án đó lại thất bại. Chỉ đến đầu những năm 1970, Liên Xô mới có thể tạo ra những quả bom nặng 500 kg và 1.500 kg đầu tiên với đầu dẫn đường bằng laser. Theo quan điểm hiện đại, các loại bom đó không thể được gọi là hoàn hảo, nhưng, về nguyên tắc, chúng đã đáp ứng các điều khoản tham chiếu của quân đội.
© Ảnh : Grayyards at English Wikipedia / Db3 at museumMáy bay ném bom tầm xa DB-3
Máy bay ném ngư lôi DB-3 - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.12.2022
Máy bay ném bom tầm xa DB-3
Tại Triển lãm Hàng không Vũ trụ quốc tế MAKS-2021 ở thành phố Zhukovsky, ngoại ô Matxcơva, quả bom dẫn đường thông minh KAB-500Kr hoạt động theo nguyên tắc “thả và quên” lần đầu tiên được giới thiệu trước công chúng. Trên cơ sở của nó, vào đầu những năm 1990, các chuyên gia Nga đã phát triển loại bom "vụ nổ thể tích" nặng 500 kg và loại bom mạnh hơn nặng 1.500 kg. Chúng có thể được gọi là vũ khí có độ chính xác cao: độ lệch so với đường ngắm không quá 3 mét.
Mười năm sau, tại Triển lãm Hàng không Vũ trụ quốc tế MAKS-2011, Nga đã trình làng loại bom nhỏ gọn nhất – phiên bản sửa đổi của KAB-250. Về hình dáng, nó giống quả bom không điều khiển truyền thống, trọng lượng đầu đạn là 127 kg. Máy bay có thể mang quả bom này cả trong khoang chứa bom và trên giá treo bên ngoài.
© Sputnik / Evgeny Biyatov / Chuyển đến kho ảnhBom hàng không KAB-250LG-E
Bom hàng không KAB-250LG-E - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.12.2022
Bom hàng không KAB-250LG-E
Và cuối cùng, vào năm 2015, cũng tại Triển lãm Hàng không Vũ trụ MAKS, ngành công nghiệp quốc phòng Nga lần đầu tiên trình làng các loại bom dẫn đường thế hệ mới Grom-1 và Grom-2. Trên thực tế, Grom-1 là một loại tên lửa hành trình dẫn đường được trang bị động cơ và dẫn đường bằng quán tính cũng như vệ tinh. Loại thứ hai là bom lượn có đầu laser bổ sung thêm cánh siêu chính xác. Trọng lượng đầu đạn của nó là 130 kg, tầm bắn lên tới 280 km. Điều này cho phép máy bay mang quả bom "không bị lộ" trước hệ thống phòng không của đối phương.
Tuy nhiên, Lực lượng Vũ trang Nga còn có một số loại bom dẫn đường khác. Ví dụ, bom Zagon-1 được trang bị cho Không quân Hải quân: đây là lọai bom chống ngầm với các hệ thống định vị thủy âm chủ động và điều khiển chuyển động. Nó có khả năng tiêu diệt tàu ngầm ở độ sâu tới 150 m khi sóng biển và sức gió lên tới cấp 6. Và "đầu tàu" trong lĩnh vực này là bom khoan bê tông có điều khiển UPAB-1500B. Nó mang theo hơn 1 tấn thuốc nổ.

Tại sao KAB-500 được gọi là bom thông minh

Mới đây, kênh truyền hình Quốc phòng Nga Zvezda đã giới thiệu những quả bom dẫn đường do Nga sản xuất và cho biết một số chi tiết về cấu tạo bom thông minh KAB-500 làm ví dụ.
Sản phẩm này của tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga giống ngư lôi hơn giống tên lửa. Ở phần đầu có một tấm chắn trong suốt với đầu tự dẫn truyền hình. Nói một cách đơn giản, đó là máy quay video để chụp và theo dõi mục tiêu, theo nhà thiết kế chính của cơ sở sản xuất loại bom này.
Như các phi công sử dụng KAB-500 đã giải thích với các nhà báo Zvezda, sau khi thả bom, tổ lái chỉ đơn giản là "quên" về nó. Quả bom bay tự động, sử dụng bánh lái không khí (xin nhắc lại, đây không phải là tên lửa, quả bom không có động cơ).
© Sputnik / Evgeny Biyatov / Chuyển đến kho ảnhBom hàng không KAB 500S E
Bom hàng không KAB 500S E - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.12.2022
Bom hàng không KAB 500S E
KAB-500 có thể tiêu diệt các mục tiêu được ngụy trang tốt. Và cấu tạo của nó tạo sức công phá cao. Nó có thể dùng đầu đạn thuốc nổ mạnh, dùng đầu nổ xuyên phá bê tông hoặc "kích nổ thể tích". Do tác dụng sát thương mạnh nhất, những trường hợp khi Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga sử dụng phiên bản sửa đổi gần đây nhất của KAB-500 là cực kỳ hiếm.
Dòng bom thông minh có một phiên bản sửa đổi đặc biệt - KAB-500S được tạo ra vào đầu những năm 2000. Nó trông giống một quả bom thông thường hơn, nhưng, trên thực tế nó có độ chính xác cao, được dẫn đường bằng vệ tinh. KAB-500S không chỉ sử dụng hệ thống định vị của nước mình mà còn có thể sử dụng cả các hệ thống định vị của kẻ thù.
“KAB-500S có một máy thu định vị vệ tinh giúp điều chỉnh đường bay của quả bom đến một điểm nhất định trong không gian bằng cả hệ thống GLONASS và GPS. Để hướng dẫn tốt hơn, cần phải xử lý thông tin từ một số lượng lớn các vệ tinh. Càng nhiều thì càng tốt”, - nhà thiết kế chính của cơ sở sản xuất làm rõ.
CC BY-SA 4.0 / Mike1979 Russia / KAB-500Kr Army-2022 (cropped photo)Bom điều chỉnh trên không KAB-500Kr
Bom điều chỉnh trên không KAB-500Kr - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.12.2022
Bom điều chỉnh trên không KAB-500Kr
Hơn nữa, phi công lái máy bay tác chiến chỉ cần nhập tọa độ của mục tiêu vào “bộ não” của quả bom thông minh. Bản thân quả bom sẽ quyết định khi nào nó phải ra khỏi máy bay để thực hiện chuyến bay lượn độc lập được dẫn đường bằng vệ tinh. Theo nhà thiết kế, KAB-500S hoạt động như một nhà toán học. Trong chuyến bay, nó giải một số phương trình vi phân ... và bắn trúng mục tiêu với độ chính xác từ 7 - 12 m. Đối với 460 kg thuốc nổ, độ lệch như vậy không ảnh hưởng đến kết quả.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала