Hiệp định Paris: Bài học về quán triệt tư tưởng “dĩ bất biến, ứng vạn biến”

© Ảnh : Bùi Lâm Khánh - TTXVNHội thảo khoa học 50 năm Hiệp định Paris
Hội thảo khoa học 50 năm Hiệp định Paris - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.01.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 16/1, Bộ Ngoại giao phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo T.Ư và Bộ Quốc phòng tổ chức Hội thảo khoa học: “50 năm Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm”.
Sự kiện là diễn đàn của các nhân chứng lịch sử, các chuyên gia, các nhà khoa học trao đổi về một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của lịch sử dân tộc và nền ngoại giao cách mạng Việt Nam. Đồng thời, nêu bật tầm vóc, ý nghĩa của Hiệp định Paris đối với tiến trình lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, đúc kết những bài học kinh nghiệm vận dụng trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Tổng hòa thắng lợi quân sự, chính trị và ngoại giao

Hiệp định Paris là thắng lợi tổng hợp của cuộc đấu tranh trên các mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao; là đỉnh cao thắng lợi của mặt trận ngoại giao Việt Nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước, là mốc son trong trang sử vàng của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam; đánh dấu bước trưởng thành tột bậc của nền ngoại giao cách mạng thời đại Hồ Chí Minh.
Phát biểu khai mạc và đề dẫn hội thảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, ngày 27/1/1973, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam chính thức được ký kết tại Paris (Pháp), mở ra bước ngoặt trong lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam; tạo thuận lợi cho cách mạng Việt Nam tiếp tục tiến lên giành những thắng lợi mới mà đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
“Thắng lợi rực rỡ này là kết quả của hơn 18 năm kiên trì chiến đấu, vượt qua muôn nghìn hy sinh, gian khổ, của 40 triệu đồng bào và chiến sĩ cả nước ta. Đó là thắng lợi của tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, của sức mạnh đoàn kết toàn dân, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của truyền thống yêu nước, bất khuất, kiên cường 4.000 năm của dân tộc Việt Nam”, ông Thắng phát biểu.
Đứa trẻ với cơ thể đầy vết bỏng do bom napalm được cha ôm sau khi được giải cứu khỏi một ngôi làng Việt Nam gần biên giới Campuchia, ngày 19 tháng 3 năm 1964. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.01.2023
Multimedia
Chiến tranh Việt Nam: 50 năm ngày Mỹ rút lui khỏi lãnh thổ Việt Nam
Đánh giá về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Paris đối với tiến trình cách mạng Việt Nam, Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng cũng khẳng định, Hiệp định Paris là tổng hòa thắng lợi quân sự, chính trị và ngoại giao, buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh, rút hết quân, tạo cục diện mới để đi đến thắng lợi cuối cùng. Từ điểm tựa chiến lược của Hiệp định Paris, quân và dân Việt Nam đã tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Hiệp định Paris đã tạo ra điều kiện và môi trường để Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế cho cuộc đấu tranh vì hòa bình, chính nghĩa và thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam.
Đây là nền tảng quan trọng để trong thời kỳ Đổi mới, Việt Nam khai thông, nối lại và bình thường hóa các mối quan hệ đối ngoại, phá bỏ sự bao vây, cô lập, cấm vận, mở ra một thời kỳ hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của đất nước trên trường quốc tế.

Những bài học sau Hiệp định Paris

Nửa thế kỷ đã trôi qua, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam vẫn vẹn nguyên giá trị với những bài học kinh nghiệm sâu sắc, quý giá.
Bài học Hiệp định Paris để lại là phát huy sức mạnh tổng hợp chính trị - kinh tế, quốc phòng - an ninh và ngoại giao để bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, phối hợp chặt chẽ giữa đấu tranh ngoại giao với đấu tranh quân sự, chính trị, lấy thắng lợi quân sự và chính trị là cơ sở để tiến công ngoại giao, đoàn kết quốc tế, cô lập kẻ thù.
Gặp gỡ hữu nghị Hiệp định Paris 1973 - Ôn lại quá khứ, hướng tới tương lai - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.01.2023
Việc ký Hiệp định Paris là thắng lợi của phong trào nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam
Đó còn là bài học về quán triệt sâu sắc tư tưởng “dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh; bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa, các nước không liên kết, nhân dân thế giới và nhân dân Mỹ, hình thành “Mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược”.
Ông Thắng đặc biệt nhấn mạnh bài học về giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong toàn bộ quá trình đấu tranh trên mặt trận ngoại giao.
Càng trong quá trình hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng, càng cần tăng cường và giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đối ngoại và hoạt động ngoại giao để thực hiện thành công, nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại... Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

“Ôn lại tầm vóc, ý nghĩa của Hiệp định Paris 50 năm về trước để định hướng tương lai, chúng ta quyết tâm vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm đã được đúc kết trong giai đoạn cách mạng mới, góp phần xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột gồm đối ngoại của Đảng, ngoại giao của Nhà nước và ngoại giao nhân dân, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала